Giáo án môn Ngữ văn 9 năm 2009 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn 9 năm 2009 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt.

 * Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi - đáp và phụ chú.

 - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.

* Kĩ năng: Biết đặt câu có thành phần gọi đáp; thành phần phụ chú.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Nctl- soạn g.a- Bảng phụ ví dụ, bài tập.

 - HS: đọc trước bài.

C. Các bước lên lớp.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 năm 2009 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :05/02/2009
 Tiết 103: Các thành phần biệt lập ( tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt.
 * Kiến thức: Giúp học sinh: 
	- Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi - đáp và phụ chú.
	- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
* Kĩ năng: Biết đặt câu có thành phần gọi đáp; thành phần phụ chú.
B. chuẩn bị.
 - GV: Nctl- soạn g.a- Bảng phụ ví dụ, bài tập.
 - HS: đọc trước bài..
C. Các bước lên lớp.
*ổn định tổ chức.ktss.
* Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào là tp biệt lập tình thái, cảm thán? Lấy VD?
2.Ghạch chân những tp tình thái, cảm thán trong những câu sau?
 a, Có vẻ như cơn bão đã đi qua.	( t.t)
b, Tôi không rõ hình như họ là 2 mẹ con.( t.t)
c, Trời ơi có cái gì đó rất sợ.( c.t)
d, Không thể nào việc đó lại sảy ra.( t.t)
 * Các hoạt động.
HĐ1: giới thiệu bài.Gv giới thiệu y.c n.d bài học
Hoạt động2: Bài mới.
GV: treo bảng phụ VD a, b /31.
- Trong VD a, b chú ý từ ngữ in đậm?
? Trong những từ in đậm, từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp?
? Những từ ngữ dùng để gọi đáp có tham gia diễn đậtn nghĩa SV củ câu hau không? Vì sao?
? Trong những từ đótừ ngữ được dùng để tạo lậpcuộc đối thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
* Từ “ này” dùng để tạo lập cuộc thoại. Từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại thể hiện sự hợp tác đối thoại
GV: Đó chính là công dụng của thành phần gọi đáp.
? Nhắc lại thành phần gọi đáp có công dụng gì?
Đọc ghi nhớ1
Hoạt động 2.
Đọc VD a, b.
? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa SV củ mỗi câu trên có thay đổi hay không? vì sao?
-> không thay đổi
GV: Điều đó chứng tỏ thành phần phụ chú không phải là 1 bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu đó, nó là thành phần biệt lập.
? Trong câu a các từ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
? Trong câu b cụm C- V in đậm chú thích điều gì?
- Người ta gọi các thành in đậm đó là thành phần phụ chú.
-HS.Đọc ghi nhớ?
- Cho VD?
Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập
Nêu yêu cầu bài tập?
Đọc đoạn trích?
Làm nhóm.
I. Thành phần gọi - đáp
1. Ví dụ:
a. Này, bác có....
 + gọi
b. Các ông....
Ông hai...
- Thưa ông, chúng....
 + đáp
2. Nhận xét.
- Không tham gia vào việc diễn đạt.... vì chúng là thành phần biệt lập.
II. Thành phần phụ chú.
1. Ví dụ
a. Lúc đi dứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi.
b. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm
2. Nhận xét.
a,.... chú thích cho “ đứa con gái đầu lòng”
b.- Chú thích cho điều suy nghĩ riêng của nhân vật tôi, điều suy nghĩ đó có thể đúng và gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vật Lão Hạc.
III. Luyện tập.
Bài 1. Tìm TP gọi đáp, cho biết từ nào được dùng để gọi đáp.
- từ dùng để gọi: này
 - Từ dùng để đáp: vâng 
 - Quan hệ: trên ( người nhiều tuổi) dưới ( người ít tuổi)
 - Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi cùng cảnh ngộ
Bài 2. Tìm thành phần gọi đáp. cho biết lời gọiđáp đó hướng tới ai.
- Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi
- Đối tượng hướng tới: tất cả các thành viên trong cộng đồng người việt.
Bài 3. Tìm thành phần phụ chú
a. Kể cả anh ( giải thích: mọi người)
b. Các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích cho cụm từ “ những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”
c. những người chủ thực... mới” (giải thích “ Lớp trẻ”)
d. có ai ngờ -> thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vạt trữ tình “ tôi” thương thương quá đi thôi -> thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “ tôi” với nhân vật “ cô bé nhà bên”
Bài 4: Gợi ý: Liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ... tình cảm của các nhân vật với nhau.
Bài 5: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang.... trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
 *. Củng cố: 
	- Kể tên các tành phầnbiệt lập đã học?
	- Thế nào là thành phần phụ chú, thành phần gọi đáp?đạt câu có các tp đó.
 *. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học thuộc ghi nhớ. 
	- Làm bài tập 2, 5, tìm 1 số văn bản có chứa thành phần phụ chú, gọi đáp.
	- Chuẩn bị liên kết câu trong đoạn văn.
 - Giờ sau viết bài 2 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 103.doc