Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 24

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 24

A. MỤC TIấU: Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.

- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp.

- Giảng.

 

doc 70 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:23/08/2008
	Ngày dạy: 25/08/2008 
	Tiết 1 - Văn bản: 
phong cách hồ chí minh ( tiết 1)
	 	 (Lê Anh Trà)
A. MỤC TIấU: 	Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp.
- Giảng.
c. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
D. TIẾN TRèNH LấN LỚP:
I. ổn định lớp. ( 1’ )
- GV ổn định nề nếp lớp.
	II. Kiểm tra bài cũ.
	III. Bài mới.
 1/. Giới thiệu bài mới: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.
 2/. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung văn bản ( 15’ )
- GV: xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
(HS dựa vào phần chú thích phát biểu).
- GV hỏi: Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
 GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích và tìm bố cục.
- GV nêu cách đọc (giọng khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh). GVđọc mẫu.
- HS đọc, GV nhận xét và sửa chữa cách đọc của HS: 
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm: truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết
- GV: Văn bản đề cập đến vấn đề nào?
- Viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? 
HS: làm việc độc lập phát hiện 
- GV: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ: 
Văn bản trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị".
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
 a. Đọc:
Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
b. Tìm hiểu chú thích:
Một số từ ngữ, chú thích trong SGK.
3. Tìm bố cục:
* Văn bản đề cập đến vấn đề: sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với nghị luận. Thuộc loại văn bản nhật dụng.
* Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Phần 2: những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung văn bản ( 20’ )
Tìm hiểu phần 1
- GV: Gọi HS đọc lại phần 1 
- GV: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
- HS dựa vào VB trả lời.
- GV: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- HS thảo luận, trao đổi
- GV dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho HS.
- GV: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại?
- HS dựa vào VB phát hiện.
- GV: Em hiểu cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại ở Người như thế nào?
 HS: Dựa vào băn bản phát hiện.
- GV: Theo em kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản?
- GV: Để làm nổi bật vần đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- HS: Thảo luận nhóm phát hiện. 
- GV: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh?
HS: Thảo: luận
(GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác hiểu văn học nước người để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc...)
II. Phân tích
1. Hồ Chí Minh với sự 
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
- Hoàn cảnh: bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ XX.
+ Qua nhiều cảng trên thế giới.
+ Thăm và ở nhiều nước.
- Cách tiếp thu:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được).
- Nghệ thuật:
+ Cách lập luận của đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục
+ Câu văn cuối phần I, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh...
* Tiểu kết:
 - Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
 - Hồ Chí Minh có vốn kiến thức: 
+ Rộng: Từ văn hoá phương Đông đến phương Tây
+ Sâu: Uyên thâm.
- Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập ( 5’ )
Yêu cầu:
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.
Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
* Luyện tập
Kể một số văn bản viết về Bác mà em đã học?
 IV. Củng cố. ( 3’ )
 - HS: Nhắc lại con đương hình thành phong cách văn hóa của Hồ Chí Minh.	
V. Dặn dò. ( 1’ )
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học;	
-Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo của bài. 
	Ngày soạn:24/08/2008
	Ngày dạy: 27/08/2008
Tiết 2 - Văn bản: 
phong cách hồ chí minh (tiết 2)
	 	 (Lê Anh Trà)
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
B. PhƯƠNG PHáP:
- Giảng.
- Vấn đáp, thảo luận.
C. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định lớp. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: ? Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
Cần đạt: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ(nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi(làm nhiều nghề khác nhau.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài
III. Bài mới.
GV dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích phần 2 ( 20’ )
- GV: Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ? 
- GV: Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác? 
- GV: Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào?
- HS: Chỉ ra được 3 phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống.
 GV cho HS bổ sung thêm qua VB Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
- GV: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 
- GV: Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
- HS: Thảo luận nhóm
- GV: Qua trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
- HS: Thảo luận.
- HS: Đọc lại "và người sống ở đó ...hết"
- GV: Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào?
- HS: Thảo luận tìm ra nét giống và khác.
- GV: Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh...
Phần văn bản trên nói về thời kỳ Bác hoạt động ở nước ngoài
Phần văn bản sau nói về thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước.
2. Nét đẹp trong lối sống 
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Lối sống của Bác vô cùng giản dị và thanh cao:
 + Nơi ở và làm việc: Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị (nhỏ bé, đồ đạc đơn sơ mộc mạc). 
+ Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
+ Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh: cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. ở họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị thanh cao; với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
Hoạt động 2: ứng dụng liên hệ bài học ( 10’ )
- GV: Giảng và nêu câu hỏi:
Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì?
- HS: Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể
- GV: Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?
Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá?
- HS: Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến.
GV: Chốt lại.
3. ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh
- Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại.
Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực, độc hại.
- Liên hệ:
+ Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ  ... dụng trong văn bản.
V. Dặn dò. ( 1’ )
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm bài tập còn lại.
	- Chuẩn bị bài: Hoàng Lê nhất thống chí.
	Ngày soạn: 23/09/2008 	Ngày dạy: 25/09/2008 
Tiết 23 Văn bản: 
Hoàng lê nhất thống chí
( Ngô Gia Văn Phái )
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực sinh động.
b. phương pháp:
- Giảng, phát vấn, thảo luận.
 C. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
D. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: ? Bức tranh miêu tả cảnh sống của chúa Trịnh gợi cho em suy nghĩ về hiện thực đất nước ta lúc bấy giờ như thế nào?
1/. Giới thiệu bài.
- GV dẫn dắt HS vào bài mới.
2/. Triển khai bài. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản ( 35’ )
- GV: ? Trình bày hiểu biết của em về nhóm Ngô Gia Văn Phái ?
- HS: Trả lời.
- GV: Giới thiệu thêm.
- GV: Giới thiệu vài nét cơ bản về tác phẩm ''Hoàng Lê nhất thống chí"?
- GV: ? Hãy giới thiệu vị trí đoạn trích?
- HS: Tìm hiểu trả lời.
- GV: Tóm tắt hai hồi 12, 13.
- GV: Cho HS đọc đoạn trích (đoạn tiêu biểu).
- HS: Đọc bài.
- GV: Kiểm tra việc nắm từ khó của HS.
- HS: Trả lời theo yêu cầu của GV.
- GV: Khái quát đại ý của toàn đoạn trích?
Đoạn trích có thể chia thành mấy phần, tóm tắt từng đoạn?
- GV: Cho HS thảo luận nhóm sau đó yêu cầu 3 em tóm tắt ý chính 3 đoạn, cho HS khác nhận xét.
- HS: Thảo luận nhóm sau đó đưa ra thống nhất chung cả lớp về bố cục và đại ý.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Ngô Gia Văn Phái: 1 nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó có 2 tác giả chính là Ngô Thì Chí (1758-1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840) làm quan dưới triều Nguyễn.
- Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử - một tác phẩm văn xuôi chữ Hán ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê. Gồm 17 hồi.
* Đoạn trích: hồi 14(trích), viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
2. Đọc- giải nghĩa từ khó.
3. Đại ý - Bố cục
a. Đại ý:
Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lững của vua Quang Trung và sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận của vua quan phản nước, hại dân.
b. Bố cục:
- Đoạn1: Từ đầu đến năm Mậu Thân 1788: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long , Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Đoạn 2: Tiếp đến kéo vào thành: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Đoạn 3: Còn lại : Sự đại bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
IV. Củng cố. ( 3’ )
- HS: Trình bày đại ý và bố cục của văn bản.
V. Dặn dò. ( 1’ )
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
	- Chuẩn bị bài: Hoàng Lê nhất thống chí ( phần còn lại ).
	Ngày soạn: 23/09/2008 	Ngày dạy: 27/09/2008 
Tiết 24 Văn bản: 
Hoàng lê nhất thống chí ( tiếp theo )
( Ngô Gia Văn Phái )
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực sinh động.
b. phương pháp:
- Giảng, phát vấn, thảo luận.
 C. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
D. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: ? Nêu đại ý của văn bản “ Hoàng Lê nhất thống chí ”?
1/. Giới thiệu bài.
- GV dẫn dắt HS vào bài mới.
2/. Triển khai bài. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết văn bản ( 25’ )
- GV: Qua đoạn trích này em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? 
- HS: Tìm hiểu, thảo luận, trả lời.
- GV: Gợi ý cho HS: 
+ Chỉ ra những việc lớn mà ông làm trong vòng 1 tháng (24/11 - 30 tháng chạp)?
+ Em đánh giá như thế nào về việc Nguyễn Huệ ra lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An?
+ Em hãy tìm chi tiết, dẫn chứng thể hiện ở đoạn trích để chứng tỏ ông có tài dụng binh như thần?
+ Hãy đọc đoạn văn thể hiện ý chí quyết thắng, tinh thần dũng cảm trong chiến trận của Nguyễn Huệ?
+ Phân tích vua Quang Trung trong trận đánh Ngọc Hồi? 
- HS: Kết luận theo hướng dẫn của giáo viên.
- GV: ?Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện ở đoạn này?
- HS chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật.
- GV: Qua đó em cảm nhận được gì về hình ảnh người anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm được thể hiện ở tiểu thuyết lịch sử?
- HS: Rút ra nhận xét, cảm nghĩ chung.
- GV: Theo em nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?
 ( Giáo viên nên nói thêm)
- GV giới thiệu về nhân vật Tôn Sĩ Nghị.
- GV: Tôn Sĩ Nghị đã có thái độ như thế nào khi kéo quân sang nước ta?
- HS: Dựa vào văn bản để chỉ ra.
- GV: ? Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh được tác giả miêu tả như thế nào?
- HS: Rút ra nhận xét.
- GV: ? Số phận của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả như thế nào?
- HS: Rút ra nhận xét.
- GV: Kể cho học sinh biết thêm về số phận của Lê Chiêu Thống sau khi sang Tàu.
- GV: Nhận xét về lối văn trần thuận ở đoạn 2.
- HS: Rút ra nhận xét.
- GV: Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi 4 - SGK: Ngòi bút của tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có gì đặc biệt?
- HS: Đọc 2 đoạn văn để từ đó rút ra nhận xét.
ii. tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, quả quyết:
+ Nghe tin giặc chiếm Thăng Long- ông không hề nao núng, ''Định thân chinh cầm quân đi ngay''.
+ Trong 1 tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: tế cáo Trời đất, lên ngôi hoàng đế...tuyển mộ quân lính duyệt binh ở Nghệ An, định kế hoạch hành quân, đánh giặc, đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén: 
+ Phân tích tình hình, tương quan giữa giữa ta và địch một cách chính xác. Dụ lính ở Nghệ An; khẳng định chủ quyền dân tộc, lên án hoạt động xâm lăng phi nghĩa của giặc....gợi truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Lời dụ như bài hịch ngắn gọn và sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc 
+ Xét đoán dùng người (phê bình và khen ngợi tướng Sở, Lân)
+ Khiêm tốn biết tìm người tài giỏi để bàn mưu lược......
+ Dự đoán chính xác, ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: Định hoạch kế hoạch ngoại giao sau chiến tranh để bảo vệ hoà bình lâu dài
- Tài dụng binh như thần: Cuộc hành quân thần tốc, thế giới phải khâm phục.
+ 24 tháng chạp: Tại Phú Xuân (Huế) nhận tin báo, họp bàn việc quân.
+ 25: Lập đàn tế trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân.
+ 29: Đến Nghệ An, gặp Nguyễn Thiếp, tuyển quân, duyệt binh, ra lời dụ
+ 30: Ngày đi 150 km hành quân ra Tam Điệp gặp tướng Sở, Lân, ăn tết trước. Đêm tiến quân ra Thăng Long.
+ Vừa hàng quân, vừa đánh giặc, nữa đêm ngày 3 Tết đánh quân địch ở đồn Hà Hồi
+ Ngày 5 Tết đến Thăng Long, vượt kế hoạch 2 ngày.
- ýchí quyết thắng, tinh thần dũng cảm trong chiến trận: Đoạn văn khắc hoạ thành công hình ảnh người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ lẫm liệt trong chiến trận:
+ Vừa là tổng chỉ huy cả chiến dịch vừa trực tiếp cầm quân trong từng trận đánh. 
+ Dưới sự chỉ huy của Quang Trung, quân lính hành quân trên 1 chặng đường dài từ Nam ra Bắc mà chiến đấu vô cùng dũng cảm, mãnh liệt, bằng khí thế chiến thắng.
+ Hình ảnh Quang Trung trong trận đánh Ngọc Hồi thật mãnh liệt: Trong cảnh "khói toả mù trời, trong gang tấc không thấy gì" là hình ảnh"vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc".
- Nghệ thuật: Đoạn văn ghi lại những sự kiện, lịch sử diễn ra gấp gáp, khẩn trương miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh.
* Hình ảnh người anh hùng được khắc họa rõ nét vơí tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại -> đây là đặc điểm của tiến trình lịch sử.
- Các tác giả viết tiểu thuyết lịch sử là luôn đề cao quan điểm phản ánh hiện thực: Tôn trọng sự thực lí tưởng, ý thức dân tộc. Mặc dù các tác giả Ngô Gia Văn Phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ không thể bỏ qua sự thật. Vua Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. 
2. Sự thảm bại của quân xâm lược nhà Thanh và bọn bán nước của quân xâm lược Thanh.
a. Sự thảm hại của quân xâm lược Thanh.
- Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang An Nam là nhằm lợi ích riêng. 
+ Sự kiêu căng tự mãn, chủ quan khinh địch. 
+ Cho quân lính mặc sức vui chơi.
Là 1 tên tướng bất tài, quần quân mà không biết thực hư ra sao.
- Khi Tây Sơn đánh đến nơi:
+ Tướng thì sợ hãi lo chuồn trước
+ Quân: ai nấy rụng rời, xin hành bỏ chạy.
+ Quân sĩ hoảng hồn, tan tác, xô đảy nhau rơi xuống sông mà chết -> Sông Nhị Hà tắc nghẽn không chảy được.
b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân.
- Chịu chung số phận bi thảm cuả kẻ vong quốc:
+ Lê Chiêu Thống + Thái hậu chạy bán sống bán chết, luôn mấy ngày không ăn.
+ May gặp người thổ hào cứu giúp chỉ đường cho chạy trốn, gặp được Tôn Sĩ Nghị ''nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt''. 
Nghệ thuật: kể chuyện xen miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây ấn tượng mạnh. 
* Nghệ thuật miêu tả: 
- Cuộc tháo chạy của nhà Thanh ; hối hả, khẩn trương......-> miêu tả thực, khách quan hàm chứa hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước kẻ xâm lược.
Hoạt động 3: Tổng kết ( 5’ )
- GV: Hãy phát biểu chủ đề của văn bản?
- Học sinh rút ra kết luận chung.
Học sinh đọc ghi nhớ.
iii. tổng kết
- Phản ánh chiến dịch hành quân thần tốc, giải phóng Thăng Long; Ca ngợi người anh hùng dân tộc tài ba Nguyễn Huệ, khẳng định quyết tâm của dân tộc ta chống xâm lược bảo vệ nền độc lập vững bền. 
- Sự bạc nhược của vua tôi nhà Lê.
Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 4: Luyện tập ( 5’ )
Theo em yếu tố miêu tả góp phần thể hiện sự việc như thế nào?
iv. luyện tập
Miêu tả chiến công thần tốc đại phá quân Thanh từ tối 30 tết - 5/1.
- Miêu tả từng trận Hà Hồi, Ngọc Hồi.
- Cảnh Quang Trung biểu hiện trong mỗi trận.
- Trận vào Thăng Long.
IV. Củng cố. ( 3’ )
- HS: Trình bày nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.
V. Dặn dò. ( 1’ )
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học, làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo).

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9(105).doc