I. LÀNG-Kim Lân-1948:
KIM LÂN là nhà văn có sở trường về truyện ngắn , am hiểu về nông thônvà người nông dân nên những truyện đặc sắc và thành công của ông là những truyện viết về nông thôn. Một trong số những truyên ngắn đặc sắc của ông là truyện ngắn “Làng” .
Truyện thể hiện tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân thời kì chống Pháp.
ÔNG HAI, một người nông dân yêu làng quê sâu sắc, kháng chiến bùng nổ, ông không muốn rời bỏ làng để đi tản cư. Đồi với ông, làng là nơi quê cha đất tổ, là nơi chôn nhau cắt rốn, biết bao vui buồn gắn bó với ông. Vẫn biết “tản cư âu cũng là kháng chiến” nhưng ông vẫn muốn ở lại làng “trực tiếp kháng chiến”. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, ông Hai buộc lòng phải theo vợ con đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông nhớ làng lắm, hình ảnh làng Chợ Dầu luôn khắc khoải khoải trong ông.
Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc làm ông điếng người: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi,tưởng như đến không thở được giọng lạc hẳn đi”. Ông đau xót nhục nhã, không dám nhìn ai, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”, sợ người ta biết mình ở cái làng theo giặc. Đau xót bế tắc, suốt mấy ngày liền ông Hai ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi, ”không dám bước chân ra đến ngoài”, cả nhà ông sống trong bầu không khí ảm đạm “gian nhà lặng đi,hiu hắt”. Ông Hai băn khoăn lo lắng đến khổ sở : “Chao ôi, cực nhục chưa, cả làng làm Việt gian! Rồi đây làm ăn buôn bán ra sao. Ai người ta buôn bán mấy”. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, gia đình ông rơi vào tình thế căng thẳng bế tắc, “Thật là tuyêt đường sinh sống đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dầu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng mặt mũi nào đi đến đâu.”
ÔN TẬP TRUYỆN VIỆT NAM I. LÀNG-Kim Lân-1948: KIM LÂN là nhà văn có sở trường về truyện ngắn , am hiểu về nông thônvà người nông dân nên những truyện đặc sắc và thành công của ông là những truyện viết về nông thôn. Một trong số những truyên ngắn đặc sắc của ông là truyện ngắn “Làng” . Truyện thể hiện tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân thời kì chống Pháp. ÔNG HAI, một người nông dân yêu làng quê sâu sắc, kháng chiến bùng nổ, ông không muốn rời bỏ làng để đi tản cư. Đồi với ông, làng là nơi quê cha đất tổ, là nơi chôn nhau cắt rốn, biết bao vui buồn gắn bó với ông. Vẫn biết “tản cư âu cũng là kháng chiến” nhưng ông vẫn muốn ở lại làng “trực tiếp kháng chiến”. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, ông Hai buộc lòng phải theo vợ con đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông nhớ làng lắm, hình ảnh làng Chợ Dầu luôn khắc khoải khoải trong ông. Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc làm ông điếng người: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi,tưởng như đến không thở đượcgiọng lạc hẳn đi”. Ông đau xót nhục nhã, không dám nhìn ai, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”, sợ người ta biết mình ở cái làng theo giặc. Đau xót bế tắc, suốt mấy ngày liền ông Hai ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi, ”không dám bước chân ra đến ngoài”, cả nhà ông sống trong bầu không khí ảm đạm “gian nhà lặng đi,hiu hắt”. Ông Hai băn khoăn lo lắng đến khổ sở : “Chao ôi, cực nhục chưa, cả làng làm Việt gian! Rồi đây làm ăn buôn bán ra sao. Ai người ta buôn bán mấy”. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, gia đình ông rơi vào tình thế căng thẳng bế tắc, “Thật là tuyêt đường sinh sốngđâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dầu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng mặt mũi nào đi đến đâu.” Từ chỗ yêu tha thiết cái làng Chợ Dầu, ông Hai đâm ra thù làng: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. ”Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù.” Khi nghe tin làng không theo giặc, ông Hai vụt rạng rỡ hẳn lên, bao nhiêu đau đớn tủi cực đã được thay bằng niềm vui sướng hả hê. Ông Hai như người vừa được hồi sinh “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”. Ông khoe khắp nơi: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Đáng lẽ ông phải buồn vì cái tin ấy chứ? Nhưng không. Bởi ông đang tràn ngập trong niềm vui.Vui vì thoát khỏi cái ách làng làm Việt gian. Cái tin làng bị Tây đốt, nhà bị cháy xác nhận làng ông vẫn là làng kháng chiến, làng yêu nước không theo giặc. LÀNG của Kim lân có cốt truyện đơn giản nhưng vẫn có một sức hấp dẫn đối với người đọc bởi nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật. Hình tượng ông Hai được khắc hoạ sắc sảo, chân thực và sinh động. Đó là một người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thời điểm 1948 với những nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới nhưng học vấn có hạn, vốn từ ngữ hiểu biết chưa nhiều nên “gét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy”. Người nông dân đóyêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc, thích khoe làng, thích nghe tin tức chính trị, tủi nhục đau đớn khi nghe tin làng theo giặc, vui mừng như trẻ thơ khi biết làng mình không theo giặc. Tình cảm đó thật đẹp đẽ và cảm động. II. LẶNG LẼ SA PA - Nguyễn Thành Long .- 1970: NGUYỄN THÀNH LONG , một cây bút chuyên về truyện ngắn, truyện của ông tập trung ca ngợi những con người lao động mới, dám nghĩ, dám làm, không sợ khó khăn gian khổ,say mê trong lao động, nhân hậu và yêu cuộc sống. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn tiêu biểu như thế. Truyện viết về một cuộc gặp gỡ tình cờ, giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ mới ra trường với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Trong đó nhân vật tiêu biểu nhất là anh thanh niên. Anh đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. ANH THANH NIÊN 27 tuổi sống độc thân, đơn độc trên đỉnh núi. Theo bác lái xe, một nhân vật trong truyện, thì anh là người “cô độc nhất thế gian”. Đôi lúc “thấy thèm người quá” phải chặn xe qua đèo “để được nói chuyện với người cho đỡ nhớ”. Tuy vậy anh hiểu rất rõ công việc của mình.chấp nhận sống trong hoàn cảnh cô độc buồn tẻ làm công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng. tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đó không khó chỉ cần xem xét, kiểm tra, theo dõi các máy ở vườn khí tượng một cách đều đặn theo chu kì khép kín của ngày giờ, nhưng đòi hỏi anh phải có đức tính kiên trì, tỉ mỉ, nghiêm túc, tận tuỵ với công việc. Bởi ở Sa Pa thời tiết khắc nghiệt, có những đêm mưa bão, giá rét, tuyết rơi, nhưng đúng một giờ sáng là phải thức dậy để lấy số liệu báo về cơ quan qua máy bộ đàm . Qua cái nhìn của ông hoạ sĩ, tuy sống cô độc, một mình nhưng người thanh niên ấy vẫn rất lạc quan, yêu đời. Anh sống gọn gàng ngăn nắp trong “một căn nhà ba gian sạch sẽ với bàn ghế, sách vở, biểu đồ, máy bộ đàm”, một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với công việc. Để mang lại niềm vui cho mình, ngoài giờ làm việc anh còn trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. Công việc cũng là niềm vui của cuộc sống, bởi vậy anh tâm sự với ông hoạ sĩ “Công việc của cháu là gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Anh rất quí trọng tình cảm con người, quan tâm đến mọi người xung quanh.gởi biếu vợ bác lái xe củ tam thất để phục hồi sức khoẻ khi biết bà mới ốm dậy, tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ khi lần đầu cô lên chơi, biếu trứng cho ông hoạ sĩ và cô kĩ sư làm thức ăn khi đi đường. Anh thanh niên còn là một con người khiêm tốn. Khi ông hoạ sĩ vẽ chân dung anh, anh đã từ chối và giới thiệu với ông những người, theo anh, còn xứng đáng hơn anh rất nhiều. Chính vì tất cả những nét tính cách đó của anh thanh niên đã làm cho cô kĩ sư phải khâm phục, đặc biệt cô khâm phục ở anh về “cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp” cô “yên tâm hơn về quyết định cũa mình” khi sẵn sàng rời cuộc sống ở chốn phồn hoa đô thị để nhận công tác tại vùng Lai Châu. Đọc LẶNG LẼ SA PA của Nguyễn thành Long người đọc cảm nhận được cách kể chuyện nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm đẫm chất thơ của ông. Lặng lẽ mà không buồn tẻ, con người ở nơi đây đang từng ngày thầm lặng cống hiến sức lực của mình, thầm lặng đem lại hương sắc cho cuộc sống. III. CHIẾC LƯỢC NGÀ - Nguyễn Quang Sáng -1966: NGUYỄN QUANG SÁNG ,quê ở An Giang, từng trực tiếp tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ tại chiến trường Nam Bộ. Ông bắt đầu viết văn từ sau năm 1954.Nhà văn sáng tác với khá nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phimvà hầu như chỉ viết về cuộc sốngvà con người Nam Bộ qua hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.Truyện ngắn của ông có nhiều thành công trong việc xây dựng khung cảnh thiên nhiên và khắc hoạ tính cách con người Nam Bộ.”Chiếc lược ngà” là một trong số những tác phẩm của ông thể hiện được điều đó. CHIẾC LƯỢC NGÀ là một câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. ÔNG SÁU, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nướcđã tham gia hại cuộc káng chiến chống Pháp và Mỹ. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 đến năm 1954, hoà bình lập lại, ông mới có dịp trở về thăm nhà. Ngày ra đi con gái ông chưa đầy một tuổi, nay trở về “Cái tình người cha cứ nôn nao trong người ông”.Ông khao khát được con “chạy xô vào lòng”, “ôm chặt lấy cổ”, được nghe con cất tiếng gọi “ba”. Éo le thay! Bé Thu, con gái ông, không nhận ra ông là cha của nó, bởi trên khuôn mặt ông có một vết thẹo dài bên má, vết thẹo ấy “giần giật ,trông rất dễ sợ”nhất là mỗi khi ông xúc động. Đến khi bé Thu biết được ônh Sáu chính là cha của mình vì “ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương”, tình yêu thương cha xen lẫn hối hận “nó ôm chặt lấy cổ ba nó Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ , hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Nó muốn níu giữ ba ở nhà, không cho ba đi nữa. Tình huống ấy tạo xúc động cho mọi người.Bé Thu.một cô bé có cá tính mạnh mẽ, em rất yêu thương cha nhưng cũng rất hồn nhiên ,ngây thơ, rạch ròi trong tình cảm. Sau khi chia tay với gia đình, trở về khu căn cứ, ông Sáu nhớ con không nguôi. Nỗi day dứt ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc mình đã lỡ tay đánh con. Ông nhớ lời dặn của bé Thu trong lúc mếu máo khi chia tay “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nha ba” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà tặng con. Sau khi kiếm được một khúc ngà, ông đã dành hết tâm trí,công sức,tỉ mỉ “cố công như một người thợ bạc”, “cưa từng chiếc răng lược, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.Chiếc lược đã thành một vật quý gía thiêng liêng, để mỗi khi nhớ con “anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Nhưng rồi ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con chiếc lược. Câu chuyện về chiếc lược ngà làm người đọc cảm động vì tình cha con thắm thiết đẹp đẽ. Nhưng cảm động hơn là nó còn khiến cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà con người phải gánh chịu vì chiến tranh. CHIẾC LƯỢC NGÀ của Nguyễn Quang Sáng có cốt truyện khá chặt chẽ,có những yếu tố bất ngờ mà hợp lí đã lôi cuốn được người đọc. Bên cạnh đó việc chọn ngôi kể, người kể chuyện rất phù hợp cũng góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện.
Tài liệu đính kèm: