Giáo án môn Ngữ văn 9 - Mây và sóng

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Mây và sóng

 MÂY VÀ SÓNG

 A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh :

-Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử .

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích cảm thụ.

 -Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên , tình yêu thương cha mẹ.

 B.Phương pháp :

 Nêu vấn đề; phân tích.

 C .Chuẩn bị:

Giáo viên: Soạn bài ; ảnh tư liệu về Ta Go.

Học sinh: Đọc bài mới ở nhà, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk.

 D. Tiến trình lên lớp:

 I . Ổn định:

 II. Bài củ:

 Đọc thuộc lòng đoạn một(hoặc đoạn hai) bài thơ Nói với con.

 Em hiểu người cha nói với con điều gì?

 III . Bài mới.

 1.Giới thiệu bài: Năm 1929, một nhà thơ lớn của Ấn Độ-người đoạt giải Nô Ben về Văn học (1913) ghé thăm Sài Gòn (T.P.Hồ Chí Minh bây giờ).Đó là Ra bin đra nát Ta go. Thơ Ta go, tình cảm gia đình luôn là một đề tài quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu một bài thơ của ông: Mây và sóng.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Mây và sóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 
Tiết126
 Mây và sóng 
 A. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh :
-Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử .
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên. 
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích cảm thụ. 
 -Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên , tình yêu thương cha mẹ.
 B.Phương pháp :
 Nêu vấn đề; phân tích.
 C .Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn bài ; ảnh tư liệu về Ta Go.
Học sinh: Đọc bài mới ở nhà, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk.
 D. Tiến trình lên lớp:
 I . ổn định:
 II. Bài củ:
 Đọc thuộc lòng đoạn một(hoặc đoạn hai) bài thơ Nói với con.
 Em hiểu người cha nói với con điều gì?
 III . Bài mới.
 1.Giới thiệu bài: Năm 1929, một nhà thơ lớn của ấn Độ-người đoạt giải Nô Ben về Văn học (1913) ghé thăm Sài Gòn (T.P.Hồ Chí Minh bây giờ).Đó là Ra bin đra nát Ta go. Thơ Ta go, tình cảm gia đình luôn là một đề tài quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu một bài thơ của ông: Mây và sóng.
 2.Các hoạt động:
HĐ 1.
+HS đọc chú thích *(sgk).
?Nêu những nét chính về nhà thơ ? ( Tập Trẻ thơ là tặng vật vô giá nhà thơ giành cho tuổi thơ , được viết từ lòng yêu trẻ và nỗi đau buồn vì 2 đứa con yêu thương đã mất.)
+GV khái quát .
+HS đọc phân vai: Nhịp hơi chậm, giọng tâm sự, tình cảm.
 1 em đọc lời của bé , 2 em đọc lời mây và sóng.Lớp nhận xét .GV bổ sung.
? Em bé có mấy lượt lời kể với mẹ? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Nội dung từng phần?
? Bài thơ có đặc điểm gì về cấu trúc?(Hai phần có gì giống nhau và khác nhau?) 
 *Giống: Lặp lại số dòng, từ ngữ, cách tổ chức khổ thơ...
*Khác: lời của em bé đặt trong 2 tình huống khác nhau, hình ảnh khác nhau.
HĐ 2.
Những người trên mây mời gọi em bé những gì và em bé hỏi họ điều gì?
?Câu hỏi chứng tỏ em bé thế nào ? Em có nhận xét gì về cảnh tượng qua lời mời gọi của những người trên mây?)
?Em bé có đi không? Vì sao em biết?
GV:Thiên nhiên rực rỡ , bí ẩn với biết bao nhiêu điều kì lạ, hấp dẫn tuổi thơ. 
Lời mời gọi của những người trên mây chính là tiếng gọi của một thế giới kì diệu. Theo em, điều gì đã níu giữ em bé, khiến em từ chối lời mời gọi ?
?Em bé nghĩ ra trò chơi gì? Vì sao em nói nó thú vị hơn trò chơi của những người trên mây?
_HS chú ý phần hai.
?Người trong sóng mời gọi em bé những gì? Điều gì đã lặp lại?
?Vì sao cũng giống lần trước, những người mời gọi đều mỉm cười ra đi ? 
GV: Lời từ chối với lí do thật dể thương khiến những người trên mây trên sóng đều mỉm cười . Lòng mẹ yêu con , con yêu mẹ thật da diết 
Dĩ nhiên em bé rất luyến tiếc với những cuộc chơi nhưng tình yêu mẹ đã thắng.
?Em bé đã tưởng tượng trò chơi gì nữa ?
Vì sao em cho là nó hay hơn trò chơi của những người trong sóng?
+Đọc 3 câu thơ cuối.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ.
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
? Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Hãy nêu ý nghĩa của câu thơ?
(tình mẫu tử ở khắp nơi, không thể phân chia, không ai chia cách được, tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt)
 Mây sóng, trăng , bờ biển... trong bài thơ là hình ảnh ntn? Những người sống trên mây, trong sóng là ai? Có những cuộc đối thoại nào được diễn tả ?
?Hãy nêu nhận xét của em về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
GV: Bài thơ được xây dựng trên nền của tưởng tượng.Vậy cái gì là có thật? Bài thơ ca ngợi điều gì?
+HS đọc ghi nhớ sgk.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm: 
_R .Ta go (1861-1941),nhà thơ lớn của ấn Độ và thế giới.
_Bài thơ văn xuôi, tiếng Ben gan, in trong tập Trẻ thơ (1909).
Nguyễn Khắc Phi dịch ra tiếng Việt
2 Đọc – Tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục: 2 phần.
+ Từ đầu --> xanh thẳm.
=> Em bé kể với mẹ về những người trên mây và trò chơi của em nghĩ ra.
+ Còn lại.
=> Em bé kể với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi khác mà em nghĩ tới.
II. Phân tích:
1.Lời gọi của người trên mây,trong sóng và em bé: 
Người trên mây mời gọi :
+Lên mây chơi với bình minh vàng, với vầng trăng bạc.
Hấp dẫn, thú vị 
+Mỉm cười,bay đi
Người trong sóng mời gọi :
+Ngao du, ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn.
 Hấp dẫn, rất hay. 
+Mỉm cười, nhảy múa lướt qua. 
 Em bé 
+Làm thế nào lên đó được? 
 Muốn đi chơi
 cùng mây
+Mẹ đang đợi ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được.
Từ chối đi chơi vì yêu thương mẹ.
+Trò chơi:Con là mây, mẹ là trăng,
mái nhà ta là bầu trời...
Được chơi và được sống trong tình yêu thương của mẹ.
+Muốn đi chơi cùng sóng nhưng rồi chối từ .
Tình yêu thương mẹ đã thắng.
+Trò chơi: Con là sóng, mẹ là bến bờ kì diệu.Con lăn, lăn,lăn mãi rồi sẽ...
 Được chơi và sống trong tình mẹ bao dung, rộng mở.
*Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt
2.Đặc sắc về nghệ thuật:
+Hình ảnh thiên nhiên lung linh, kì ảo nhưng rất chân thực.
+Tưởng tượng phong phú
Bài thơ ca ngợi tình mẹ con-ca ngợi tình mẫu tử.
* Ghi nhớ (sgk)
 IV. Củng cố: 
 1.Đọc lại bài thơ.
 2.ngoài ý nghĩa tình mẹ, bài thơ còn gợi những suy ngẫm gì nữa?
 V . Hướng dẫn về nhà:
 Học thuộc bài thơ.
 Chuẩn bị bài ôn tập thơ theo hệ thống câu hỏi sgk.
( Kẻ bảng trước, làm bài hệ thống ở nhà). Tiết sau ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docT126.doc