Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập Tiếng Việt

Ôn tập tiếng việt

A-Mục tiêu

 1.Kiến thức: -Qua giờ cho học sinh ôn lại kiến thức về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (Kết hợp lí thuyết và bài tập)

 -Kiểm tra việc vận dụng kiến thức vào bài viết cụ thể

 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài độc lập, sáng tạo

 3.Thái độ: Nghiêm túc khi học bài

B-Chuẩn bị

 GV -SGK, SGV ngữ văn lớp 9(Một số tình huống GV tham khảo trong bài soạn)

 -Bảng phụ, phấn màu

HS-Soạn theo sự hướng dẫn của GV,SGK

C-Phương pháp

 -Phương pháp qui nạp, ôn tập, tổng hợp

 -Tích hợp dọc, ngang

D-Tiến trình giờ dạy

 I.Ổn định tổ chức: (1)

 II.Kiểm tra : trong giờ

 III.Bài mới Giờ trước chúng ta đã ôn tập về tổng kết từ vựng như các biện pháp tu từ từ vựng, sự phát triển của từ vựng, thuật ngữ, trau dồi vốn từ. hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập về tiếng việt: Các phương châm hôi thoại, Xưng hô trong hôi thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/11/2009
Ngày giảng:
 Tiết73
ôn tập tiếng việt
A-Mục tiêu
 1.Kiến thức: -Qua giờ cho học sinh ôn lại kiến thức về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (Kết hợp lí thuyết và bài tập)
 -Kiểm tra việc vận dụng kiến thức vào bài viết cụ thể
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài độc lập, sáng tạo
 3.Thái độ: Nghiêm túc khi học bài
B-Chuẩn bị 
 GV -SGK, SGV ngữ văn lớp 9(Một số tình huống GV tham khảo trong bài soạn)
 -Bảng phụ, phấn màu
HS-Soạn theo sự hướng dẫn của GV,SGK
C-Phương pháp
 -Phương pháp qui nạp, ôn tập, tổng hợp
 -Tích hợp dọc, ngang
D-Tiến trình giờ dạy
 I.ổn định tổ chức: (1’)
 II.Kiểm tra : trong giờ
 III.Bài mới Giờ trước chúng ta đã ôn tập về tổng kết từ vựng như các biện pháp tu từ từ vựng, sự phát triển của từ vựng, thuật ngữ, trau dồi vốn từ. hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập về tiếng việt: Các phương châm hôi thoại, Xưng hô trong hôi thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Em hóy kể tờn cỏc phương chõm hội thoại đó học và nờu khỏi niệm của cỏc phương chõm hội thoại đú?
- Hs nhắc lại được cỏc phương chõm hội thoại đó học như sau:
Phương chõm về lượng.
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu của giao tiếp không thừa, không thiếu
VD:H Anh đã ăn cơm chưa?
TL Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này ..tôi vẫ chưa ăn cơm(Sai về lượng)
Phương chõm về chất.
Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực
VD:Con bò to gần bằng con trâu(Đ)
Con bò to gần bằng con voi(S)
Phương chõm quan hệ.
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
H Anh đi đâu đấy?
TL Con mèo đen đã chết
Tôi đi bơi(Đ)
Phương chõm cỏch thức.
Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ
VD:H Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
-Có 2 cách hiểu
+Con có thích ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
+Con có ăn vụng quả táo mẹ để trên bàn không?
Phương chõm lịch sự
Khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị khiêm tốn và tôn trọng người khác
? Hãy kể lại một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ?
- HS trình bày .
- GV nhận xét.
Tình huống 1:Trong giờ học Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mãi nhìn qua cửa sổ:
Em cho thầy biết sóng là gì?
 Học sinh:
Thưa Thầy “ Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ !
Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
Phương châm quan hệ(-)
Tình huống2:Người con đăng kí học tin học ngoài giờ, về nói với bố
-Bố ơi!Cho con tiền đóng để học tin học.
Người bố hỏi:
-tin học là gì con?Nhười con trả lời:
Tin học là ai tin thì đi học
-Không tuân thủ phương châm về chất
Tình huống 3:Người con đang học môn địa lí hỏi bố
Bố ơi! ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố?
Người bố đang mải đọc báo trả lời
Núi nào mà không nhìn thấy ngọn tức là núi cao nhất?
Phương châm quan hệ
Tình huống 4:Tham ăn
TH:5 Câu tục ngữ:Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe. Khuyên ta thực hiện phương châm nào trong hội thoại?
-Phương châm về chất
TH6:Hai câu hội thoại trong truyện "Lợn cưới áo mới "
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
-Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
-A. Phương châm về lượng 
B Phương châm về chất.
C. Phương châm lịch sự.
? Thế nào là xưng hụ trong hội thoại và nờu cỏc từ ngữ dựng để xưng hụ?
Tiếng việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm
Người nói phải căn cứ vào đối tượng và đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp
- Gv cho hs tự nhắc lại cỏc khỏi niệm đú và kể tờn cỏc từ ngữ dựng trong hội thoại 
Nhóm từ xã hội
Từ ngữ cụ thể
Cách dùng
Đại từ xưng hô(Nhân xưng)
-Tôi, tớ, chúng tôi
-Nó hắn,chúng nó
Ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3
Dùng chỉ quan hệ họ hàng, chức vụ
Em, anh chị, chú, cô, dì, thầy, cô..
-Thủ trưởng, giám đốc, bác sĩ
Dùng theo vai quan hệ Trên dưới, nghề nghiệp
Danh từ chỉ tên riêng
Mai, Lan, Hoa, Huệ
Dùng để gọi tên, xưng tên
?Khi xưng hô người nói phải căn cứ vào điều gì để xưng hô cho thích hợp?
Căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống gt 
VD: -Người nói căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
 -Đối tượng:
+ Với người trên -> bác, anh, chị- kính trọng lễ phép
 + Với bạn bè -> cậu, mình- thân mật. 
+ Trong hội nghị, nghi lễ->tôi, chúng tôi- đúng lễ nghi
GV:Như vậy tuỳ hoàn cảnh giao tiếp mà sử dụng từ ngữ xưng hô cho thích hợp
Chẳng hạn Chị của mình là cô giáo dạy mình trong lớp học phải xưng là cô-em nhưng ngoài đời phải xưng là chị -em
hoặc một người bạn mới quen ta có thể xưng mình-bạn nhưng khi thân ta có thể xưng tớ- cậu..
? Trong tiếng Việt xưng hô thường tuân theo phương châm xưng khiêm hô tôn. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho VD minh hoạ
2HS phát biểu, GV chốt
-Xưng khiêm: khiêm tốn
-Hô tôn: tôn trọng
GV nhấn mạnh : Khi xung hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường, gọi người đối thoại một cách tôn kính.
+ Thời trước : - Bệ hạ -> vua
 - Bần tăng -> nhà sư nghèo
 - Bần sĩ -> kẻ sĩ nghèo
 + Thời nay - Quý ông, quý bà, quý cô
 - Gọi thay con : em – bác
 cháu - ông
VD: Nói với người trên: Cháu chào bác ạ
? Vỡ sao khi giao tiếp người núi phải hết sức chỳ ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hụ?
- Gv cho hs thảo luận nhúm.
-Trong tiếng việt khi giao tiếp phải chọn từ ngữ xưng hô.
- Từ xưng hô trong tiếng việt phong phú: 
Khụng chỉ dựng đại từ xưng hụ.
Cú thể dựng 
+ dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc 
+ Dùng danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, tên riêng
- Mỗi từ ngữ xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe (thân hay sơ), khinh hay trọng à...Nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phù hợp với tình huống và quan hệ thì sẽ không đạt được hiệu quả thực tiễn của quá trình giao tiếp vì vậy chúng ta cần lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp.
? HS phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
-Cách dẫn trực tiếp:Là nhắc lại nguyên ven không sửa đổi lời hay ý của của người hoặc nhân vật, sử dụng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm theo thêm dấu ngoặc kép
-Cách dẫn gián tiếp:Là nhắc lại lời hay ý của mình hoặc nhân vật có điều chỉnh theo kiểu thuật lại không giữ nguyên vẹn, không dùng dấu hai chấm
Trong hai cách dẫ trên thường dùng thêm “Rằng” “Là” để ngăn cách phần được dẫn với phần của người dẫn
- HS đọc đoạn trích SGK- 191
? Chuyển những lời thoại thành lời dẫn gián gián tiếp ? Phân tích thay đổi về từ ngữ ?
- HS đọc trước lớp 
- GV nhận xét.
(Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh đã bị dẹp tan.)
Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp 
Từ xưng hô 
tôi (ngôi thứ nhất) chúa công
(ngôi thứ hai) 
nhà vua (ngôi thứ ba) vua Quang Trung
(ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa 
 điểm
 đây 
(tỉnh lược) 
Từ chỉ thời gian
 bây giờ 
 bấy giờ 
I-Các phương châm hội thoại
 1.Các phương châm
 -Về lượng
 -Về chất
 -Về quan hệ
 -Về cách thức
 -Về lịch sự
 2.Bài tập: Xác định tình huống phương châm hội thoại
II.Xưng hô trong hội thoại
-Căn cứ vào đối tượng vàđặc điểm của tình huống giao tiếp 
-Khi xưng hô cần tôn trọng, khiêm tốn với người nghe
-Lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp.
III-Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
2. .Bài tập 2/190
Xưng hụ: tụi (I) = nhà vua (III)
Chỳa cụng (II) = vua Quang Trung (III)
Tỉnh lược từ chỉ địa điểm (đõy)
Từ chỉ thời gian: bõy giờ = bấy giờ.
IV-Củng cố: (3’)
 -Nhắc nhở học sinh ôn tập lại toàn bộ từ vựng đã học
V-Hướng dẫn về nhà: (2’)
 -Xem lại những kiến thức về từ vựng : trường từ vựng- từ mượn- từ hán việt
 -Các biện pháp tu từ
-Giờ sau kiểm tra 1tiết Tiếng Việt, 
- Ôn tập để giờ sau kiểm tra về thơ truyện hiện đại. 
E-Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 71ngu van9.doc