Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 140

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 140

VĂN BẢN PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 _Lê Anh Trà_

I. Mục tiêu cần đạt:

 * Giúp HS :

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác .

II. Chuẩn bị:

 - GV: Soạn giáo án; Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về phong cách của Bác.

 - HS: Xem SGK, soạn bài,tham khảo, sưu tầm tranh ảnh , bài viết về phong cách của Bác.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1p)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4p)

 GV: Kiểm tra sự chuẩn bị tập, sách, bài của học sinh.

 3. Bài mới:

 

doc 153 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2008
Ngày dạy: 25/08/2008
Tuần 01 - Tiết 01,02
 Bài 01
VĂN BẢN PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 _Lê Anh Trà_
I. Mục tiêu cần đạt:
 * Giúp HS :
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 - Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác .
II. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án; Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về phong cách của Bác.
 - HS: Xem SGK, soạn bài,tham khảo, sưu tầm tranh ảnh , bài viết về phong cách của Bác.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
	GV: Kiểm tra sự chuẩn bị tập, sách, bài của học sinh.
 3. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
3p
15p
25p
30p
5p
5p
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI
 GV giới thiệu khái quát tầm vóc văn hoá của HCM : HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá của thế giới.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Sau đó dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
 . Hướng dẫn đọc VB,tìm hiểu từ khó, tìm bố cục:
 - Cách đọc: giọng chậm, bình tĩnh.
 - Gv đọc mẫu đoạn 1, HS đọc tiếp đến hết, GV nhận xét .
 - Hướng dẫn tìm hiểu từ khó( chú thích SGK tr. 7)
 - GV yêu cầu HS tìm bố cục của VB, HS tìm, phát biểu, GV nhận xét.
 * Bố cục: + Đoạn 1(từ đầu đến"rất hiện đại"):Quá trình hình thành và điều kì lạ trong phong cách văn hóa HCM.
 + Đoạn 2(phần còn lại) : Nét đẹp trong lối sống thanh cao mà giản dị của Bác.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn phân tích sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
-HS: Đọc lại đoạn 1 tr. 5
-GV hỏi: Mở đầu bài viết tg đã khái quát vốn tri thức văn hóa của Bác Hồ như thế nào?
-Gợi ý: Hết sức sâu rộng "Trong cuộc đời khá uyên thâm"
-GV hỏi: HCM đã tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại bằng những con đường nào?
-Gợi ý: +Đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới
 + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Pháp, Anh , Hoa, Nga..).
 +Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
 +Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
-GV hỏi : Tác giả đã đưa ra lời bình luận gì về vốn tri thức của Bác? (HS tìm trong đoạn 1).
-Gợi ý: "Có thể nóinhư Chủ Tịch Hồ Chí Minh"
-GV hỏi: Điều quan trọng là người đã tiếp thu như thế nào?
-Gợi ý : +Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 +Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế,tiêu cực.
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế
-GV sơ kết : Chỗ độc đáo và kì lạ nhất trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế . Một phong cách rất Việt Nam,rất phương đông nhưng cũng đồng thời rất mới ,rất hiện đại
HOẠT ĐỘNG 4: Phân tích nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
- HS: Đọc lại đoạn 2 SGK tr. 6, 7.
 -GV hỏi: Mở đầu đoạn 2, Tác giả đã đưa ra lời bình luận thật ấn tượng về lối sống giản dị của Bác. Em hãy chỉ ra lời bình luận đó?
 -Gợi ý: "Lần đầu tiên cung điện của mình"
 -GV giảng : Cùng với lời bình luận đó tg đã sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách HCM : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi. Tg đã khiến cho người đọc liên tưởng đối chiếu giữa các hình ảnh : cung điện của những ông vua ngày xưa, những tòa nhà nguy nga tráng lệ của những vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới với ngôi nhà sàn giản dị của Bác.
 - GV hỏi : Lối sống giản dị của Bác được tg kể trên những phương diện nào?
 - HS:Ttìm dẫn chứng trong bài.
 - GV: Kết hợp cho HS xem tranh.
 - Gợi ý : + Nơi ở ( chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh chiếc ao,chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách để họp bộ chính trị, làm việc và ngủ)
 + Trang phục (bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ); tư trang (chiếc va li con với vài bộ áo quần ,vài vật kỉ niệm..)
 + Ăn uống đạm bạc (cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém, cháo hoa)
 (Đây là những dẫn chúng tiêu biểu trong lối sống hằng ngày của Người)
 - GV hỏi : Đấy có phải là lối sống khắc khổ, hay là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời hay không?
 _ Gợi ý: Không phải. Đây là một cách sống có văn hóa, giản dị, tự nhiên. Cái đẹp là cái giản dị,tự nhiên.
 Bác đã từng tâm sự rằng : ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâm nguyện cứu nước, cứu dân, Bác sẽ " làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồøng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu với vòng danh lợi".
 -GV giảng : Phong cách HCM mang nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam, gợi nhớ đến cách sống của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi về lại Côn Sơn để làm bạn với suối chảy rì rầm, với bàn đá rêu phơi, với bóng mát của rừng thông, rừng trúc xanh mát một màu( nhắc HS nhớ lại đoạn trích Côn Sơn Ca- Ngữ Văn 7).Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú điền viên với cảnh sống nơi thôn dã " Một mai, một cuốc, một cần câu",với cảnh thanh bần "Thu ăn măng trúc,đông ăn giá_ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" : cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao để di dưỡng tinh thần.
 Lối sống của Bác là một lối sống rất dân tộc, in đậm nét đẹp của truyền thống, nhưng vẫn rất hiện đại. Phạm Văn Đồng đã từng nói "Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi ,phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệc của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giớngày nay".(Đức tính giản dị của Bác Hồ -Ngữ Văn 7)
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật trong văn bản :
 -GV hỏi : Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm rõ những nét đẹp trong phong cách của HCM?
 - HS: Tìm trong bài kết hợp với phần nghe giảng ở 2 phần trên.
HOẠT ĐỘNG 6 : HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT
-GV hỏi : Tóm lại, có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách HCM như thế nào?
- HS: Nói lại nội dung mục Ghi nhớ tr .8
-GV hỏi :Từ bài học này , em rút ra điều gì từ phong cách HCM để áp dụng vào cuộc sống của bản thân ( chẳng hạn như cách ăn mặc, nói năng như thế nào là hợp mốt, là hiện đại mà vẫn không mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống)?
I.Tìm hiểu chung:
I I.Đọc - hiểu văn bản:
 1.Quá trình hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh:
 - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng ,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi và có hiểu biết sâu rộng về nền văn hóa các nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Để có được vốn hiểu biết sâu rộng ấy, Bác Hồ đã :
 +Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
 +Qua công việc , qua lao động mà học hỏi.
 +Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nước ngoài trên nền tảng văn hóa dân tộc.
 * Một phong cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác:
_ Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị : 
 + Nơi ở, nơi làm việc vô cùng đơn sơ
 + Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi.
 + Ăn uống đạm bạc.
- Đấy là một lối sống đẹp,tự nhiên,giản dị mà lại vô cùng thanh cao.
3. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ cổ và cách dùng từ Hán Việt.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ ( SGK tr. 8)
IV. Củng cố : (4p)
-Bác Hồ là người có vốn tri thức văn hóa như thế nào? Phong cách HCM được hình thành qua những con đường nào
- Nét đẹp trong lối sống HCM được thể hiện ở những điểm nào ? Em có nhận xét gì về lối sống ấy?
V. Dặn dò: (3p)
-Về học thuộc bài và phần Ghi nhớ SGK tr.8.
- Soạm bài: “Các phương châm hội thoại.”: Tìm hiểu khái niệm, ví dụ: Phương châm về lượng, Phương châm về chất
-----///-----
* Ngày soạn: 23/8/2008
* Ngày daỵ: 28/8/2008
 Tuần 01 - Tiết 03
 Bài 01 
 TIẾNG VIỆT CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 * Giúp HS :
 - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 - Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn giáo án, tìm các mẫu chuyện liên quan đến các phương châm hội thoại về chất và về lượng.
 - HS : xem bài trước trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp: (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 -Theo Lê Anh Trà, phong cách Hồ Chí Minh hình thành từ những con đường nào?
 -Em học được điều gì từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
 3. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
8p
8p
14p
HOẠT ĐỘNG 1 : HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG 
1. Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ 1:
HS : Đọc đoạn đối thoại giữa An và Ba và trả lời câu hỏi "câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không? " ; 
"vì sao?
 -Gợi ý: -Bơi nghĩa là gì? - di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
 -Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một điạ điểm cụ thể nào đó như ở hồ bơi, sông, hồ, biển
 -Câu trả lời của Ba là câu nói không có nội dung, ai cũng biết là"học bơi thì phải học ở dưới nước". Vì vậy Ba đã không đáp ứng được yêu cầu của cuộc giao tiếp.
-GV hỏi : Vậy trong giao tiếp cần tránh nói như thế nào ?
 ... ui - lúi húi
 nắp - vung
 nhắm - cho là
 giùm - giúp
 trổng - trống không
2. a. Kêu : từ toàn dân, có thể thay bằng "nói to."
 b. Kêu : từ địa phương, tương đương từ toàn dân là "gọi".
3. trái - quả
 chi - gì
 kêu - gọi
 trống hổng trống hoảng - trống huếch trống hoác
5. a. Không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương của mình
 b. Tác giả dùng một số từ ngữ dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng nơi diễn ra câu chuyện. Tuy nhiên tác giả không dùng nhiều từ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc
4. Củng cố : (3p)
TÌm một số từ ngữ địa phương và cho biết từ ngữ toàn dân tương ứng ?
5. Dặn dò : (1p)
Về làm BT 4 ; chuẩn bị viết bài TLV số 7.
******************************************************************************************
TUẦN 28 TIẾT 136, 137
BẾN QUÊ
NGUYỄN MINH CHÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giátrong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
- Thấy và phân ntích được các đặc sắc của truyện.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp : (1p)
Gv kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ : không thực hiện
3.Bài mới : (80p)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI GHI
HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU
Vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu ?
Hs dựa vào chú thích trả lời.
Gv nhấn mạnh vị trí của nhà văn trong nền văn học nước nhà.
HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc tiếp
Tìm tình huống truyện ?
Ý nghĩa của tình huống truyện là gì ?
GV hướng dẫn phân tích những cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ :
Nhĩ có những cảm nhận gì về vẻ đẹp thiên nhiên trong buổi sáng hôm đó? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của Nhĩ ?
Nhĩ đã cảm nhận được điều gì về thời gian của cuộc đời mình ?
Lúc này, Nhĩ có những suy nghĩ gì về Liên, vợ của mình ? Từ đó, gợi cho anh nghĩ về điều gì ?
Điều khao khát cuối cùng của Nhĩ là gì ? Vì sao anh lại khao khát điều ấy ?
Nhận xét về ý nghĩa của điều khao khát đó ?
Nhĩ đã nhờ ai thực hiện giúp mình ? Nhưng có được không ? 
Từ đó Nhĩ đã nhận ra quy luật gì của đời người ?
Tìm những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong truyện ?
HOẠT ĐỘNG 4 : TỔNG KẾT
Tác phẩm chứa đựng ý nghĩa gì về cuộc đời ?
Những giá trị nghệ thuật đặc sắc ?
I. GIỚI THIỆU
- Nguyễn Minh Châu (1930 -1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Sau 1975, sáng tác của ông thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật.
- Truyện ngắn "Bến quê" in trong tập truyện ngắn cùng tên năm 1985.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tình huống truyện : 
 Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ - người đã đi hầu khắp mọi nơi trên thế giới, hầu như bị liệt toàn thân không thể tự di chuyển đựơc. Tất cả mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của vợ con.
 Tình huống nghịch lí ấy dẫn đến một tình huống nghịch lí tiếp theo. Đó là khi anh phát hiện vẻ đẹp kì lạ của bãi bồi bên kia sông, anh đã nhờ đứa con trai thực hiện giúp mình điều khao khát là đặt chân qua đó. Nhưng đứa con trai lại sa vào đám chơi phá cờ thế trên đường và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
 => Cuộc sống và số phận con người luôn chứa đựng nhiều bất thường, nghịch lí ; Người ta thường hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.
2. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ :
 a. Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên :
 - Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa : từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu đến vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông.
 - Không gian và cảm xúc ấy rất quen thuộc nhưng đối với Nhĩ lại vô cùng mới mẻ.
 b. Suy nghĩ về quy luật của cuộc đời :
 - Bằng trực giác, Nhĩ nhận ra thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa.
 - Nhĩ đã nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ. Với lòng biết ơn vợ sâu sắc, Nhĩ đã nhận ra gia đình chính là nơi nương tựa của đời mình, mà trong suốt những ngày tháng bôn tẩu anh không hề cảm thấy được.
 - Nhận ra vẻ đẹp bình dị, gần gũi xung quanh mình, Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều khao khát ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống. Sự thức tỉnh này chỉ đến với người ta ở cái độ đã từng trải cùng với nó là những ân hận, xót xa.
 - Đứa con trai không hiểu ý bố, làm theo một cách miễn cưỡng rồi bị hấp dẫn bởi trò chơi nó gặp trên đường đi và có thể để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngàyNhĩ đã chiêm nghiệm ra cái quy luật phổ biến của đời người: "Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình".
3. Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng :
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên vừa là cảnh thực vừa biểu tượng cho vẻ đẹp của đời sống, của quê hương xứ sở trong những cái bình dị. Nhan đề "Bến quê" cũng mang ý nghĩa biểu tượng ấy.
- Sắc tím đậm hơn của bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng đất lở ở bờ sông bên này khi cơn lũ đầu nguồn dồn về là những biểu tượng cho sự sống tàn lụi trong những ngày cuối cùng của đời Nhĩ.
- Chi tiết đứa con trai sa vào đám chơi cờ là tượng trưng cho những cái điều vòng vèo, chùng chình trên đường đời mà người ta dễ vướng vào.
- Hành động kì quặc của Nhĩ ở cuối truyện có ý nghĩa thức tỉnh con người hãy dứt bỏ những cái vòng vèo, chùng chình để hướng tới những giá trị đích thực và bền vững.
III. TỔNG KẾT 
GHI NHỚ (SGK)
4. Củng cố : (3p)
Kể tóm tắt truyện Bến quê ? 
Nêu tình huống truyện ?
Ý nghĩa của truyện là gì ? 
Những thành công về nghệ thuật ?
5. Dặn dò : (1p)
Học thuộc bài. Xem trước bài " Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 ".
*****************************************************************************************
TUẦN 28 - TIẾT 138, 139
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp HS hệ thống hòa lại các vần đề đã học ở học kì II.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp : (1p)
GV kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ : (5p)
Kể tóm tắt truyện Bến quê ? 
Nêu tình huống truyện ?
Ý nghĩa của truyện là gì ? 
Những thành công về nghệ thuật ?
3. Bài mới : (80p)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI GHI
HOẠT ĐỘNG 1 : ÔN TẬP VỀ KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Gv gọi HS nhắc lại khía niệm của khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Hs nhắc lại, bổ sung.
Yêu cầu HS xác định các từ ngữ in đậm thuộc thành phần gì trong câu và ghi kết quả vào bảng tổng kết ?
Gv yêu cầu HS làm BT 2, ghi ra giấy, đọc.
Gv nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2 : ÔN LẠI KIẾN THỨC VỀ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Về hình thức có những phép liên kết nào ?
Gv gọi HS đọc các đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.
Nêu rõ tính liên kết trong đoạn văn em viết ở BT 2 mục I ?
Gv nhận xét .
HOẠT ĐỘNG 3 : ÔN LẠI NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
Nhắc lại thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
Gv gọi HS đọc truyện cười trogn SGK và trả lời câu hỏi. 
Gv gọi 2 HS đọc 2 đoạn văn ở câu 2 và trả lời câu hỏi.
 I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Khởi ngữ
 Các thành phần biệt lập
T thái C thán G đáp P chú
Xây cái lăng ấy
Dường Vất vả Thưa Những 
như quá ông người 
 như vậy 
II. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Phép liên kết
Từ ngữ tương ứng
Lặp từ Đồng nghĩa, trái nghĩa, Thế Nối
ngữ liên tưởng 
Cô bé Mưa- mưa đá- tiếng lanh Cô bé nhưng
 Canh- gió - Nó nhưng
 Bất bình, khing bỉ, cười Bây giờ 
 Kháy , NPL, Pháp, HTĐ ..tôi rồi
 Mĩ nữa và 
III. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1. Hàm ý của người ăn mày : "Ở dưới ấy -địa ngục- là chỗ của các ông".
2. a. Hàm ý : "Tớ thấy họ chơi chẳng hay chút nào"
 Vi phạm PC quan hệ
 b. Hàm ý : "Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn"
 Vi phạm PC về lượng.
4. Củng cố : (3p)
Đặt câu có khởi ngữ, các thành phần biệt lập.
Viết đoạn văn có sử dụng hàm ý ?
5. Dặn dò : (1p)
Chuẩn bị bài "Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ".
*****************************************************************************************
TUẦN 28 - TIẾT 140
LUYỆN NÓI 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS : 
- Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
- Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp : (1p)
GV kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ : (5p)
Đặt câu có khởi ngữ, các thành phần biệt lập.
Viết đoạn văn có sử dụng hàm ý ?
3. Bài mới : (35p)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI GHI
GV nêu yêu cầu của tiết và ý nghĩa của tiết luyện nói
GV nêu vấn đề cho HS luyện nói
Gv gọi HS đọc đề bài trong SGK
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề bài
Phân nhóm cho hs thảo luận về dàn ý (đã chuẩn bị sẵn ở nhà)
Cho HS luyện nói theo nhóm 
Đại diện HS lên nói trước lớp
Gv nhận xét
- Bài nghị luận phải có bố cục mạch lạc theo ba phần
- Rèn cho HS khả năng diễn đạt, sự tự tin ở bản thân khi đứng trước đám đông.
4. Củng cố : (3p)
Yêu cầu của tiết luyện nói?
Mục đích của việc luyện nói ?
5. Dặn dò : (1p)
Chuẩn bị bài "Những ngôi sao xa xôi".
******************************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Giao an NV 9 tron bo.doc