Giáo án môn Ngữ văn 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

(TIẾP)

 A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu hai điều kiện: Người( nói, viết) có ý thức và biết đưa hàm ý vào câu nói và viết. Người nghe ( đọc ) có năng lực đoán giải hàm ý

 Rèn luyện kĩ năng phân tích các hàm ý trong văn bản và trong giao tiếp

 Có ý thức sử dụng hàm ý khi nói ,viết.

 B.Phương pháp :

 C .Chuẩn bị:

Giáo viên: Soạn bài . bảng phụ

Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

D. Tiến trình lên lớp:

 I . Ổn định:

 II. Bài củ:

 Tìm hàm ý của câu : Cá không ăn muối cá ươn.

 Con hơn cha là nhà có phúc.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 
Tiết 128
 Nghĩa tường minh và hàm ý 
(Tiếp)
 A. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
 - Hiểu hai điều kiện: Người( nói, viết) có ý thức và biết đưa hàm ý vào câu nói và viết. Người nghe ( đọc ) có năng lực đoán giải hàm ý 
 	 Rèn luyện kĩ năng phân tích các hàm ý trong văn bản và trong giao tiếp
 	Có ý thức sử dụng hàm ý khi nói ,viết.
 B.Phương pháp :
 C .Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn bài . bảng phụ
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
D. Tiến trình lên lớp:
 I . ổn định:
 II. Bài củ:
 	Tìm hàm ý của câu : Cá không ăn muối cá ươn.
 Con hơn cha là nhà có phúc.
 III . Bài mới.
 1.Giới thiệu bài:
 2.Kiến thức:
HĐ1:
HS đọc đoạn trích ( Bảng phụ).
 Nêu hàm ý của những câu in đậm?
HS tìm 2 câu nói của chị Dậu
 Câu nói thứ nhất chị Dậu có hàm ý gì?Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?( Đây là điều chị thấy đau lòng khi nói đến chuyên bán con..)
 Câu nói thứ 2 của chị Dậu có hàm ý gì?
Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao em biết ?( có chi tiết cụ Nghị thôn Đoài)
Vì sao chị phải nói rõ hơn như vậy?
(lúc đầu cái Tí chưa hiểu hết ý chị nói ở câu thứ nhất)
Chi tiết nào cho biết cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?(Nó giãy nảy giống như sét đánh bên tai., nó liệng củ khoai vào rổ,oà lên khóc rồi van xin..)
GV:Như vậy người nói có ý thức đưa hàm ý vào trong câu.Người nghe đã phán đoán được hàm ý 
Vậy để sử dụng hàm ý cần có điều kiện nào? ( đối với người nói , viết)
Đối với người nghe người đọc?
+Gọi HS đọc ghi nhớ sgk 
Chú ý khi sử dụng hàm ý?
HĐ2:
 HD HS làm bài tập 1 (sgk).
Hàm ý của câu in đậm là gì?
Vì sao em bé không nói thẳng( tránh gọi tiếng ba)
Việc sử dụng hàm ý có thành công không?
GV ghi BT lên bảng.
Chia làm 2nhóm
BT3: HS làm bài tiếp sức.
BT 5: Những câu có hàm ý mời mọc của mây và sóng
-Bọn tớ chơi... (có muốn chơi với bọn tớ không? Chơi với bọn tớ thích lắm) 
I. Điều kiên sử dụng hàm ý.
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi
* Hàm ý: Sau bữa cơm này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
* Hàm ý là: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
- Câu 2 hàm ý rõ hơn.
* Ghi nhớ. SGK
 * Chú ý khi dùng hàm ý.
- Đối tượng tiếp nhận hàm ý .
- Ngữ cảnh sử dụng hàm ý.
II. Luyện tập.
* Bài tập 1. 
a . Người nói : Anh thanh niên.
 Người nghe: Ông hoạ sĩ , cô gái.
* Hàm ý: Mời bác và cô vào uống nước.
+ Chi tiết. Ông theo liền....ngồi xuốngghế
b. Người nói : Là Tấn.
Người nghe là chị hàng đậu( ngày trước).
* Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được
+ Chi tiết:
 Thật là càng giàu càng không dám rời một xu...
c.Người nói : Thuý Kiều
 Người nghe: Hoạn Thư
*Hàm ý câu thứ nhất: Mỉa mai ( nàng là tiểu thư danh giá cũng có lúc phải đến đây cúi đầu trước hoa nô này ư )?
* Hàm ý trong câu thứ 2:
Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng
+ Chi tiết: Hồn lạc phách xiêu.khấu đầu .
* Bài tập 2.
+ Hàm ý : Chắt nước dùm để cơm khỏi nhảo 
- Ông Sáu vẫn ngồi im ( không cộng tác)
* Bài tập 3.
+ Tình huống xảy ra:
 Mình không đi với cậu được đâu, mình bận quá. ( câu tường minh)
 Mình mà có thời gian đi với cậu à( Hàm ý nhưng chưa tế nhị)
* Bài tập 5.
 3. Củng cố: 
Sử dụng hàm ý cần có điều kiện nào? về phía người nói( viết) .
 phía người nghe (đọc).
 V .Dặn dò:
 	Nắm 2 điều kiện sử dụng hàm ý
 	Sử dụng hàm ý trong khi nói và viết
Làm bài tập 4 sgk ( gợi ý: Hàm ý : Tuy hi vọng chưa thể nói thực hay hư,nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được)
Xem lại cách làm bài nghị luận về đoạn thơ , bài thơ. Tiết sau trả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 128.doc