Giáo án môn Ngữ văn 9 - Học kì I

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Học kì I

I. Mục tiêu bài học:

 Học sinh: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa thực tiễn và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị

 Thấy được một sô biện pháp nghệ thuật góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể- bình- chọn lọc chi tiết tiêu biểu sắp xếp ý mạch lạc.

 Ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

II. Tiến trình lên lớp

A. Ổn định.

B. Kiểm tra: Phần soạn bài của học sinh.

C. Bài mới: Trong tiến trình phát triển và hội nhập

 

doc 167 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1- Tiết 1, 2
Phong cách Hồ Chí Minh
Lê Anh Trà
Mục tiêu bài học:
Học sinh: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa thực tiễn và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị
Thấy được một sô biện pháp nghệ thuật góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể- bình- chọn lọc chi tiết tiêu biểu sắp xếp ý mạch lạc.
Ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.
Tiến trình lên lớp
Ổn định.
Kiểm tra: Phần soạn bài của học sinh.
Bài mới: Trong tiến trình phát triển và hội nhập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
Đọc, tìm hiểu chung.
Xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
H. trả lời
Xuất xứ: Trích trong phong cách H.C.M, cái vĩ đại gắn với cái giản dị.
Em còn biết những văn bản cuốn sách nào viết về Bác?
H. trả lời
Đọc phần chú thích, giải thích một số từ khó và trung tâm.
H. đọc. Các hs khác đọc thầm.
Chú thích
Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào?
Thuộc loại văn bản nào?
Vấn đề đạt ra của văn bản?
H. làm việc suy nghĩ ® Trả lời.
Bố cục văn bản
Phương thức biểu đạt chính luận.
Kiểu văn bản nội dung
Văn bản đề cập đến vấn đề: Sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Văn bản chia mấy phần?
Nội dung từng phần.
H. tìm trả lời.
Bố cục 2 phần:
Phần 1: H.C.M với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống H.C.M.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: Phân tích
Phân tích
Bước 1:Tìm hiểu phần 1
H. đọc phần 1.
H.C.M với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với H.C.M trong hoàn cảnh nào? Và bằng cánh nào
H. thảo luận.
GV: Hoàn cảnh Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong cuộc đời hoạt động Cách mạng đầy gian khó bắt đầu từ khát vọng tìm đường cứu nước đầu Thế kỷ XX.
Năm 1911 rời bến Nhà Rồng (5/6/1911).
Qua nhiều cảng trên Thế giới.
Thăm ở nhiều nước.
Hoàn cảnh tiếp thu: Qua cuộc đời hoat động Cách mạng.
Cách tiếp thu: Qua phương tiện giao tiếp ® ngôn ngữ.
Cách tiếp thu: Phương tiện giao tiếp ® ngôn ngữ.
Chìa khoá để mở ra kho tri thức nhân loại của Bác là gì?
H. trả lời.
® lao động & học hỏi.
Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông ® phương Tây. Nắm bắt sâu rộng nền văn hoá Châu Á ® Âu ® Phi ® Mĩ.
Tìm dẫn chứng?
Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngoại ngữ (nói, viết theo nhiều thứ tiếng Pháp– Anh–Hoa- Nga)
Qua công việc lao động, học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
Kết quả Bác đã có vốn tri thức?
H. trả lời.
Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc (khá uyên thâm).
Qua những vấn đề trên em nhận xét gì về phong cách H.C.M?
H. trả lời.
Þ Thông minh, cần cù, yêu lao động.
GV: Nhận định của việc ra nước ngoài của Bác không phải là cuộc ra đi bình thường ® mà để hiểu hơn về cuộc sống của dân tộc họ ® hiểu văn hoá nước người để từ đó tìm cách đi đúng nhất cho dân tộc mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Phương pháp tiếp thu tri thức của Người như thế nào?
H. trả lời.
Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nước ngoài:
Không ảnh hưởng thụ động.
Học cái hay, đẹp. Phản cái tiêu cực, hạn chế.
Điều kì lạ tạo nên phong cách H.C.M? Câu văn nào nói rõ điều đó?
H. Những điều kì  ở Người
Tiếp thu ảnh hưởng quốc tế trên nền tảng văn hoá dân tộc.
Þ H.C.M tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc
Þ Tạo nên một nhân cách Việt Nam giản dị, phương Đông rất mới, rất hiện đại. 
Bước 2: Tìm hiểu nét đẹp trong lối sống 
H. đọc phần 2
Nét đẹp trong lối sống H.C.M.
Ở mỗi phần văn bản nói về những thời kì hoạt động nào của Bác?
H. P1: Thời kì hoạt động ở nước ngoài.
P2: Thời kì làm Chủ Tịch nước.
Tác giả đã tập trung vào những khía cạch nào, phương diện nào để nói về những nét đẹp trong lối sống của Bác? (hãy tìm dẫn chứng).
H. Tập trung vào 3 phương diện:
Nơi ở & làm việc.
Trang phục.
Ăn uống. 
Nơi ở & làm việc: Nhỏ bé, mộc mạc (vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp chính trị).
Đồ đạc đơn sơ mộc mạc.
Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
GV: Em hãy liên hệ với các Nguyên Thủ ở nước khác? Cùng thời & đương đại.
H. Thảo luận.
Þ Bin.ClinTơn thăm Việt Nam.
Ăn uống đạm bạc với món ăn dân dã bình dị (cá kho, rau luộc, cà muối).
Qua tìm hiểu em nhận thấy được điều gì về lối sống H.C.M?
H. trả lời.
Þ H.C.M chọn lối sống giản dị thanh cao.
GV: Cách sống của Bác giản dị, thanh cao. Đó không phải là lối sống khắc khổ của người tự vui trong cảnh nghèo khó. Cũng không phải là cách tự thần thánh hoá để khác đời Þ Mà đó là lối sống có văn hoá thể hiện quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Cách sống của Bác có gợi cho em nhớ đến cách sống của danh Nho nào?
H.
Nguyễn Trãi.
Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá & Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Þ Gắn bó với làng quê đạm bạc thanh cao.
Tóm lại vẻ đẹp về phong cách H.C.M được thể hiện?
H. khá.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật của văn bản.
Nghệ thuật
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật?
H. phát hiện.
Kết hợp kể + bình luận (có thể nói ít có vị ® CT H.C.M, Quả như ® cổ tích)
GV: Giảng ® chốt lại ý chính.
Chọn lọc chi tiết tiêu biểu
Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Bác và các bậc hiền triết.
Nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu sâu rộng mọi nền văn hoá nhân loại mà vẫn hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam. 
Hoạt động 4: Tổng kết: Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Bác?
H. thảo luận
Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Bác.
Hội nhập với khu vực, Quốc tế Þ giữ bản sắc dân tộc
Liên hệ cách sống học sinh.
H. đọc ghi nhớ.
Ghi nhớ: SGK trang 8.
Củng cố:
Đọc diễn cảm.
Bố cục? Phương thức biểu đạt? Kiểu văn bản?
Dặn dò:
Thuộc ghi nhớ.
Gạch bằng bút chì những dẫn chứng ở mỗi phần văn bản để làm nổi bật chủ đề của từng phần?
Soạn: Các phương châm hội thoại.
 Tiết 3
Các phương châm hội thoại
Mục tiêu bài học:
Học sinh: 
Nắm được nội dung phương châm về lượng & về chất
Biết vận dụng hai phương châm này trong giao tiếp.	
Chuẩn bị: thiết bị đồ dùng: Vi tính.
Tiến trình lên lớp
Ổn định.
Kiểm tra: 
Bài mới: GV giói thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm về lượng.
GV: Giải thích phương châm? (tư tưởng chỉ đạo hành động.)
Phương châm về lượng
GV: Chiếu đoạn hội thoại
H. đọc
Ví dụ SGK
VD1a/8
Những bạn nào biết bơi?
Bơi thuộc từ loại?
Boi là gì?
Con học bơi ở đâu?
(GV gợi, dẫn Hs vào tìm hiểu đoạn hội thoại) 
H. lần lượt trả lời các câu hỏi.
Quan sát lại đoạn hội thoại: Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết? Vì sao?
H. Không ® chưa đủ nội dung lượng thông tin
An muốn biết Ba học bơi ở thời điểm cụ thể nào
GV: Trong giao tiếp nói như Ba là không có nội dung vì chưa đáp ứng đủ, đúng thông tin mà giao tiếp đòi hỏi. Đó được coi là hiện tượng giao tiếp không bình thường
Trong cuộc sống gặp rất nhiềuÔng nói gà, bà nói vịt.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Sửa lại câu trả lời cho phù hợp với yêu cầu giao tiếp?
H. đặt câu.
Qua ví dụ rút ra nhận xét thứ nhất trong giao tiếp?
H. trả lời.
Trong giao tiếp: Nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp ® không nói ít hơn.
GV: Chiếu máy
H. đọc phần sai.
Ví dụ 1b / 9: Lợn cưới áo mới.
Vì sao truyện lại gây cười? Hãy chỉ rõ?
H. Hai nhân vật nói nhiều hơn những gì mà giao tiép đòi hỏi ( hỏi, trả lời)
Họ cần phải hỏi và trả lời như thế nào cho phù hợp yêu cầu giao tiếp? Hãy hoàn thiện?
H. trả lời (lược bỏ ý thừa, đọc lại sau khi đã sửa).
Từ câu chuyện cười rút ra nhận xét thứ 2 cần tuân thủ trong giao tiếp?
H. trả lời.
Không nói nhiều hơn.
GV: Từ 2 nhận xét trên em hãy cho biết đó thuộc về phương châm hội thoại nào?
H. trả lời.
Þ Phương châm về lượng.
GV: Chốt lại cho Hs đọc ghi nhớ 1/ 9.
GV chiếu máy.
H. đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ 1 SGK/ 9
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất
Phương châm hội thoại về chất
Ví dụ: SGK
Ví dụ: Quả bí khổng lồ.
GV: Chiếu:
H. đọc phần sai.
Câu chuyện phê phán điều gì?
H. trả lời (nói sai sự thật)
GV: Gợi “Con rắn vuông”
H. kể con rắn vuông
GV: Giảng chốt lại kiến thức. Sau đó đưa ra tình huống bất kì có liên quan đến phương châm hội thoại về chất. Hỏi Hs rồi đặt câu hỏi chốt lịa kiến thức.
Tình huống: Đưa ra tình huống đề cập tới tính chính xác trong giao tiếp.
Trong giao tiếp cần tránh điều gì? Ta gọi đó là phương châm hội thoại nào?
H. trả lời.
Trong giao tiếp không nên nói:
Điều mình không tin
Điều không có bằng chứng xác thực.
Þ Phương châm về chất.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
GV: Đưa ra 1 bài tập nhanh. Sau đó củng cố nhắc lại kiến thức rồi
H. suy nghĩ làm.
Hs đọc ghi nhớ 2.
H. Đọc ghi nhớ/ 10
* Ghi nhớ 2 SGK/ 10
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn làm bài tập
Luyện tập
H. 
Đọc & làm bài tập.
Bài 1: H. làm.
Bài 2: H. điền.
Bài 3: Thừa câu hỏi cuối.
Bài 4: 
Phương châm hội thoại về chất.
Phương châm hội thoại về lượng.
Bài 5: Chia nhóm lên bảng.
Củng cố:
Đọc lại ghi nhớ.
Dặn dò:
Thuộc bài.
Đặt câu, viết đoạn.
Tiết 4:
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
Mục tiêu bài học:
Học sinh: 
Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
Chuẩn bị: thiết bị đồ dùng: Vi tính.
Tiến trình lên lớp
Ổn định.
Kiểm tra: Phần chuẩn bị của trò.
Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ôn tập kiểu văn bản thuyết minh.
Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh phương pháp thuyết minh.
Văn bản thuyết minh là gì?
Đặc điểm chủ yếu văn bản thuyết minh?
H. trình bày những tri thức khách quan, phổ thông bằng cách liệt kê.
Đặc điểm văn bản thuyết minh: Tri thức khách quan phổ thông.
Các phương pháp thuyết minh? 
H. trả lời.
Các phương pháp: Định nghĩa; phân loại; nêu ví dụ; liệt kê; số liệu; so sánh.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn Hs đọc và nhận xét kiểu văn bản thuyết minh có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật.
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Hãy đọc Hạ Long_ Đá và nước?
H. đọc Hạ Long_ Đá và nước
Ví dụ: Hạ Long_ Đá và nước.
Văn bản thuyết minh về vấn đề gì? Vấn đề đó có trừu tượng?
H. Vấn đề Hạ Long, sự kì diệu của dá và nước ® vấn đề trừu tượng bản chất của sinh vật.
Vấn đề thuyết minh: Sự kì lạ của Hạ Long.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Nếu tác giả chỉ dùng phương pháp liệt kê liệu có thấy hết được sự kì lạ của Hạ Long?
H. Chưa thấy hết được sự kì diệu nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê.
GV gợi: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhi ... đặt tên của người nông dân Trung Quốc.)
Củng cố 
Dặn dò
Viết đoạn thuyết minh về lễ hội mùa xuân.
Chuẩn bị Ôn tập Tập làm văn tiếp theo
Tiết 81
Ôn tập tập làm văn
(Tiếp)
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: nắm được các nội dung chính của phần Tập Làm Văn trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
Tiến trình lên lớp
Ổn định.
Kiểm tra: Đọc đoạn thuyết minh Lễ hội mùa xuân và chỉ ra yếu tố miêu tả có tác dụng gì?
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Ôn tập văn tự sự
Đặc điểm văn tự sự
GV: Cho HS đọc câu hỏi (trong SGK trang 220)
HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV. Nêu vai trò, tác dụng của miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự.
Những nội dung liên quan
Miêu tả trong tự sự
Nghị luận trong tự sự
Biểu cảm trong tự sự
GV: tổ chức cho HS thảo luận các vấn đề: miêu tả, biểu cảm... trong văn bản tự sự.
Trong văn bản (tự sự) có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, lập luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Vì:
Các yếu tố miêu tả lập luận, biểu cảm chỉ là hỗ trợ nhằm nổi bật phương thức chính.
Gọi tên văn bản ® căn cứ vào phương thức biểu đạt cảm giác.
Thực tế khó có 1 văn bản nào chỉ vận dụng 1 hình thức biểu đạt.
GV: Chuẩn bị bảng phụ cho học sinh lên diễn và gọi các em nhận xét.
Sơ đồ tổng hợp
Số TT
Kiểu VB chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Lập luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả 
x
x
 x
3
Biểu cảm
x
x
x
4
Thuyết minh
x
x
5
Điều hành
6
Lập luận
x
x
x
GV nêu câu hỏi số 10. HS trao đổi và trình bày, lớp bổ sung
Văn bản khi HS viết cần làm rõ bố cục 3 phần vì các em đang rèn kĩ năng ® tác phẩm văn học là thể hiện sự sáng tạo rồi.
Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp em rất nhiều trong việc đọc.
GV cho HS chuẩn bị chia tổ, nhóm thảo luận.
Hiểu các tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn.
Ví dụ: Độc thoại, đối thoại ® hiểu sâu hơn về “truyện Kiều”, truyện “Làng”.
Lấy ví dụ thực tế ® phân tích nhận xét và rút ra kết luận (bài 11)
Kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt ® giúp HS học tốt hơn khi làm văn kể chuyện, dùng ngôi kể, người kể chuyện, dẫn dắt xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc.
Củng cố 
Dặn dò
Lấy ví dụ để phân tích khả năng tích hợp tác dụng
Chuẩn bị Kiểm tra học kí.
Tiết 82, 83
Kiểm tra học kì I
(Đề của Sở GD & ĐT, có kế hoạch chung)Tiết 84, 85
Những đứa trẻ
Mác Xim Gorki
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1.
Tiến trình lên lớp
Ổn định.
Kiểm tra: Ngôi kể số 1 có tác dụng gì?
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Tìm hiển chung
GV: bổ sung những điều cần thiết về gia cảnh, bản thân và sự nghiệp sáng tác của M.Gorki.
HS. Đọc chú thích về tác giả.
Tác giả
Nhà văn Nga nổi tiếng.
Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng, thiếu tình thương.
Vừa lao động vừa sáng tác rất nhiều..
Hỏi: Con hiểu gì về xuất xứ đoạn trích và tác phẩm tự truyện của Gorki?
Tác phẩm
Trích trong “Thời thơ ấu” ® cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu bố cục.
Đọc, tìm hiểu bố cục
GV: Tóm tắt phần trước
Đọc
GV: Nêu cách đọc
Bố cục: 3 phần
Tình bạn trong trắng
Tình bạn bị cấm đoán
Tình bạn tiếp diễn
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích
HS. Tóm tắt truyện
Phân tích
Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
Hỏi: Con hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ
Tìm ra điểm giống và khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng
Hỏi: Quan hệ giữa 2 gia đình như thế nào? Tại sao bọn trẻ lại thân với nhau?
Hỏi: Đọc đoạn truyện tự thuật này con cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào? tại sao nhà văn có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc động như vậy?
A li ô sa: bố mất, ở với bà ngoại (người lao động bình thường)
3 đứa trẻ con đại tá: Mẹ mất, sống với bố và gì ghẻ (quý tộc)
Bọn trẻ quên nhau tình cờ: A li ô sa cứu thằng em bị ngã xuống giếng ® chúng thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau.
Þ Tình bạn trong sáng hồn nhiên
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích
Những quan sát và nhận xét tinh tế của A li ô sa.
Tìm những đoạn văn, câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận về những đứa trẻ?
Hỏi: Phân tích những cảm nhận xét bằng những câu văn giàu hình ảnh so sánh của nhà văn?
GV: Phân nhóm cho HS thảo luận (2 nhóm mỗi nhóm 1 hình ảnh để nhận xét).
Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “ Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” Þ Sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu. ® Sự cảm thông của Aliôsa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
Khi đại tá bất chợt xuất hiện, “Chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng...” Þ So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được thế giới nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình 
thương của các bạn.
Hoạt động 5: 
Chuyện đời thường và vườn cổ tích
Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gorki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này?
Hỏi: Những câu văn biểu cảm của Aliôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì?
Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ ® Aliôsa liên tưởng đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích Þ Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn.
Chi tiết người “mẹ thật” ALiôsa lạc ngay vào thế giới cổ tích Þ động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơ ® khao khát tình yêu thương của mẹ.
Hình ảnh người bà nhân hậu: kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, khái quát “ có lẽ tình cảm những người bà đều tốt” chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc... Þ nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp.
Vì sao trong câu chuyện Aliôsa (nhà văn) không nhắc đến tên của bọn trẻ nhà đai tá? (câu chuyện thêm khái quát đậm đà màu sắc cổ tích)
HS. Đọc ghi nhớ
Þ Yêú tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ ® ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu đáng yêu.
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
.
Luyện tập
GV bổ sung
HS. Làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời
Bài 1: Chia bài văn 3 phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần.
Bài 4: Giao về nhà
Củng cố: 
Dặn dò:
Kể chuyện về tình bạn của em.
Chuẩn bị Trả bài kiểm tra.
Tiết 86
Trả bài tập làm văn số 3
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: củng cố nâng cao kiến thức đã học ở kĩ năng làm văn tự sự. Tự đánh giá trình độ năng lực của bản thân về kĩ năng xây dựng cốt truyện, nhân vật, xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong kể chuyện đời thường và trí tưởng tượng của học sinh.
Tiến trình lên lớp
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Xây dựng dàn bài cho bài văn.
Đề bài
GV: chép đề lên bảng
HS. Phân tích đề 
Kể lại cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày 22/12 và em là người nói lên những suy nghĩ tình cảm của mình về trách nhiệm của thế hệ sau với các thế hệ đi trước.
GV: Ghi dàn ý lên bảng thông báo điểm cho từng phần.
Yêu cầu
Bài viết có bố cục rõ ràng
Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của học sinh
Nhận xét bài của học sinh
Ưu điểm
GV: nhận xét những ưu điểm cơ bản khái quát, đưa ra những đoạn văn, câu văn tiêu biểu cụ thể để tuyên dương kịp thời.
- Bài viết bố cục rõ ràng, biết tạo tình huống gặp gỡ tự nhiên.
- Kể sự việc gặp gỡ ngắn gọn, tình cảm thân mật, nêu được lời phát biểu của mình.
- Biết tạo ra lời thoại cụ thể chân thật.
Chỉ ra những tồn tại cơ bản đã ghi trong từng bài trên. Cần chỉ và sửa chữa cụ thể để HS làm mẫu chữa trong bài của mình.
Tồn tại
Một số em tạo tình huống gượng ép, giới thiệu chưa cụ thể địa điểm gặp gỡ ở đâu, thời điểm nào?
Lời phát biểu nhiều em còn chung chung chưa biết xây dựng lời nói cho phù hợp hoàn cảnh giao tiếp và mục tiêu chủ đề nói của mình.
Hoạt động 3: Trả bài và chữa lỗi
GV đưa lớp trưởng trả bài
HS tự xem lại bài và chữa lỗi. GV hướng dẫn HS chữa lỗi.
Trả bài và chữa lỗi
Lỗi chính tả
Sem xét ® Xem xét
Lỗi dùng từ
Chi đoàn trưởng ® Tiểu đoàn trưởng
Lỗi diễn đạt
Hoạt động 3: Lấy điểm vào sổ đọc các bài làm khá.
Dặn dò
Nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt và Văn học hiện đại
Tiết 87
Trả bài kiểm tra 
tiếng Việt và văn học hiện đại
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: Ôn lại kiến thức kĩ năng về phân tích, cảm thụ thơ và truyện hiện đại.
Thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình trong việc nắm kiến thức và kĩ năng.
Tiến trình lên lớp
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Chữa bài kiểm tra
Đề bài và đáp án
GV: Đọc lại đề cho HS nêu đáp án từng câu trắc nghiệm.
GV sửa lại cho đúng.
GV chép đề tự luận lên bảng nêu yêu cầu và thang điểm cho từng phần.
HS. Phân tích đề 
Phần trắc nghiệm (3 câu mỗi câu 1 điểm)
Câu 1: B, câu 2: C, câu 3: C
Phần tự luận,yêu cầu như tiết 7
Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của học sinh
Nhận xét bài của HS
GV: nêu nhận xét và đưa ra những ví dụ cụ thể để điển hình ở từng lớp để tuyên dương khích lệ các em biết phát huy.
Ưu điểm
Kiến thức tác phẩm khái quát nắm vững, hiểu chủ đề nội dung các bài thơ.
Kĩ thuật làm trắc nghiệm nhanh, chính xác, phù hợp.
Kể chuyện có 3 phần rõ ràng.
Nhược điểm
Nắm kiến thức không chắc (một số em).
Kể chuyện còn miễn cưỡng, chưa tự nhiên, chưa biết cách bộc kộ tâm trạng nhân vật “tôi”.
Diễn đạt dùng từ còn vụng về.
Hoạt động 3 Hướng dẫn HS chữa lỗi.
Trả bài chữa lỗi
GV trả bài.
GV trả bài cho HS.
GV kẻ bảng chữa lỗi lên bảng cho một số em tự ghi ví dụ và điền vào lỗi nào, cách sửa.
HS tự chữa lỗi
Số TT
Lỗi dùng từ
Lỗi diễn đạt
Lỗi chính tả
Sửa
1
2
Hoạt động 4: GV gọi điểm, gọi 1 em khá nhất đọc bài văn của mình.
Dặn dò
Ôn tập kiến thức kì I.
Xem lại bài làm.
Chuẩn bị: Tập làm thơ 8 chữ
Tiết 88 - 89
Tập làm thơ 8 chữ
(Giống tiết 54) 
Tiết 88 - 89
Trả bài kiểm tra học kì 1
Mục tiêu bài học
Tự đánh giá kết quả làm bài kiểm tra học kì I. Rút ra được những ưu khuyết điểm về kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm bài.
Rút kinh nghiệm cho bài làm tiếp theo.
Tiến trình lên lớp
Chép lại đề xác định mục đích yêu cầu của đề ra.
Xây dựng dàn bài sơ lược và xác định những yêu cầu thể của từng câu hỏi, từng bài tập.
Nhận xét tình hình làm bài của HS.
Nhắc nhở một số điều cần lưu ý (kiến thức, cách trình bày ...).
Dặn dò HS chuẩn bị tốt cho tiết học đầu tiên ở học kì 2: Bàn về đọc sách.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 hoc ky I.doc