Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập: Tập làm văn

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập: Tập làm văn

ÔN TẬP

 TẬP LÀM VĂN.

I.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

· Nắm vững các nội dung chính của phần tập làm văn đã học ở ngữ Văn 9 ,thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung

· Thấy được tính kế thừa và phát triển của tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp trước .

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

· Giáo viên chuẩn bị:

 + Sách giáo khoa.

 + Giáo án.

 + Bảng phụ.

 Học sinh chuẩn bị:

+ Soạn trước các câu hỏi.

+ Sách giáo khoa

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập: Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 – tiết 75
Ngày soạn:24/11/09
Ngày dạy: 28/11/09
ÔN TẬP 
 TẬP LÀM VĂN.
I.Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Nắm vững các nội dung chính của phần tập làm văn đã học ở ngữ Văn 9 ,thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung 
Thấy được tính kế thừa và phát triển của tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp trước .
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên chuẩn bị:
 + Sách giáo khoa.
 + Giáo án.
 + Bảng phụ.
 Học sinh chuẩn bị:
+ Soạn trước các câu hỏi.
+ Sách giáo khoa
III.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
 +Kiểm tra bài cũ :	
 _ Nêu vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự?
Hoạt động của Thầy- Trò
Nội dung
Hoạt động 1 (5’)
Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Phần TLV có những nội dung nào
? dựa vào các kiến thức đã học .
Giáo viên nêu câu hỏi :
Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý ? Văn bản tự sự là trọng tâm Yếu tố giải thích làm cho người đọc hiểu nội dung thuyết minh , miêu tả làm cho bài văn cụ thể sinh động .
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Cho ví dụ cụ thể ?
Hoạt động 2 (5’)
 Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự , điểm giống và khác văn bản miêu tả và tự sự ở điểm nào ? Văn bản thuyết minh, văn bản giải thích , văn bản miêu tả có thể cùng viết về nội dung đối tượng nhưng cách thể hiện thì khác nhau .
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Trong văn bản tự sự đã học thì có nội dung nào ? Miêu tả nghị luận được kết hợp trong văn bản tự sự , đối thoại ,độc thoại , người kể , ngôi kể .
Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Hãy cho biết vai trò, vị trí, tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào ?
Hoạt động 3 (10’)
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Hỹa cho ví dụ một đoạn văn phù hợp với các yếu tố ?
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu 
	Giáo viên nêu câu hỏi :
 Hãy tìm 2 đoạn văn tự sự trong đó 1 đoạn người kể theo ngôi thứ nhất và 1 đoạn người kể theo ngôi thứ 3? - Người kể ngôi thứ nhất thì trực tiếp thể hiện cùng chia sẻ những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật .
 - Người kể chuyện ngôi thứ 3 mặc dù không trực tiếp nhưng lúc nào cũng có mặt trong tác phẩm đứng bên ngoài quan sát .
Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Nhận xét vai trò của mỗi ngôi kể ?
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 có gì khác với văn bản tự sự đã học ở lớp dưới? 
Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Tại sao trong văn bản có đủ các yếu tố :miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự ? Theo em có văn bản nào chỉ dùng 1 phương thức hay không? 
Hoạt động 4 (10’)
Giáo viên hướng dẫn kẻ lại bảng và điền vào ô trống những kiệu văn bản cho phù hợp .
Bài tập này tương đối dễ , học sinh tự về nhà làm giáo viên gợi mở sơ lược .
Hoạt động 5 (10’)
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Những kiến thức về vă bản tự sự có giúp gì trong việc đọc hiểu văn bản , tác phẩm trong sgk không ?
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Bãy phân tích 1 vài văn bản để làm sáng tỏ ?
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Những kiến , kĩ năng về tác phẩm tự sự đã giúp em những gì trong việc viết bài tlv tự sự ?
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Phân tích mộ vài vấn đề để làm sáng tỏ ?
Bài tập: 
Bài tập 1 : Nội dung lớn và các nọi dung trọng tâm
a/ Văn bản thuyết minh với trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận, giải thích, miêu tả.
b/ Văn bản tự sự với 2 trọng tâm:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
 - Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự
Bài tập 2: Vai trò, vị trí tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh. ( thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng, do đó:
 - Cần giải thíchcác thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được đối tượng
- Cần phải miêu tả để giúp cho người đọc, người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh sự khô khan nhàm chán. 
Bài tập 3: 
 Văn bản : thuyết minh, miêu tả , giải thích có thể cùng viết về một đối tượng nhưng thể hiện khác nhau .
 * Văn thuyết minh dựa vào trí thức để thuyết minh giúp người đọc hiểu đói tượng cần thuyết minh .
 * Văn miêu tả : dùng hình ảnh , cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ sự việc hiên tượng .
 * Va7n giải thích dùng lí lẽ dẫn chứng giúp người đọc hiểu rõ sự vật hiện tượng .
Bài tập 4 :
 - Trong văn bản tự sư có những nội dung sự kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận , đối thọai, độc thoại , người kể . . . 
 - Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích diễn biến tâm lí cảm xúc suy nghĩ của các nhân vật .
 - Nghị luận giúp cho người viết văn bản tự sự trình bày những vấn đề nhân sinh về lý tưởng triết lí sống . . . rút ra diễn biến câu chuyện từ cuộc đời của nhân vật .
Bài tập 5 :
Bài tập 6 :
 - “Chiếc lược ngà” người kể dùng ngôi thứ nhất xưng tôi.
 - “lặng lẽ SaPa” kể lại theo lời của người dẫn truyện 1 người biết hết mọi chuyện nhưng giấu mình đi .
Bài tập 7:
 Nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 học sinh hiểu sâu hơn về cáh viết, thể hiện câu chuyện, nhân vật. 
Bài tập 8
 Hiếm có văn bản nào sử dụng một phương thức duy nhất ,thường là vận dụng nhiều phương thức , phương thức nào chiếm ưu thế thì quyết định phương thức đó biểu đạt .
 Bài tập 9 
1- Tự sự + Miêu tả + Nghị luận + Biểu cảm + Thuyết minh 
2- Miêu tả + Tự sự + Biểu cảm + Thuyết minh
3- Nghị luận + Miêu tả + Biểu cảm + Thuyết minh
4- Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả + Nghị luận
5- Thuyết minh + Miêu tả + Nghị luận
6- Điều hành.
Bài tập 10:
Bài tập 11:
 Các kiến thức đã học trong băn bản tự sự giúp học sinh hiểu được nghệ thuật từ đó hiểu sâu nội dung tác phẩm tự sự .
 Ví dụ: hiểu yếu tố miêu tả nội tâm ,độ thoại nội tâm , giúp em hiểu và rung cảm trước diễn biến tâm trạng của ông Hai trong truyện “làng” của Kim Lân . 
Bài tập 12:
 Những kiến thức và kĩ năng đã học trong văn bản tự sự giúp học sinh hiểu sâu hơn , cung cấp sinh động cho học sinh nội dung ,sáng tạo khi làm bài .
 Cách dùng ngôi thứ nhất trong truyện “Chiếc lược ngà” giúp học sinh vận dụng cách kể ngôi thứ nhất khi kể lại một giấc mơ 
IV. Củng cố - dặn dò: (5’)
 Về làm bài thật kĩ vào tập để chuẩn bị thi hk I , chủ yếu là phần văn bản tự sự . Về nhà tự học phần văn học và tiếng Việt để thi đạt được kết quả cao. / .
.&?&.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15- tiết 75.doc