QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ CỔ
(Chủ đề nâng cao -Ngữ Văn lớp 9)
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp hs
- Cảm nhận vẻ đẹp của quê hương đất nước thể hiện trong thơ cổ - một đề tài quen thuộc trong thơ văn .
- Bồi dưỡng lòng tự hào, yêu quê hương đất nước
B/ Thời gian :( 4 tiết )
*Tiết 1 -2: Cảnh đẹp đất nước bốn mùa .
*Tiết 3-4: Những thắng cảnh quê hương
C/ Nội dung kiến thức :
*Tiết 1 -2: Cảnh đẹp đất nước bốn mùa
I. Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS cảm nhận được tất cả những nét đẹp tiêu biểu ,đặc trưng của quê hương trong những thời điểm từng mùa
-Bồi dưỡng tình yêu , lòng tự hào quê hương đất nước mình tươi đẹp
II. Nội dung cụ thể:
Cảnh vật quê hương đất nước thể hiện trong thơ cổ khá rõ nét , từng mùa có vẻ đẹp đặc trưng :
* Đề tài về quê hương luôn là đề tài tạo nguồn cảm hứng, say mê đối với thi nhân . họ luôn bị cuốn hút, hoà nhập, đồng cảm, để khám phá ra vẻ đẹp vốn có của cảnh vật thiên nhiên :
- Vẻ đẹp sống động, trữ tình : có hình ảnh, thơ mộng, bình dị, phong phú
- Vẻ đẹp biến đổi theo thời gian, không gian, ở mọi thời điểm, ở mọi nơi
- Gắn với tên đất, tên làng, gắn với những chiến công kì tích
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ CỔ (Chủ đề nâng cao -Ngữ Văn lớp 9) A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp hs - Cảm nhận vẻ đẹp của quê hương đất nước thể hiện trong thơ cổ - một đề tài quen thuộc trong thơ văn . - Bồi dưỡng lòng tự hào, yêu quê hương đất nước B/ Thời gian :( 4 tiết ) *Tiết 1 -2: Cảnh đẹp đất nước bốn mùa . *Tiết 3-4: Những thắng cảnh quê hương C/ Nội dung kiến thức : *Tiết 1 -2: Cảnh đẹp đất nước bốn mùa I. Mục tiêu cần đạt: -Giúp HS cảm nhận được tất cả những nét đẹp tiêu biểu ,đặc trưng của quê hương trong những thời điểm từng mùa -Bồi dưỡng tình yêu , lòng tự hào quê hương đất nước mình tươi đẹp II. Nội dung cụ thể: Cảnh vật quê hương đất nước thể hiện trong thơ cổ khá rõ nét , từng mùa có vẻ đẹp đặc trưng : * Đề tài về quê hương luôn là đề tài tạo nguồn cảm hứng, say mê đối với thi nhân . họ luôn bị cuốn hút, hoà nhập, đồng cảm, để khám phá ra vẻ đẹp vốn có của cảnh vật thiên nhiên : - Vẻ đẹp sống động, trữ tình : có hình ảnh, thơ mộng, bình dị, phong phú - Vẻ đẹp biến đổi theo thời gian, không gian, ở mọi thời điểm, ở mọi nơi - Gắn với tên đất, tên làng, gắn với những chiến công kì tích @Ví dụ: 1. Cảnh vật mùa xuân : a) Chim hót véo von, liễu nở đầy Thềm hoa chiều ánh bóng mây tan Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân sự Chi tựa bao lơn đứng ngắm trời ( Cảnh mùa xuân - Trần Nhân Tông ) => Cảnh mênh mông, giàu hình ảnh, với không gian rộng . Cảnh huyền ảo, thơ mộng trong ánh hoàng hôn nhẹ nhàng, khiến cho con người muốn khám phá bí ẩn của thiên nhiên . b) Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn Đầy sân mưa bụi nở hoa xuân ( Cuối xuân tức sự - Nguyễn Trãi ) => Bức tranh cảnh vật yên tĩnh, vắng vẻ của ngày xuân muộn chuyển dần sang hạ bằng tín hiệu hoa xoan nở ( của mùa hè ). Trong bức tranh làng quê có âm thanh quen thuộc : tiếng cuốc kêu ; có hình ảnh bình dị : hoa xoan nở, cơn mưa bụi c) Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời Đường đồng quạnh quẽ thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi ( Bến đò xuân đầu trại - Nguyễn Trãi ) => Cảnh đẹp mùa xuân của quê hương Nguyễn Trãi : không gian huyền ảo nhưng có vẻ hoang vắng ( cái nhìn chi phối bởi tâm trạng cô đơn của thi sĩ trong những ngày cuối đời ở quê nhà ) d) Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Truyện Kiều - Nguyễn Du ) => Bức tranh thiên nhiên rực rỡ ánh sáng , màu sắc trong trẻo của bầu trời " thanh minh ". Đó là tổng thể hài hoà giữa bức phông nền màu thiên nhiên và những cánh én sắc nét, giữa cành lê trắng trên nền cỏ mùa xuân tươi xanh, trải rộng 2. Cảnh vật mùa hè : a) Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông => Bức tranh đêm trăng mùa hè gọi mời, quyến rũ bởi âm thanh tha thiết của chim quyên, bởi không gian huyền ảo của không gian bàng bạc . Bức tranh cũng thật bí ẩn cần khám phá bởi sự lập loè ẩn hiện của hoa lựu đỏ trong tán lá xanh b) Sen nõn bên ao đêm trước hè Song mai đã thoắt chớm hè sang Lưng trời gió vút diều ngân vắng Khắp chốn cành cao chim ríu ran ( Đầu mùa hạ - Nguyễn Khuyến ) => Cảnh vật đất trời như trẻ lại, mới mẻ, tràn đầy âm thanh, chói chang màu sắc . Một không gian êm ả, thanh bình của một làng quê vào hè có ao sen toả hương ngào ngạt, có tiếng sáo diều ngân nga, có tiếng chim rộn rã c) Rỗi hóng mát thử ngày trương Hoè lục đùn đùn tán rợp trương Thạch lưu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tịm mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương ( Cảnh tình mùa hè - Nguyễn Trãi ) => Bức tranh mùa hè đầy màu sắc ( ngào ngạt hương thơm ) của những hình ảnh điển hình : hoa hoè, lựu, sen .Và cũng thật sống động bởi âm thanh tiếng ve ngân 3. Cảnh vật mùa thu : a) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợi tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh biếc Ngõ trúc quanh co khách vắng teo ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến ) => Bức tranh cảnh vật làng quê VN vùng đồng chiêm trũng Nam Bộ . Đó là bức tranh làng quê mùa thu bình dị nhưng rất thực, rất đặc trưng, rất tĩnh lặng với nhiều cấp độ màu xanh : xanh của bèo, xanh của sóng, xanh của trúc, xanh của mây, xanh của trời . Và điểm xuyết một nét vàng của lá thu rơi nhẹ .=> Một bức tranh đẹp, giàu hình ảnh, đường nét, và độ đậm nhạt của sự pha màu b) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu Nước biếc trong như từng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào ( Thu vịnh - Nguyễn Khuyến ) => Bức tranh cảnh vật làng quê mùa thu được gợi lên bằng những đường nét, màu sắc, âm thanh, không gian : ( vòm trời cao xanh, gió nhẹ, nước biếc, cành trúc phất phơ, trăng sáng , hoa nở, tiếng chim trời lạc bầy). Đó là một bức tranh cảnh vật làng quê mùa thu tiêu biểu : đẹp, man mác buồn c) Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vay then ( Thuật hứng XXIV - Nguyễn Trãi ) => Bức tranh cuộc sống quê kiểng tao nhã, nên thơ, đậm đà phong vị dân tộc . II .Bài tập : 1. Sưu tầm những bài thơ ca ngợi cảnh vật quê hương 2. Cảm nghĩ về quê hương tươi đẹp *Tiết 3-4: Những thắng cảnh quê hương I. Mục tiêu cần đạt: -Giúp HS cảm nhận được tất cả những cảnh đẹp tiêu biểu , những thắng cảnh của quê hương mang đậm dấu ấn lịch sử -Bồi dưỡng tình yêu , lòng tự hào quê hương đất nước mình tươi đẹp II. Nội dung cụ thể: 1. Cảnh đẹp của những địa danh nổi tiếng : -Là những địa danh in đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc: Ải Chi Lăng, sông Bạch Đằng ... -Những danh lam thắng cảnh *Ví dụ: a) Dãy núi giăng giăng cao tựa mây Cửa chia nam bắc chính là đây => Cảnh vật của ải Chi Lăng : hùng vĩ, hiểm trở với những dãy núi ngất trời, là nơi chôn vùi bao lớp quân xâm lược phương Bắc, chúng phải thừa nhận " Quỷ môn quan thập nhân khử, cửu bất toàn " ( Quỷ môn quan mười người qua, chín người không về ): Là nơi Lê Hoàn phá tan quân Tống (981), chống Tống thời Lý, chống Nguyên - Mông thời Trần, nơi nghĩa quân Lam Sơn giết Liễu Thăng mở đầu thắng lợi cuộc khởi nghĩa 10 năm chống giặc Minh b) Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà (Qua đèo Ngang -Bà Huyện Thanh Quan) => Bức tranh Đèo Ngang hoang vu, đầy sức sốngcủa tạo vật cây cối . Được mệnh danh là " Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân " c) Biển rung gió bất thế bừng bừng Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng Kình ngạc băm vằm non mấy khúc Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng Quan hà hiểm yếu trời kia đặt Hào kiệt công danh đất ấy từng ( Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi ) => Vùng núi non hiểm trở, hùng vĩ của của Bạch Đằng - nơi in đậm chiến công các anh hùng thuở trước chống quân xâm lược ( nhà Trần đại thắng quân Nguyên - Mông năm 1288 ) d) Nhật lệ đá ngầm dòng xiết mạnh Đô Mâu dầm nước núi bao quanh => Cửa ải Quảng Trị nổi tiếng đi vào thơ Nguyễn Khuyến : Khung cảnh hùng vĩ, kì thú với dòng Nhật Lệ chảy xiết giữa những tảng đá ngầm lởm chởm, Với địa danh Đô Mâu có nước, có nước tạo thành bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp e) Như toà sen nổi trên mặt nước Như cảnh tiên rớt xuống trần gian ( Nguyễn Trãi ) => Bức tranh núi Dục Thuý hoành tráng, hùng vĩ nhưng cũng thật thơ mộng g) Một mâm lam biếc lắng gương trong Muôn hộc xanh om mái tóc rũ ( Cảnh Vân Đồn - Nguyễn Trãi ) h) Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm Trong ghềnh thông mọc như nêm Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm ( Côn Sơn Ca - Nguyễn Trãi ) II .Thái độ, tâm trạng của tác giả chính là những yếu tố chi phối nội dung cảm xúc của tác phẩm: - Yêu thiên nhiên đất nước - Hoà mình vào thiên nhiên - Tự hào về quê hương đất nước tươi đẹp III. Bài tập: Viết bài cảm nhận của em về cảnh vật quê hương trong thơ văn đã học
Tài liệu đính kèm: