Giáo án môn Ngữ văn 9 - Học kì 2

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Học kì 2

Ngữ văn bài 19

Kết quả cần đạt

- Hiểu được sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi, hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận

- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, thành phần cảm thán

- Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.

Ngày soạn: . Ngày giảng: Lớp .

Ngày giảng: Lớp .

Tiết 96-97. Văn bản

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 (Nguyễn Đình Thi)

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

a. Kiến thức: Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người

b. Kỹ năng: Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ va giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi

c. Giáo dục: Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu mến con người, thiên nhiên

2. Chuẩn bị:

a. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, đọc hiểu văn bản ngữ văn 9, Thiết kết bài giảng ngữ văn 9

b. Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới

3. Tiến trình bài dạy

* Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: Lớp:9A: . 9B: .

a. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Giáo viên kiểm tra vở soạn văn của 4 em học sinh

Giáo viên nhận xét ưu, nhược để uốn nắn các em

b. Dạy bài mới

(1’) Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc kịch, ông còn là một cây bút lí luận phê bình sắc sảo. Hôm nay T trò ta sẽ được tìm hiểu văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ” để thấy rõ được những điều trên.

 

doc 246 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn bài 19
Kết quả cần đạt
- Hiểu được sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi, hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận
- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, thành phần cảm thán
- Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
Ngày soạn: . 
Ngày giảng:Lớp.
Ngày giảng:Lớp.
Tiết 96-97. Văn bản
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 (Nguyễn Đình Thi)
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a. Kiến thức: Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người
b. Kỹ năng: Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ va giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi
c. Giáo dục: Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu mến con người, thiên nhiên
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, đọc hiểu văn bản ngữ văn 9, Thiết kết bài giảng ngữ văn 9
b. Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: Lớp:9A:.. 9B:..
a. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Giáo viên kiểm tra vở soạn văn của 4 em học sinh
Giáo viên nhận xét ưu, nhược để uốn nắn các em
b. Dạy bài mới
(1’) Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc kịch, ông còn là một cây bút lí luận phê bình sắc sảo. Hôm nay T trò ta sẽ được tìm hiểu văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ” để thấy rõ được những điều trên.
I. Đọc và tìm hiểu chung (20’)
1. Giới htiệu tác giả - tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích *
? Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Thi? TB
- Nguyễn Đình thi (1924-2003) quê hở Hà Nội, là thành viên của tổ chức văn hoá cứu quốc do Đảng cộng sản thành lập từ năm 1943. Sau cách mạng tháng Tám, ông làm tổng thư kí Hội văn hoá cứu quốc đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên từ năm 1958 đến năm 1989, Nguyễn Đinh Thi là tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là chủ tịch uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá đa rạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Năm 1996, ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Nguyễn Đình thi (1924-2003) quê ở Hà Nội. Hoạt động văn nghệ khá đa rạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Năm 1996, ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
? Hoàn cảnh sáng tác văn bản? TB
- Tiểu luận “tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948-thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Những năm ấy, chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Bởi vậy, nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ thường được Nguyễn Đình Thi gắn với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đầu và sản xuất.
- Văn bản “tiếng nói của văn nghệ được” viết năm 1948, in trong cuốn “mấy vấn đề văn học”
2. Đọc văn bản
Giáo viên nêu yêu cầu đọc
- Các em đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Chú ý nhấn giọng vào các câu văn mạng nội dung khái quát (những câu luân điểm)
Giáo viên và học sinh đọc hết bài
- Giáo viên nhận xét và uốn nắn cách đọc cho học sinh
? Bài văn thuộc kiểu văn bản nào? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Khá
- Bài văn thuộc kiểu văn bản nghị luận
- Vấn đề nghị luận của bài viết này là: bàn về tiếng nói của văn nghệ
? Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận? G
- Nội dung của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn,từ đó làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến
- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiến nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim
? Em hãy chỉ ra tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần của văn bản? Khá
- Các luận điểm trong tiểu luận có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nối tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sau sức mạnh đặc trưng của văn nghệ
- Nhan đề bài viết “tiếng nói của văn nghệ” vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu nói của văn nghệ
II. Phân tích
1. Nội dung, phản ánh , thể hiện của văn nghệ (30’)
Học sinh đọc đoạn từ đầu đến: “của tâm hồn”
? Đoạn em vừa đọc tác giả đề cập đến vấn đề gì? TB
- Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ
? Tìm những luận điểm của đoạn văn? G
- Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh
? Từ luận điểm trên, em có nhận xét gì về nội dung phản ánh của văn nghệ? Khá
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình. Nội dung của các phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời, mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó
? Để minh chứng cho nhận định trên, tác giả đưa ra phân tích những dẫn chứng văn học nào? TB
Học sinh phát biểu, giáo viên ghi bảng
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lên trắng điểm một vài bông hoa
Hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảng vật
- Cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh
- An-na Ca-rê-nhi-a đã chết thảm khốc ra sao
? Những dẫn chứng trên có tác dụng gì? G
- Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp, đó là sự rung động trước cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả và cảm thấy lòng ta có những sự sống tươi trẻ luông tái sinh. Đó chính là lời gửi, lời nhắn, một trong những nội dung của Truyện Kiều
Cái chết thảm khốc của An-na Ca-rê-nhi-na (trong tiểu thuyết cùng tên của L-Tôn-Xtôi (Nga) đã làm cho người đọc bâng khuâng thương cảm không nguôiĐó là lời gửi, lời nhắn, là nội dung tư tưởng, tình cảm độc đáo của tác phẩm văn học. Lời gửi, lời nhắn này luôn toát lên từ nội dung hiện thực khách quan được biểu hiện trong tác phẩm
Hết tiết 1
1. Mục tiêu: ( Như tiết 96)
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, đọc hiểu văn bản ngữ văn 9, Thiết kết bài giảng ngữ văn 9
b. Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: Lớp:9.. 9..
Tiết trước các em đã chỉ ra được luận điểm đầu tiên tác giả đưa ra và các dẫn chứng tiêu biểu để phân tích cho luận điểm đo. Nhưng bản chất, đặc điểm của những lời gửi, lới nhắn của nghệ sĩ là gì
Học sinh đọc từ “lời của nghệ thuật.tâm hồn”
? Tác giả viết lời gửi của nghệ sĩ cho nhân loại cho đời sau được thể hiện qua những chi tiết nào? 
- Học sinh tìm chi tiết, giáo viên ghi bảng
- Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là mấy học thuyết luân lí, triết học, mà la tất cả những say sưa, vui buồn yêu ghét [] của từng câu thơ, từng trang sách [] một ánh nằng, 1 lá đỏ, 1 tiếng chim.Mỗi tác phẩm lớn như trọ vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng [] làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ
? Em có suy nghĩ gì về những luận cứ trên? G
-Nguyễn Đình Thi đi sâu bàn nội dung của văn nghệ, tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm. Để nêu rõ tính phong phú phức tạp, sâu sắc của nó, tác giả so sánh với những lời gửi, lời nhắn bên ngoài công khai trực tiếp, có khi đề lên ở đầu tác phẩm, sau đó mới nêu ra nội dung tư tưởng, tình cảm cụ thể là tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phân khíchtrong từng câu thơ, trang sách, trong từng hình ảnh thiên nhiên, trong từng nét của các nhân vật, khoé mắt, nụ cười vối rất quen thuộc mà vẫn làm chứa bao nhiêu mới lạ, tiềm ẩn, làm ta ngạc nhiên. Quen mà lạ là đặc điểm nội dung của văn nghệ
Nhấn mạnh tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc
? Nội dung văn nghệ khác với nội dung của các khoa học xã hội khác như lịch sử, địa lý, xã hội học, văn hoá học, đạo đức học dân tộc học như thế nào? Khá
- Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các qui luật khách quan
- Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người.
* Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện là con người. Như ở người đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
? Hãy tóm tắt nội dung chủ yếu của văn nghệ là gì? G
- Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ
Học sinh đọc đoạn: chúng ta nhận rõhết
? Nêu khái quát nội dung đoạn văn? TB
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
Muốn hiểu sức mạnh kì diệu của văn nghệ trước hết cần hiểu vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ
? Những luận cứ nào cho ta thấy sự cần thiết của văn nghệ đối với con người? TB
Học sinh tìm luận cứ, giáo viên ghi bảng
- Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ
- Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn với cuộc đời và với chính mình
- Ví dụ: một số bài thơ, câu thơ của Tố Hữu trước cách mạng trong tập thơ “từ ấy”, những bài phê bình của Hoài Thanh, Hoài Chân trong tập “thi nhân Việt Nam” về các nhà thơ mới
? Văn nghệ đối với quần chúng nhân dân như thế nào? Hãy tìm dẫn chứng về điều đó?
- Những người rất đông [] bị tù chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm => khi thưởng thức tiếp nhận văn nghệ họ hình như biến đổi hẳn
- Câu ca dao [] đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường [] được cười hả dạ hay sơ giấu một giọt nước ... năng kì lạ
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
+ Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người)
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
H: Nêu hiểu biết của em về truyện ngụ ngôn? Kh
- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
H: Thế nào là tục ngữ? TB
- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn ngọn, ổn đinh, có nhịp, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ về lời ăn tiếng nói hàng ngày
H: Truyện cười là thế nào? TB
- Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo tra tiếng cười vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
H: Em hiểu gì về chèo?g
- Sân khấu (chèo) là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu (diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình) phổ biến là ở Bắc Bộ
II. Một số thể loại văn học trung đại
H: Trình bày hệ thống thể loại của văn trung đại? Kh
1. Các thể thơ:
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc Quốc thể thơ cổ phong, thể thơ Đường luật
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Thể thơ lục bát, thể thơ song thất lục bát,
2. Các thể truyện, kí,thơ Nôm, một số thể nghị luận
- Truyện dài thường được viết theo lối chương hồi
- Truyện thơ có thể xem là một loại tiểu thuyết bằng thơ, kết hợp cả tự sự và trữ tình
Ngoài ra còn có những thể loại chủ yếu mang chức năng hành chính như : chiếu, biểu, hịch, cáo... các thể loại này thuộc loại nghị luận
III. Một số thể loại văn học hiện đại (12’)
H: Em có nhận xét gì về thể loại của văn học hiện đại? Kh
- Thể loại trong văn học hiện đại hết sức đa dạng, lại biến đổi nhanh chóng vì tính chất dân chỉ, không bị ràng buộc quá chặt vào các quy tắc, đề cao sự tìm tòi, sáng tạo của nhà văn trong nên văn học hiện đại
- Các thể loại có nhiều biến đổi sâu sắc. Một số thể loại mới xuất hiện như kịch nói, phóng sự
* Ghi nhớ: SGK T201
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK (T201)
d. Hướng dẫn học và làm bài (2’): Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức đã tổng kết để làm tốt bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Ngày soạn: . 
Ngày giảng:Lớp.
Ngày giảng:Lớp.
Tiết 169 -170
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
Ngày soạn: . 
Ngày giảng:Lớp.
Ngày giảng:Lớp.
Tiết 171-172: tập làm văn
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
1. Mục tiêu 
Giúp học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Giáo dục học sinh có ý thức viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi phù hợp
2. Chuẩn bị
GV: - Nghiên cứu SGK, sách giáo viên, soạn giáo án
HS: Sách giáo khoa, vở ghi, suy nghĩ trước bài mới
* Ổn định tổ chức: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số học sinh
a. Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kết hợp khi học bài mới
b. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: (1’) Trong cuộc sống hiện nay, vì nhiều lí do ta có thể không bố trí được thời gian đến thăm hỏi, hoặc chúc mừng những người thân hoặc bạn bè, khi đó ta cần phải sử dụng tới loại hình thư điện. Vậy cách viết một bức thư, hay bức điện để chúc mừng, thăm hỏi như thế nào? tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu điều đó
I. Những trường hợp nào cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi (27’)
H: Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng? Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi? tại sao? KH
- Trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng là a và b
- Trường hợp cần gửi thư (điện) thăm hỏi là c, d
Vì người viết và người nhận có nhu cầu trao đổi thông tin và bảy tỏ tình cảm với nhau có những khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận
H: Hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi? Kh
- Học sinh kể một số trường hợp
VD: Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 60 quốc khánh nước ta (2-9-1945/2-9-2005) các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội nước ta đã nhận được điện mừng của các vị lãnh đạo các nước: Cu Ba, Trung Quốc..
+ Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gửi điện thăm hỏi đến nhân dân và Đảng cách mạng In-đô-nê-xi a sau động đất
H: Gửi thư (điện) chúc mừng trong hoàn cảnh nào và để làm gì? TB
- Khi người nhận có những sự kiện vui mừng phấn khởi thực sự mang ý nghĩa như được tặng huân chương, huy chương, hoặc danh hiệu vẻ vang, được nhận các học hàm học vị cao, đạt thành tích mới trong khoa học-công nghệ...
H: Gửi thư (điện) thăm hỏi trong hoàn cảnh nào và để làm gì? TB
- Trong tình huống người nhận gặp rủi những rủi ro, những điều không mong muốn như đau ốm, người thân qua đời, tổn thất do mưa gió, bão lụt, động đất...
H: Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì có nên gửi thư hoặc điện không? tại sao? Kh
- Không vì đến tận nơi trực tiếp để bày tỏ tình cảm với nhau, chúc mừng hoặc thăm hỏi sẽ có ý nghĩa hơn. Người nhận cảm thấy niềm vui được tăng lên hoặc vơi bớt nỗi lo lắng, đau buồn và có thêm nghị lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách
H: Cho biết mục đích và tác động của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào? Kh
- Mục đích của thư (điện) chúc mừng, chia vui. Tác dụng là để tôn vinh, khích lệ, biểu dương... thành tích, sự thành đạt, làm tăng thêm niềm vui sự phấn khởi cho người nhận
- Thư ( điện) thăm hỏi: Mục đích là để chia buồn. Tác dụng nhằm động viên, an ủi người nhận giúp họ vơi bớt sự lo lắng, nỗi buồn và có thêm nghị lực, quyết tâm vượt qua thử thách
H: Qua ví dụ, em hiểu thế nào là thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi? TB
2. Bài học
- Thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận
II. Cách viết thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng
1. Ví dụ (SGK) T 202-203
- Gọi học sinh đọc ba văn bản SGK (202-203)
H: Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào? Kh
- Giống nhau: 
+ Đều ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận và họ tên, địa chỉ người gửi
+ Đều nêu lí do
+ Có lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi
+ Thể hiện rõ tình cảm của người viết với người nhận
- khác nhau: Hai bức điện đều có nội dung là chúc mừng, bức điện cuối có nội dung là thăm hỏi
H: Em có nhận xét gì về độ dài của các bức thư (điện) trên? Tb
- Các bức thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi thưởng ngắn (chỉ gồm 1, 2 hoặc 3 câu
GV: Đây là loại văn bản tiết kiệm lời đến tối đa, nhưng vẫn đảm bảo biểu thị được đầy đủ trọn vẹn nội dung chúc mừng và thăm hỏi
H: trong thư điện chúc mừng, thăm hỏi, tình cảm được thể hiện như thế nào? TB
- Tình cảm được thể hiện chân thành
H: Trong thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi có điểm nào giống nhau? TB
- Lời văn ngắn gọn, súc tích
GV- Phần ghi họ tên, địa chỉ người gửi không chuyển đi nên không tính cước phí, nhưng người gửi cần phải ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn, Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu không ghi đầy đủ nội dung theo yêu cầu
H: thử cụ thể hoá các nội dung sau bằng những cách diễn đạt khác nhau
- Có bốn nội dung, giáo viên cho học sinh thảo luận theo 4 nhóm, sau 5 phút cho các nhóm học sinh trình bày thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhân xé, bổ sung giáo viên kết luận
H: Từ hai bài tập trên hãy rút ra kết luận và cách viết thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi? Kh
2. Bài học
- Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành
- Thư (điện) còn được viết gắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK (T204)
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T204)
H: Hoàn thành lần lượt ba bức điện ở mục II.1 theo mẫu?
- Gv: chia lớp làm 3 nhóm, phát triển học tập cho các nhóm, mỗi nhóm hoàn chỉnh ba bức điện, bằng cách kẻ mẫu và điền các thông tin cần thiết vào mẫu. thời gian thảo luận 15’ sau đó trình bày kết quả
2. Bài tập 2 (T205)
H: Đọc nội dung bài tập 2 (T205)? TB
H: Hãy chỉ ra các tình huống cân viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e
- Các tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c
d. Hướng dẫn học và làm bài (2’)
- Học bài, thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập 3 (T205)
- Xem lại các nội dung đã kiểm tra ở hai tiết văn, tiết tiếng việt và bài học kì II để tiết sau trả bài
Ngày soạn: . 
Ngày giảng:Lớp.
Ngày giảng:Lớp.
Tiết 734-174 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu 
Giúp học sinh: Nhận thấy đựơc những ưu nhược điểm trong hai bài kiểm tra vă và bài kiểm tra tiếng việt, từ đó vừa củng cố lại kiến thức về văn, về tiếng việt cho các em, vừa giúp các em có hướng khắc phục, sửa chữa những thiếu sót còn mắc phải trong các bài kiểm tra
- Giáo dục các em có ý thức tự giác, nghiêm túc sửa lỗi trong bài kiểm tra
2. Chuẩn bị
Gv: Nghiên cứu kĩ đáp án, biểu điểm, chấm bài chính xác, chu đáo, công bằng, soạn giáo án
HS: Xem lại các kiến thức đã học về phần thơ, truyện, tiếng việt
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sí số học sinh
a. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong tiết trả bài
b. Dạy bài mới
giới thiệu bài (1’) Ở học kì II các em đã đã được làm bài kiểm tra văn về phần (thơ) phần truyện và bài tập tiếng việt. Hai tiết trả bài này T sẽ giúp các em nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để khắc phục: khi các em làm bài dự thi vào trung học phổ thông
I. Trả bải kiểm tra văn
A. phần trắc nghiệm
B. Phần tự luận
II. Trả bài tiếng việt;
A. Trắc nghiệm:
Câu 1: (2đ) Bẩm - gọi đáp
Câu 2: (2đ) Vì - Nên; Nếu - Thì.
Câu 3: (1đ) Ngày - là TT - Cụm danh từ.
Câu 4: Muốn là con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
* Điệp ngữ Muốn làm, kết hợp với nhân hóa
a. Mở đoạn: (1đ)
- Hình thức; Đủ bố cục 3 phần, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp
- Nội dung: Đảm bảo như dàn bài.
b. Phát triển đoạn (3đ)
- Hình thức (2đ) Nêu rõ luận điểm xác thực, cụ thể Lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, rễ hiểu, trôi chảy, không sai lỗi chính tả
- Nội dung (1đ) đủ như dàn ý
c. Kết đoạn (1đ) 
- Hình thức (0,5đ) Lời văn trong sáng, rễ hiểu, trôi chảy, không sai lỗi chính tả
- Nội dung (0,5đ) Đủ như dàn bài.
III. Nhận xét chung.
1. Ưu điểm: Đa phần các em làm bài đã xác định được đúng yêu cầu của đề, bài làm tương đối sáng sủa, trình bày mạch lạc
2. Nhựơc điểm: 1 số em chưa đọc kĩ đề nên xác định phần trắc nghiệm còn sai, phần tự luận chưa xác định được đúng các biện pháp nghệ thuật, trình bày bài chưa mạch lạc
 . Hướng dẫn học ở nhà (1')
- Chuẩn bị dàn bài cho tiết trả bài tổng hợp cuối năm
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
Tiết 175.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
( Kết hợp với đáp án - Biểu điểm của phòng GD và bài viết của HS).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_2.doc