Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 31

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 31

Tiết :151+152 Tuần 31, Bài 30

 BỐ CỦA XI MÔNG

 (Mô pa xăng )

A . Mục tiêu cần đạt .

 Học sinh thấy được Mô pa xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào ? Qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra lòng yêu thương con người .

 Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng , theo mạch cốt truyện .

B . chuẩn bị .

1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.

2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hiểu văn bản .

C . Các bớc lên lớp .

1 . Tổ chức .

2 . Kiểm tra bài cũ : phân tích nhân vật Rô-bin-xơn qua trang phục và diện mạo ?

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24.4.08
Ngày giảng :28.4.08
Tiết :151+152
 Tuần 31, Bài 30
 Bố của Xi mông 
 (Mô pa xăng ) 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh thấy được Mô pa xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào ? Qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra lòng yêu thương con người .
 Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng , theo mạch cốt truyện . 
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hiểu văn bản .
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : phân tích nhân vật Rô-bin-xơn qua trang phục và diện mạo ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : khởi động 
 Bố của Xi mông là tác phẩm nổi tiếng của Mô pa xăng , câu chuyện chạm tới một vấn đề đương thời rất nhạy cảm và sâu sắc : thái độc của mọi người đối với những người phụ nữ lầm lỡ , đặc biệt là những đứa trẻ không có bố , nạn nhân của những người đàn ông vô trách nhiệm và bạc tình , bạc nghĩa .
Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản 
GV hướng dẫn học sinh đọc toàn văn đoạn trích , chú ý phân biệt lờikể chuyện tả cảnh , giọng nói , lời đối thoại của Xi mông 
Gv gọi 1 đến 2 học sinh đọc 
Học sinh tóm tắt nội dung đoạn trích 
Gv nhận xét kết luận 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào chú thích sao SGK nêu những nét tiêu biểu về tác giả tác phẩm ? 
Gv mở rộng về tác giả - kể tóm tắt toàn văn tác phẩm cho học sinh nghe .
Hãy cho biết diễn biến các sự việc trong truyện ? Các sự việc đó tương ứng với đoạn văn nào ? 
Học sinh đọc văn bản – trả lời 
Gv nhận xét – kết luận 
? Truyện có mấy nhân vật ? theo em ai là nhân vật chính ? 
? Chú ý vào toàn bộ văn bản và cho biết Xi mông sống trong hoàn cảnh như thế nào ? 
Gv mở rộng : Xi mông là một bé trai độ 7 -8 tuổi con của chị Blăng sốt . Nó hơi xanh xao , rất sạch sẽ , vẻ nhút nhát , gần như vụng dại . Nó không biết bố mình là ai . Mẹ nó cũng chưa bao giờ nói với nó về chuyện này . Bạn bè trong trường học thường trêu trọc nó vì nó là đứa trẻ không có bố . Nó rất đau khổ và muốn chết . 
GV yêu cầu học sinh đọc phần 1 từ đầu đến khóc hoài 
? Đoạn văn trên kể , tả lại chuyện gì ? 
? Xi mông ra bờ sông để làm gì ? Em đánh giá như thế nào về hành động của Xi mông ? Theo em ý định đó của Xi mông đúng hay sai ? 
Em ra bờ sông định liều mình chết . Đay là suy nghĩ rất nông nổi của Xi mông . Tuy nhiên cũng phải thấy Xi mông là đứa trẻ rất đa cảm , giàu lòng tự trọng 
? Trước tâm trạng buồn bực đau khổ đến tuyệt vọng đó Xi mông cảm nhận không khí thiên nhiên như thế nào ? 
? Cảnh tượng ấy tác động như thế nào đến tâm trạng của Xi mông ? 
? Hình ảnh một em bé đẫm nước mắt , lang thang một mình nơi bãi sông , thèm được ngủ trên mặt cỏ gơị lên một ssó phận như thế nào ? 
? Sự xuất hiện của một chú nhái bén đã cuốn hút Xi mông vào trò chơi như thế nào ? trò chơi đó tác động như thế nào đến tâm trạng của Ximông ? 
Em đuổi theo nó rồi vồ hụt ba lần liền Nó khiến em cảm thấy vui và bật cười 
? Hãy phân tích tâm trạng đó của Xi mông ? 
Xi mông vốn là đứa trẻ 7-8 tuổi nên tình cảm của nố vẫn rất hời hợt và dễ bi phân tán . Cho nên trước cảnh đẹp , trời ấm áp , ánh mặt trời sưởi ấm bãi cát , nước lấp lánh như gương , chú nhái con nhảy dưới chân . Dã cuốn hút em , đã khiến em không những quên đi chuyện đau khổ tinh thần mà lại muốn ngủ , rồi muốn chơI đùa . Vừa mới cực kì đau khổ định chết nhưng lại có thể khoan khoái bật cười . Đây chính là những nét ngây thơ , rất trẻ con được tác giả miêu tả trong suốt câu chuyện . Điều đó gợi sự đáng yêu về nhân vật .
? Hình ảnh những chú nhái bén nhỏ nhoi , trơ trọi bị cầm tù trong tay chú bé gợi cho Xi mông điều gì ?
? Hãy phân tích chi tiết này ? 
Đây là hình ảnh so sánh ngầm giữa con nhái nhỏ nhoi trơ trọi với những cẳng chân bé xíu bị đôi bàn tay nắm chặt với hoàn cảnh của Xi monng đã tạo nên sự liên kết so sánh tương hợp và thế là Xi mông oà lên khóc . Hình ảnh con nhái đó đã kéo em trở về hiện tại không thoát ra được : có nhà , có mẹ , không có bố .
? Tâm trạng của Xi mông được thể hiện bằng biện pháp nghệ thuật nào ? Sự thể hiện đó có phù hợp vớitâm lí lứa tuổi của trẻ em không ? 
Học sinh thảo luận (NL)
Đại diện các nhóm báo cáo 
Gv nhận xét kết luận 
? Từ đó em thấy Xi mông là đứa trẻ như thế nào ? 
Tiết 2 : 
Học sinh đọc diễn cảm đoạn văn : bỗng một bàn tay bỏ đi rất nhanh 
? Xi mông gặp bác Phi líp trong trạng thái như thế nào ? 
? Em có nhận xét gì về giọng nói của Xi mông ? 
Giọng nói đứt quãng , nỗi đau khổ bị dồn nén bật ra tức tưởi 
? Câu trả lời ngẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng gì của em lúc này ? 
Gv bình : Trong lúc tuyệt vọng Xi mông tình cờ gặp bác thợ rèn cao lớn nhân hậu , Xi mông được dịp trút bỏ nỗi lòng đau khổ ngây thơ của mình . Hình ảnh em bé xanh xao , mắt đãm lệ vừa trả lời bác thợ giọng ngẹn ngào , trong tiếng nấc buồn tủi , xấu hổ . Câu nói cháu không có bố được nhắc lại hai lần khẳng định sự tuyệt vọng và bất lực của bé . 
Nhưng rõ ràng nó vẫn là đứa trẻ nên ngay sau đó em đã hoàn toàn nghe lời bác Phi líp để bác nắm tay đưa về nhà . 
? Khi về nhà gặp mẹ Xi mông có thái độ như thế nào ? 
? Tại sao khi gặp mẹ Xi mông lại oà lên khóc ? 
Gặp mẹ , bé không những mừng rữ , lại thêm đau đớn tủi hổ , Nỗi đau như bùng lên , oà vỡ trong cử chỉ Xi mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ , oà khóc , nhắc lại ý định tự tử của mình vì không chụi được nỗi nhục không có bố . Điều mà nó không sao hiểu nổi những đứa trẻ khác đều có bố còn nó thì lại không có bố 
? Trong nỗi xúc động như vậy, Xi mông đột ngột có đề nghị gì ? Em thấy lời đề nghị đó như thế nào ? 
? lời đề nghị đó chứng tỏ điều gì ? 
?Theo em khao khát của Xi mông có chính đáng không ? nó có phù hợp với tâm trạng của Xi mông lúc này không ? ý nghĩ muốn bác Phi líp làm bố chợt loé lên trong cái đầu ngây thơ và mong ước mãnh liệt của nó . Câu hỏi : “ Bác có muốn làm bố cháu không ?” nghe thật buồn cười nhưng đau lòng . Câu nói xuất phát từ khao khát bằng bất kì giá nào cũng phải có một người bố để rửa nỗi nhục trước bạn bè ,. Vì thế dù bất ngờ vang lên nhưng là hoàn toàn phù hợp với tâm lí và tâm trạng của Xi mông 
Học sinh đọc đoạn cuối 
? Tìm chi tiết cho thấy thái độ của Xi mông đã hoàn toànthay đổi khi gặp bạn bè ? 
? Tại sao Xi mông lại có thái độ như vậy trước đám bạn ? 
So với ngày thường , Xi mông chỉ biết cam chụi trong đau buồn , ấm ức khóc nhưng hôm nay thái độ của em đã khác hẳn . Em chủ động quát chúng . Trong câu trả lời đó ta thấy rõ niềm hãnh diện tự hào . Chính người bố mới cho em sức mạnh để em sẵn sàng chụi mọi thử thách và chui hành hạ chứ nhất định không bỏ chạy , không chụi đầu hàng lũ bạn tinh quái ác , ý , tàn nhẫn . 
? Qua nỗi đau của Xi mông , tác giả muốn nhắc nhở điều gì ? Điều gì khiến Xi mông tự tin như vậy ? 
? Chị Blăng sốt được giới thiệu là người như thế nào ? 
? Qua chi tiết giới thiệu về chị ta thấy chị là người phụ nữ như thế nào ? 
Gv yêu cầu học sinh đọc “ Đôi má thiếu phụ -> lại nói 
? Thái độ và tình cảm củ chị khi ôm con vào lòng được nhà văn diễn tả như thế nào ? 
? Hãy phân tích nỗi đau này của chị ? 
Đây là nỗi đau quá lớn , Nỗi đau dớn nhục nhã lại có dịp dày vò , xé nát con tim chị . Câu hỏi ngớ ngẩn mà chính đáng của đứa con khiến chị bàng hoàng , không thể trả lời , không biết làm sao , đành đứng im , không chụi nổi nữa , phải dựa vào tường mà tê tái thổn thức , khóc không ra tiếng 
? Qua đây em hiểu gì về người mẹ trẻ qua những chi tiết tội nghiệp đó ? 
Gv bình : Qua những chi tiết đó , ta thấy chi không phải là người phụ nữ hư hỏng , thiếu đứng đắn mà là người đàn bà có thời nhẹ dạ , lầm lỡ từng là cô gái đẹp nhất vùng , sống dứng đắn , nghiêm túc . Chị đành chấp nhận hoàn cảnh sống hiện tại , gửi tình yêu thương vào bé Xi mông 
? Bác Phi líp được giới thiệu qua những chi tiết nào ? 
? Qua các chi tiết trên em hình dung về con người bác ra sao ? 
? Việc đưa Xi mông về nhà và nhận làm bố của em cho ta hiểu thêm điều gì từ bác Phi líp ?
Hoạt động : Tổng kết – ghi nhớ 
? Qua văn bản em hiểu nỗi khổ nào của co người từ số phận của mẹ con Xi mông ? 
Bị phụ bạc 
Bị ghét bỏ miệt thị 
? Theo em Mô pa xăng viết truyện này với dụng ý gì ? 
Lên án sự bội bạc đối với con người .
Đè cao lòng nhân ái vị tha .
Gv khái quát rút ra ghi nhớ 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
I . Đọc tìm hiểu chú thích . 
1 . Đọc tóm tắt 
* Đọc 
* Tóm tắt 
2 . Tìm hiểu chú thích 
- Tác giả : Mô pa xăng ( 1850-1893) là nhà văn nổ tiếng ở Pháp với xu hướng truyện ngắn hiện thực .
- Tác phẩm : trích “Tuyển tập truyện ngắn Pháp” 
II. Tìm hiểu bố cục .
- Diễn biến sự việc 
+ Nỗi tuyệt vọng của Xi mông ( từ đầu đén khóc hoài ) 
+ Xi mông gặp bác Phi líp ( tiếp đến một ông bố ) 
+ Phi líp đưa Xi mông về nhà và nhận làm bố ( Tiếp đến bơ đi rất nhanh ) 
+ Câu chuyện ở trường ngày hôm sau ( còn lại ) 
III. Tìm hiểu văn bản 
1 . Nhân vật Xi mông 
a. Diễn biến tâm trạng của Xi mông ở bờ sông 
- Xi mông là đứa trẻ không có bố , sống một mình với mẹ 
- Đoạn văn kể , tả lại tâm trạng buồn bực , đau khổ và tuyệt vọng của Xi mông .
- Không khí thiên nhiên : 
+ Trời ấm áp , dễ chịu , mặt trời sưởi ấm bãi cỏ , nước lấp lánh như gương 
+ Xi mông cảm thấy khoan khoái , thèm được ngủ 
- > Là đứa trả rất đáng thương và tội nghiệp 
- Chú nhìn con nhái nhỏ ->nhớ đến đồ chơi -> nghĩ đến nhà -> nghĩ đến mẹ -> thấy buồn và khóc .
=> Tác giả thành công trong việc sử dụng nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật , đặc biệt là tâm lí trẻ 
 Xi mông là đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ , đáng thương và tội nghiệp 
- Khi gặp bác Phi líp : mắt đẫm lệ , giọng ngẹn ngào đầy nước mắt 
-> Tâm trạng tuyệt vọng bất lực của chú bé .
- Khi gặp mẹ : nhảy lên ôm lấy cổ mẹ , oà khóc
- Xi mông đề nghị bác Phi líp làm bố , lời đề nghi có vẻ rất nghiêm túc nhưng vẫn rất trẻ con . 
-> Em rất khao khát được có bố . 
- Ngày hôm sau : Xi mông quát vào mặt lũ bạn những lời này như ném một hòn đá : “ Bố tao ấy à , bố tao tên là Phi líp” 
-> em tin tưởng và sẵn sàng chịu mọi sự hành hạ 
=> Chính tình yêu và niềm tin đã giúp Xi mông trở nên cứng rắn và có bản lĩnh hơn 
2 . Nhân vật Blăng sốt .
- Là cô gái đẹp nhất vùng , vì lầm lỡ đã sinh ra Xi mông . Trong con mắt của bác Phi líp là một người thiếu phụ cao lớn , xanh xao , đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình 
-> Chị là người đàn bà đẹp nhưng sớm chịu nỗi bất hạnh 
- Chị ôm con vào lòng nghe tiếng khóc của nó , đôi má người thiếu phụ đỏ bừng 
, tê tái đến tận xương tuỷ . Chị ôm con , hôn con nước mắt rơi lã chã 
- Trước lời đề nghị của con : người đàn bà hổ thẹn lặng ngắt , quằn quại , dựa vào tường , hai tay ôm ngực 
-> Chị là người phụ nữ đức hạnh bị lừa dối 
3. Nhân vật bác thơ rèn Phi líp 
- Một người có bà ...  niệm về trạng ngữ , khởi ngữ .
GV yêu cầu học sinh lên bảng phân tích thành phần câu 
Học sinh dưới lớp làm vào vở 
Gv yêu cầu học sinh nhận xét 
Gv kết luận , bổ xung 
Gv yêu cầu học sinh kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết thành phần biệt lập của câu . 
Học sinh trả lời 
GV nhận xét kết luận 
Gv yêu cầu học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài tập 2 SGK Học sinh làm bài vào giấy nháp và báo cáo 
Gv nhận xét sửa chữa 
Gv yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh thảo luận (NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo 
GV kết luận 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập . Nhắc lại khái niệm về câu đặc biệt 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét – kết luận 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 và 2 SGK 
Học sinh thảo luận nhóm (NL) 
+ Nhóm 1 : a,b
+ Nhóm 2 : b,c
+ Nhóm 3 : c,d 
+ Nhóm 4: d,e 
Đại diện nhóm trình bày 
Gv nhận xét kết luận 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3 SGK 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 4 SGK 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập SGK 
Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niiệm về câu rút gọn 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 SGK 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3 SGK 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 SGK 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3 SGK 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét 
C . Thành phần câu .
I . Thành phần chính và thành phần phụ . 
1 . Bài tập 1 
- Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có câu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn 
+ Chủ ngữ 
+ Vị ngữ 
+ là hai thành phần chính của câu 
- Thành phần phụ : 
+ Trạng ngữ 
+ khởi ngữ 
Bài tập 2 
a. Đôi càng tôi // mẫm bóng 
 C V 
b. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng
 TN
 tôi , mấy người học trò cũ // đến sắp 
 CN VN1
hàng dưới hiên rồi đi vào lớp . 
 VN2
c. Còn tấm gương thuỷ tinh tráng bạc , nó //
 TN
vẫn là người bạn trung thực , chân thành , 
thẳng thắn , không hề nói dối , cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác 
II. Thành phần biệt lập 
1 . Bài tập 1 
+ Tình thái từ 
+ Thành phần cảm thán 
+ Thành phần gọi đáp 
+ Thành phần phụ chú 
=> chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói đến trong câu . 
2 Bài tập 2 
a . Có lẽ 
b.ngẫm ra 
d. Có khi 
c. Phần phụ chú 
d. Bẩm : gọi đáp 
e. Ơi : gọi đáp 
D. Các kiểu câu 
I . Câu đơn 
1 . Bài tập 1 
a. Nhưng nghệ sĩ // không những ghi lại cái 
 C V1
đã có rồi mà con muốn nói một điều gì mới mẻ V2
b. Không , lời gửi của một nguyễn Du , một 
 C 
Tôn x tôi cho nhân loại // phức tạp hơn , 
 V
cũng phong phú và sâu sắc hơn 
c. Nghệ thuật // là tiếng nói của tình cảm 
 C V
d. Tác phẩm // vừa là kết tinh của tâm hồn 
 C V1
người sáng tác , vừa là sợi dây truyền cho 
 V2
mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng 
e. Anh //thứ sáu và cũng tên là Sáu .
 C V
2. Bài tập 2 
Câu đặc biệt 
a. – Có tiếng nói lèo xèo ở gian trên .
 - Tiếng mủ chủ 
b. Một thanh niên 27 tuổi ! 
c. – Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về nhưng xứ sở thần tiên – Hoa trong công viên 
- Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong góc phố .
- Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu 
- Chao ôi , có thể là tất cả những cái đó . 
II . Câu ghép 
1.Bài tập 1+2 
a. Anhgửi vào tác phẩm một lá thư , anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh -> Quan hệ bổ xung 
b . Nhưng vì bom nổ gần , Nho bị choáng -> quan hệ nguyên nhân 
c. ÔNg lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê trong lòng -> Quan hệ nguyên nhân 
d, Còn nhà học sĩ và cô gái nín bặt , vì cảnh trước mặt bỗn hiện lên đẹp một cách kì lạ . -> Quan hệ nguyên nhân 
e. Đẻ người con gái khỏi trở lại bàn , anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả lại cho cô gái -> quan hệ mục đích . 
Bài tập 3 
Xác định quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép ở :
Câu a: Quan hệ tương phản 
Câu b: Quan hệ bổ sung 
Câu c: Quan hệ điều kiện giả thiết 
Bài tập 4 
a. Vì quả bom tung lên và nổ trên không , nên hầm của chị Nho bị sập => nguyên nhân 
Nếu quả bom nổ tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập => điều kiện 
b. Quả bom nổ khá gần nhưng hầm của Nho không bị sập=> tương phản 
Hầm của Nho bị sập , tuy quả bom nổ khá gần => nhượng bộ 
III. Biến đổi câu 
1 Bài tập 1 : câu rút gọn 
Quen rồi 
Ngày nào ít ba lần 
Bài tập 2 
Và làm việc có khi suốt đêm 
Thương xuyên 
Một dấu hiệu chẳng lành .
Bài tập 3
Biến đổi câu chủ động thành câu bị động 
a. Đồ gốm được thợ thủ công làm ra từ khá sớm .
b . Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này . 
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước .
IV . Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau .
1 . Bài tập 1 
- Câu nghi vấn :
+ Ba con sao con không nhận ? (dùng để hỏi )
+ Sao con biết là không phải ? ( dùng để hỏi ) 
Bài tập 2 
Câu cầu khiến : 
a. ở nhà em trông em nhá ! ( Dùng ra lệnh) 
 Đừng có đi đâu đấy ! ( dùng ra lệnh ) 
b. Thì má cứ kêu đi ! ( dùng để yêu cầu ) 
 Vô ăn cơm đi . ( dùng để mời ) 
Bài tập 3 
Câu nói của anh Sáu đoạn trích có hình thức câu nghi vấn . Nó được dùng để bộc lộ cảm xúc , điều này được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả : “ giận quá và không kịp suy nghĩ , anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên ” 
4. Củng cố : Gv củng cố nội dung toàn bài 
5. Hướng dẫn học sinh học bài 
 Học kĩ bài 
 Giờ sau kiểm tra một tiết .
 -----------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :155
 Tuần 31, Bài 30
 KIểm tra văn 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức đã học và tác truyện đã học 
 Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức đã học để tạo lập các văn bản nghị luận 
1 . Giáo viên : đề bài đã phô tô 
2 . Học sinh : bà soạn theo yêu câu câu hỏi SGK
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Gv giao đề cho học sinh 
Phần I : Trắc nghiệm ( 3 Điểm ) 
Câu 1 : Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng 
 “ Cổ ông lão nghẹn ắng lại , da mặt tê tê rân rân . Ông lão lặng đi , tưởng như không thở được . Một lúc lâu mới rặn è è như nuốt cái gì vướng ở cổ , ông cất tiếng hỏi , giọng lạc hẳn đi” 
1 . Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? 
A. Làng C. Bến quê 
B. Lặng lẽ Sa Pa D. Chiếc lược ngà .
2 Đoạn văn nói lên tâm trạng gì của ông Hai ? 
A. Quá vui sướng vì nghe những mẩu tin hay từ tờ báo mà anh dân quân đọc .
B . Vui sướng vì trời nắng cho Tây sẽ nóng như ngồi tù .
C. Sững sờ và đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc .
D . Cảm động vì gặp những người cùng làng chợ Dầu lên tản cư .
3. Các câu văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? 
A . Tự sự C. Biểu cảm 
B. Miêu tả D. Nghị luận 
4. Nhận định nào nói đúng nhất các loại ngôn ngữ được sử dụng trong truyện ngắn Làng của Kim Lân 
A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật 
B . Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật 
C. Ngôn ngữ trần thuật 
D . Tất cả các ý kiến trên .
Câu 2 . Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng . 
1 . Trong các văn bản dưới đây văn bản nào được kể ở ngôi thứ nhất ? 
A. Làng C. Bến quê 
B . Chiếc lược ngà D . Lặng lẽ Sa Pa 
2 . Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Bến quê ? 
A. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật .
B . nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
C . Nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nhân vật .
D . Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩ biểu tượng .
3. Đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có mấy tình huống thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện ? 
A. Một C. Ba 
B .Hai D. Bốn 
4 . Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
A. Trước cách mạng tháng Tám C. Kháng chiến chống Pháp 
B . Kháng chiến chống Mĩ D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội 
Câu 3 .
Điền vào cột bên phải tên tác phẩm cho phù hợp với nội dung ở cột bên trái .
TT
Nội dung 
Tên tác phẩm 
1
Tình yêu làng thắm thiết , lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân dân .
2
Phẩm chất của con người lao động mới bình dị khiêm nhường mà cao cả , trong một không khí bàng bạc chất thơ 
3
Cuộc sống gian khổ , tâm hồn trong sáng mơ mộng và tinh thần dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong trong những năm tháng chống Mĩ 
4
Những suy nghĩ trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời , niềm trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị gần gũi với cuộc sống quê hương 
 Phần II . Tự luận (7 điểm ) 
Câu 1: ( 3diểm ) 
 Nêu tình huống truyện đặc sắc trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu ? Cho biết việc xây dựng tình huống ấy tác giả nhằm thể hiện điều gì ? 
Câu 2 : ( 4 điểm )
 Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về một nhân vật văn học mà em yêu thích trong chương trình ngữ văn 9 . 
* Đáp án 
 Câu1 : 1 điểm , mỗi ý đúng 0,25 điểm 
1 : A
2 : C
3 : B
4 : D
 Câu 2 : 1 điểm , mỗi ý đúng 0,25 điểm 
1 : 
2 : B
3 : B
4 : B
 Câu 3 : 1 điểm , mỗi ý đúng 0,25 điểm 
 1: Làng 3 . Những ngội sao xa xôi 
2 : Lặng lẽ Sa Pa 4: Bến quê 
Phần II. Tự luận ( 7 điểm ) 
Câu 1 : ( 3 điểm ) 
* Về nội dung : Nêu đúng và đủ ba tình huống truyện đặc sắc trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu 
+ Nhân vật Nhĩ đã từng đặt chân lên khắp mọi nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại nằm liệt trên giường bệnh .
+ Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà mình nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ đặt chân lên được 
+ Nhĩ nhờ cậu con trai nhưng rồi cậu ta lại sa vào bàn cờ tướng và bỏ lỡ mất chuyến đò trong ngày .
=> Tác giả muốn lưu ý người đọc nhận thức về cuộc dời . Con người phải trải nghiệm trong cuộc sống mới cảm nhận được hết những bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị và đơn sơ nhất . 
* Về hình thức : trình bày sạch đẹp , đúng chính tả , chữ viết rõ ràng .
* Biểu điểm 
+ Điểm 3: Đạt các yêu câu trên 
+ Điểm 2 Nêu được tình huống của truyện nhưng có thể chưa nêu được ý thứ hai của đề bài hoặc làm đủ ý nhưng trình bày chưa rõ ràng 
+ Điểm 1 : Trình bày chưa đầy đủ theo yêu cầu 
Câu 2 : ( 4 điểm ) 
Bài viết xác định được nhân vật để biểu cảm 
Trình bày theo đúng yêu cầu của một đoạn văn 
4 . Củng cố .
5 . Hướng dẫn học bài : 
Soạn bài : Con chó Bấc 
 Đọc - chú ý hệ thống câu hỏi SGK 
-------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_31.doc