Giáo án môn Ngữ văn 9 - Sang thu (Hữu Thỉnh)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Sang thu (Hữu Thỉnh)

SANG THU

 (Hữu Thỉnh)

 A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh :

Phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên , đất trời từ cuối hạ sang thu.

 Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm , phân tích thơ trữ tình.

 Giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên.

 B.Phương pháp :

 Nêu vấn đề, phân tích

 C .Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tranh về mùa thu.

 Học sinh: Đọc bài mới ở nhà, soạn theo hệ thống câu hỏi sgk.

 D. Tiến trình lên lớp:

 I . Ổn định:

 II. Bài củ:

 Đọc bài thơ Viếng lăng Bác. Phân tích hình ảnh ẩn dụ: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng_Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm
Tiết 121 Sang thu 
 (Hữu Thỉnh)
 A. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh :
Phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên , đất trời từ cuối hạ sang thu. 
 Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm , phân tích thơ trữ tình.
 Giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên.
 B.Phương pháp :
 Nêu vấn đề, phân tích
 C .Chuẩn bị:
 Giáo viên: Tranh về mùa thu. 
 Học sinh: Đọc bài mới ở nhà, soạn theo hệ thống câu hỏi sgk.
 D. Tiến trình lên lớp:
 I . ổn định:
 II. Bài củ:
 Đọc bài thơ Viếng lăng Bác. Phân tích hình ảnh ẩn dụ: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng_Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".
 III . Bài mới.
 1.Giới thiệu bài:
 2.Các hoạt động:
HĐ 1.
HS đọc sgk phần chú thích.tác giả.
GV hướng dẫn đọc. gọi HS đọc.
HĐ 2
HS đọc Khổ thơ 1
Nhà thơ cảm nhận đất trời sang thu từ những gì? Từ "bổng" biểu hiện điều gì?(bất ngờ)
Gió se là thế nào? (Hơi lạnh, hơi khô) Có từ nào gần nghĩa với từ phả? Dùng từ phả có gì hay hơn?(Thổi, bay, lan, tỏa. Phả: hương nồng, sực, tỏa mạnh)
?Sương chùng chình... Hình ảnh thơ gợi điều gì? (Đủng đỉnh, chầm chậm từ láy gợi hình, nhân hoá.)
?Theo em, mùa thu đã về chưa? tại sao tác giả lại nói: hình như...?
Sử dụng nghệ thuật đó có giá trị ntn ?
Tác giả cảm nhận ntn ?
?Đọc thầm khổ thơ thứ 2và cho biết biến chuyển của đất trời được miêu tả qua những hình ảnh nào?
Tại sao sông dềnh dàng, chim vội vã?
Em hiểu đám mây vắt nữa mình...là thế nào?Giá trị nghệ thuật của hình ảnh?
Đọc khổ thơ 3.
Thiên nhiên sang thu còn được diễn tả bằng hình ảnh nào nữa?
 T/G viết: "Sấm cũng bớt bất ngờ , trên hành cây đứng tuổi." Câu thơ gợi điều gì?
Theo em câu thơ hay trong bài là câu thơ hay? Vì sao?
HS phân tích , thảo luận.
?Em có nhận xét gì về cách cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
Qua bài thơ T/G thể hiện cảm xúc gì?
HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ 3
I . Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả: (Xem sgk.)
 2. Đọc – Tìm hiểu chú thích.
II. Phân tích.
1. Sự biến đổi của đất trời sang thu
- Bổng ... hương ổi phả vào trong gió se
- Sương chùng chình... => từ láy gợi hình, nhân hoá.
Hình như ...=> ngỡ ngàng, bối rối.
 Sông dềnh dàng,
 Chim vội vã.
 Đám mây mùa hạ vắt nữa mình sang thu.
=> Liên tưởng sáng tạo, đẹp: Hình ảnh giao mùa: hạ_ thu 
_Vẫn còn nắng, vơi dần cơn mưa, sấm bớt bất ngờ ...=> mùa hạ chưa hết, mùa thu mới sang.
_ Hàng cây đứng tuổi=> sự trãi nghiệm: 
 tả cảnh sang thu và suy nghiệm về con người, cuộc sống.
2 . Cảm xúc của nhà thơ.
 - Quan sát tinh tế.Cảm nhận bằng nhiều giác quan.
 _Yêu thiên nhiên , yêu đất trời và mùa thu của quê hương Việt Nam 
*Ghi nhớ (SGK)
 IV . Luyện tập.
Làm bài tập 4 sgk.
 3. Củng cố: 
 Đọc diễn cảm bài thơ . Nhắc lại nội dung, nghệ thuật bài thơ.
 E.Dặn dò:
 	 - Học thuộc bài thơ , nắm nội dung , nghệ thuật .
 - Viết hoàn chỉnh bài tập 4.
 - Chuẩn bị bài "Nói với con" theo hệ thống câu hỏi sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 121.doc