Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 30

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 30

A - Mục tiêu cần đat:

 Giúp học sinh:

Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

Từ lòng kính yêu- tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng

B - Chuẩn bị:

 Thầy: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

 Trò: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.

 

doc 99 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1078Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: /8/2008
Bài 1
Tiết 1-2 : Văn bản: phong cách hồ chí minh
Lê Anh Trà
A - Mục tiêu cần đat:
 Giúp học sinh:
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Từ lòng kính yêu- tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng
B - Chuẩn bị:
 Thầy: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
 Trò: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.
C -Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 ổn định tổ chức
 Kiểm tra: Sách vở của học sinh
 Bài mới :
Dẫn vào bài mới: GV cho HS xem ảnh , tranh bác Hồ làm việc ở nhà sàn Việt Bắc, Bác đọc báo trong vườn chủ tịch phủ, ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội, Bác cuốc đất trồng rau, Bác cho cá ăn..
Sống, chiến đấu, lao đông, học tập và rèn luyện theo gương bác hồ vĩ đại đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng táa hãy noi theo tấm gương sáng ngời của bác, học theo phong cách sống và làm việc của bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì. Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời câu hỏi đó.
? Bằng sự tìm hiểu ở nhà em hãy nêu xuất xứ của văn bản? 
H/s:Văn bản trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, 
 cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và
 văn hoá Việt Nam của Lê Anh Trà do Viện Văn hoá
 xuất bản tại Hà Nội-1990.
Gv giới thiệu thêm:Lê Anh Trà vừa là nhà giáo đồng thời cũng là nhà lí luận phê bình văn học. Bằng quátrình tìm hiểu, nghiên cứu của mình ông có nhiều tác phẩm rất đặc sắc.
? Theo em, văn bản “phong cách Hồ Chí Minh “ được viết ra nhằm mục đích gì
- H: Cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh
? Từ đó xác định phương thức biểu đạt chính của vb
Gv hướng dẫn đọc giọng bình tĩnh, chậm rãi, khúc triết
? căn cứ vào nội dung , tìm bố cục của vb
-2 phần: - Từ đầu...rất hiện đại
 - Tiếphết
? Nêu nội dung từng phần
? Đoạn văn đã khái qúat vốn tri thức văn hoá của bác Hồ ntn
- hết sứac sâu rộng...
? Em có nhận xét ntn về cách viết này của tác giả
- so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định 
? Bằng con đường nào Người có được vốn văn hoá ấy
? Những biểu hiện nào cho thấy sự tiép xúc với văn hoá các nước của chủ tịch Hồ Chí Minh
? Hãy bổ sung những tư liệu để làm rõ thêm những biểu hiện văn hoá ở Bác
làm thơ chữ Hán, viết văn, báo bằng tiếng Pháp
? Điều kì lạ trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì
? Em hiểu ntn là “uyên thâm”
-Tri thức văn hoá đạt đến độ sâu sắc
GV: trong quan niệm thơ văn bác cũng bộc lộ ý kiến của mình
“Thơ xưa yêu ...”
? Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hoá của Bác
- Nhưng điều kì lạ...
? Em hiểu ntn về sự nhào nặn của 2 nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc
? Cách tiếp xúc văn hoá như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách của Bác
? Em hãy nhận xét về lối bình luận của tác giả
- cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế đã tạo nên sức thuyết phục
? Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp thuyết minh nào
-So sánh, liệt kê, kết hợp với bình luận đảm bào tính khách quan cho nội dung trình bày và khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hoà, tin tưởng
Tìm hiểu chung
phương thức thuyết minh
II.Tìm hiểu chi tiết
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
- Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau
 +Ghé thăm nhiều hải cảng, sống dài ngày ở Anh, pháp
 +Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng
- Học hỏi tìm hiểu văn hoá một cách uyên thâm
- Tiếp thu cái hay cái đẹp nhưng cũng đồng thời phê phán cái tiêu cực
- Sự nhào nặn giữa 2 nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc
Là người có nhu cầu cao về văn hoá, có năng lực về văn hoá, ham học hỏi tiếp thu có chọn lọc
D. Củng cố: GV hệ thống bài giảng
E. Dặn dò: HS nắm bài chuẩn bị tiết 2
Rút kinh nghiệm..........................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 2: Văn bản: phong cách hồ chí minh
Lê Anh Trà
 -Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức
B Kiểm tra: Nêu con đường hình thành phong cách văn hoá, Hồ Chí Minh
C. Bài mới : 
H đọc đoạn 2
? phong cách sống của bác Hồ được tác giả kể và bình luận trên những phương diện nào
H: Nơi ở, trng phục, ăn mặc
? Mỗi khía cạnh đó được biểu hiện cụ thể ra sao
? Hãy nhận xét phương pháp thuyết minh của tác giả về mặt sử dụng ngôn từ và biện pháp nghệ thuật
H: Ngôn từ giản dị với những từ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, con), biện pháp liệt kê biểu hiện cụ thể xác thực trong cách sống của bác được làm sáng tỏ
? Từ đó vẻ đẹp nào trong cách sống của bác được làm sáng tỏ
? Cách sống đó gợi tình cảm nào của chúng ta về Bác
G cùng H sưu tầm những mẩu chuyện, câu thơ nói về Bác
? Trong phần cuối của vb, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào
H: phương pháp thuyết minh bằng so sánh kết hợp với bình luận 
? Hãy chỉ ra những biểu hiện của phương pháp đó
? Em hãy cho biết điểm giống nhau và khacs nhau giữa Hồ Chí Minh và các danh nho xưa
-H thảo luận
Giống: không phải tự thần thánh hoá làm cho khác đời, lập dị mà ...
Khác ; Đây là lối sống của người cộng sản Đảng lão thành, 1 vị chủ tịch nước, linh hồn của cuộc kháng chiến chống pháp và Mĩ và công cuộc xây dựng đất nước
? tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của bác có thể đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác
H thảo luận
? Từ đó em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong cách sinh hoạt của Bác
H liên hệ bản thân: Theo em quan niệm của người HS về cái đẹp trong cách ăn mặc là ntn? Trong quan hệ với mọi người
? Vb đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ntn về HCM
? VB đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta về Bác
? Từ vb em học tập được gì để viết bài thuyết minh
? Hãy đọc một bài thơ, bài hát để thuyết minh thêm cho bài học
2. Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc
- Căn nhà: đơn sơ
-Trang phục: giản dị
- Bữa ăn đạm bạc
- Tư trang ít ỏi
vẻ đẹp bình dị, trong sáng, thanh đạm
Đó là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi
IV. Tổng kết
1.Nội dung
- Kể về con người HCM có vốn vh kết hợp dân tộc và hiện đại, vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ và đạo đức
2. nghệ thuật
- Sử dụng biện pháp thuyết minhvới các biện pháp liệt kê, so sánh kết hợp lối bình luận khá ấn tượng
V. Luyện tập
Thảo luận: Quan niệm của em về “mốt”
D. Củng cố: HS đọc ghi nhớ tr 8
E, Dặn dò: Sưu tầm bài thơ, bài văn nói về phong cách sinh hoạt của HCM
Rút kinh nghiệm
Tiết 3.Các phương châm hội thoại
I.Mục đích yêu cầu
-Củng cố kiến thức về hội thoại đã học ở lớp 8
-Nắm được phương châm hội thoại ở lớp 9
-Tích hợp với vb “Phong cách HCM’ ở bài “sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh”
- Rèn kĩ năng biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội
II.Chuẩn bị 
GV; soạn ga, vd mẫu, bảng phụ
HS: đọc trước bài
III.Tiến trình dạy học
A.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.bài mới
Hv tìm hiểu 2 vd 1,2 mục i
? câu trả lời của ba có làm cho An thoả mãn không? Tại sao?
H: câu trả lời đó không làm cho An thoả mãn vì nó mơ hồ về ý nghĩa, An muốn biết Ba bơi ở đâu (tức là địa điểm bơi) chứ An không hỏi bơi là gì
? Muốn giúp cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì
H: chú ý xem người nghe hỏi về cái gì, ntn, ở dâu
? Có thể thay câu trả lời của Ba ntn
? câu hỏi của “anh lợn cưới’ và câu trả lời của “anh áo mới” có trái với những câu hỏi đáp bình thường không
H: Vì nó thừa từ ngữ: câu hỏi thừa từ “cưới”, câu đáp thừa ngữ “từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này”
? hãy sửa lại đoạn hội thoại đó
? Muốn hỏi đáp chuẩn mực ta cần chú ý điều gì
H: không hỏi thừa và trả lời thừa
GV chốt: khi giao tiếp cần nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu
H đọc chậm, rõ ghi nhớ
GV yêu cầu H đọc câu chuyện trong sgk tr 30
? truyện cười này phê phán những thói xấu nào
H: phê phán thói khoác lác, nói những điều mà chính mình không tin là có thật
? Từ những sự phê phán trên, em rút ra được những bài học gì trong giao tiếp
H: không nói những gì mà mình tin là không đúng hoặc không có bằng cứ xác thực
Gv chỉ định H đọc ghi nhớ
Gv hướng dẫn H làm bt SGk
I. Phương châm về lượng
1.Ví dụ
VD1: Câu trả lời không đúng với nội dung câu hỏi
VD2: Câu hỏi và câu trả lời đều thừa thông tin
2. Ghi nhớ 1
II. Phương châm về chất
1. Ví dụ
- Truyện phê phán thói khoác lác, nói những điều mà chính mình không tin là có thật
2. Ghi nhớ 2
III.Luyện tập
BT1
a, Nói có sách, mách có chứng
b, Nói dối
c, Nói mò
d, Nói nhăng, nói cuội
e, Nói trạng
BT2
Truyện thừa câu “Rồi có nuôi được không”
Vi phạm phương châm về chất
Củng cố: HS nhắc lại nội dung bài
Dặn dò: làm bt 4, 5
Tiết 4
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh,
làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: câu hỏi , giâýAo
	- Học sinh: trả lời câu hỏi 
C. Tiến trình bài giảng:
* Hoạt động 1: Khởi động:
	1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:	
- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
	ở lớp 8, các em đã được học và vận dụng văn bản thuyết minh, giờ học này
chúng ta tiếp tục tìm hiểu và vận dụng kiểu văn bản này ở một yêu cầu cao hơn, đó
là: Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn và bớt khô khan thì cần sử dụng một
số biện pháp nghệ thuật.
Hoạt động 1
? Nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh?
àKiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh
vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (Kiến 
thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,
của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên,
xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu,
giải thích.
? Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh?
àCung cấp tri thức (Kiến thức) song đòi hỏi
phải khách quan, xác thực và hữu ích cho 
con người.
? Trong văn bản thuyết minh, người ta thường
dùng những phương pháp thuyết minh nào?
à Các phương pháp: Nêu định nghĩa, giải
thích, phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, dùng số
liệu, so sánh, phân tích, phân loại,
Hoạt động 2: Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:
- Hai học sinh đọc văn bản.
? Xác định đối tượng thuyết minh?
àVịnh Hạ Long.
?Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng?
àSự kỳ lạ vô tận của Hạ Long do đá và nước
tạo nên. Đó chính là vẻ đẹp hấp dẫn kỳ diệu
của Hạ Long.
? Văn bản có cung cấp được tri thức khách 
quan về đối tượng không?
àVăn bản cung cấp tri thức khách quan về 
đối tượng đó là sự kỳ là của Hạ Long là vô tận.
? Đặc điểm này có dễ dàng thuyết minh bằng
cách đo đếm,  ... ?
( Cảm hứng nhân đạo của t/p TK: đề cao giá trị con người; nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân 
NT ước lệ cổ điển mang đặc điểm gì?
Thái độ t/g khi miêu tả 2 nhân vật?
-Đọc ghi nhớ
 * Hoạt động 3: 
Đọc BT 1?
Cho hs thảo luận 
Gv hướng dẫn trả lời câu 
ND kiến thức cần đạt
1, Đọc.
2, Tìm hiểu chú thích .
- Vị trí đoạn trích : phần đầu t/p
( giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại)
3, Bố cục 
4 câu đầu : giới thiệu khái quát 2 chị em 
4câu tiếp: Tả vẻ đẹp Thuý Vân
12 câu tiếp tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
4 câu cuối: nhận xét về cuộc sống 2 chị em 
4, Đại ý: : giới thiệu vẻ đẹp của 2 chị em Thuý. Kiều
II- Phân tích văn bản
1, Giới thiệu vẻ đẹp 2 chị em 
“ Tố Nga” cô gái đẹp
“ Mai tuyết”: Ước lệ đ vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng, trong trắng.
“ Mười phân” khái quát vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng “ mỗi người một vẻ”
đ Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm của 2 chị em
2,Vẻ đẹp của Thuý Vân
- “ trang trọng” gợi cao sang, quí phái.
- Các đường nét: khuôn mặt, mái tóc, làn da,nụ cười, giọng nói đ so sánh ( hình ảnh ẩn dụ) với cao đẹp nhất của tự nhiên: Trăng, mây, hoa,tuyết, ngọc.
- Vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái
- Vẻ đẹp hài hoà êm đềm với xung quanhđ cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
3,Vẻ đẹp Thuý Kiều
- Khái quát đặc điểm nhân vật: sắc sảo. mặn mà.
( So sánh về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn)
- Thu thuỷ.. xuân sơn” : ước lệ( giống)
+ Không miêu tả tỉ mỉ đ tập trung đôi mắt
+, Hình ảnh làn nước mùa thu dợn sóng đ gợi lên sống động vẻ đẹp đôi mắt sáng trong, long lanh, linh hoạt
+, Hình ảnh “ nét xuân sơn” ( nét núi mùa xuân) gợi đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung
+,“ Một haithành” điển cố(thành ngữ)đgiai nhân
đ vẻ đẹp sắc sảo, trẻ trung, sống động.
- Tài: Đa tài đ đạt đến mức lí tưởng
+, Cầm, kỳ, thi, hoạ đ đều giỏi đ ca ngợi cái tâm đặc biệt của Thuý Kiều.
+ Đặc biệt tài đàn: là sở trường, năng khiếu
( Nghề riêng): Vượt lên trên mọi người ( ăn đứt)
+ Cung “ Bạc mệnh” Kiều sáng tác đ ghi lại tiếng lòng 1 trái tim đa sầu đa cảm.
đ Dự báo số phận éo le, đau khổ.
KL: Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn 
4,Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du
- Trân trọng,đề cao vẻ đẹp của con người 
( Nghệ thuật lí tưởng hóa phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người)
5- Tổng Kết-Ghi nhớ
- Nghệ thuật: lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người
- Nguyễn Du Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp con người ; gửi gắm quan niệm “ Tài – mệnh”
*ghi nhớ : SGK - 83 
Luyện tập:
Cảm hứng nhân văn
+ Tả vẻ đẹp TVân
+ Tả vẻ đẹp TKiều
đTrân trọng đề ca gợi con người
*Hoạt động 4:
Củng cố-dặn dò:
-Đọc thêm; đọc ghi nhớ 
-Nắm chắc NT ước lệ cổ điển
-Học thuộc lòng, học bài
-Soạn: “ Cảnh ngày xuân 
Tiết 28: Cảnh ngày xuân
(Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du, kết hợp bút pháo tả và gợi, SD từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.
- Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh
B.Chuẩn bị:
GV: Truyện Kiều
HS: Đọc và soạn bài
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1.Tổ chức: 
2-Kiểm tra: Phan tich doan “Chị em Thuý Kiều”, những nét nghệ thuật đặc sắc
3-Bài mới : Giới thiệu bài
Nêu cách đọc 
I-Tiếp xúc văn bản:
Nhẹ nhàng, sang sửa chú ý ngắt nhịp phù hợp). Đọc mẫu 4 dòng đầu. Gọi HS đọc tiếp? Hỏi một số chú thích? so với đoạn “Chị em Thuý Kiều” đoạn này nằm ở vị trí nào?
Nội dung chính của đoạn trích?
Đoạn trích chia làm mấy đoạn? Nội dung?
Đọc 4 câu đầu? Cách nói về thời gian của Nguyễn Du bằng 2 câu thơ đầu tiên?
én thường xuất hiện? én đưa thư gợi tưởng? Thiều quang ? ý cả câu thơ?
Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên là tín hiệu ngày xuân?
Những hình ảnh ấy gợi ấn tượng gì về mùa xuân? (So sánh “cỏ non như khói...”Nguyễn Trãi)
? Từ “Điểm” động từ khiến bức tranh tự nhiên như thế nào?
Đọc tiếp 8 câu tiếp theo?
Những hoạt động lễ hội được nhắn tới trong đoạn thơ?
Lễ tạo mộ? Hồi Đạp Thanh?
1.Đọc
2.Tìm hiểu chú thích
3.Xuất xứ: Sau đoạn “Chị em Thuý Kiều”
4.Đại ý: Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh
5.Bố cục: 3 phần
II.Phân tích văn bản
1.Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
- én đưa tin	
- Mùa xuân trôi mau -> 3 tháng
- Chín chục -> ngoài 60 
(Gợi hình ảnh sống động, thời gian mau)
- Hình ảnh:
+ Chim én đưa tin
+ Thiều quang :ánh sáng
+ Cỏ non xanh -> chân trời
+ Cành lê trắng...
Không gian khoáng đạt; cảnh mùa xuân trong trẻo tinh khôi đầy sức sống
Cảnh như bức tranh màu hài hoà
“Điểm” -> bức tranh sinh động, có hồn.
2.Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:
- Lễ tảo mộ: Dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người thân, thắp hương...
- Hội đạp thanh: chơi xuân ở chốn đồng quê
Hệ thống từ ghép sử dụng phong phú hãy phân chia theo từ loại và nêu ý nghĩa của từng loại?
Từ ý nghĩa các từ ngữ đó đã thể hiện cảnh lễ hội như thế nào?
(Qua cuộc du xuân , tác giả khắc hoạ 1 truyền thống văn hoá lễ hội xưa)
Đọc 6 câu cuối
? Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu cuối có gì khác so với 4 câu đầu ?
- Các từ láy có ý nghĩa biểu đạt như thế nào?
(Linh cảm điều sắp xảy ra: Gặp mộ đạm Tiên, gặp Kim Trọng)
- Các từ ghép:
+ Gần xa, nô nức (TT) -> tâm trạng náo nức
+ Yến anh, tài tử, giai nhân (DT): gợi sự đông vui náo nhiệt
+ Sắm sửa, dập dìu (ĐT): không khí rộn ràng, náo nhiệt
=> Không khí lễ hội: vui vẻ, tấp nập, nhộn nhịp
3.Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:
- Bóng ngả về tây: Thời gian, không gian thay đổi? (yên lặng dần, không còn nhộn nhịp tưng bừng)
- Tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ thẩn
-> Khoảng cách thiên nhiên:
-> Tâm trạng người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hết, linh cảm điều gì sắp xảy ra.
Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích?
Cảm nhận sâu sắc của em về cảnh trong đoạn trích?
Đọc ghi nhớ?
4.Tổng kết – Ghi nhớ
- Nghệ thuật: Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp tả, gợi. Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình
- Nội dung: Bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng
* Ghi nhớ: SGK – 87
	 III. Luyện tập
So sánh cảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ cổ và 2 câu thơ Kiều?
- Sự tiếp thu thi cổ: Cỏ, chân trời, cành lê...
- Sự sáng tạo: “Xanh tận chân trời” -> Không gian bao la. “Cành lê trắng điểm”. Bút pháp đặc tả, điểm nhấn, gợi sự thanh tao, tinh khiết.
4. Củng cố: GV hệ thống bài
HS đọc diễn cảm lại vb
Dặn dò: Tập phân tích hình ảnh chị em Thuý Kiều
Rút kinh nghiệm.
Tiết 29: Thuật ngữ
A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ
B-Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, vốn thuật ngữ trong các ngành khoa học
HS: Đọc thuộc bài, trả lời các câu hỏi
C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1-Tổ chức: 
2-Kiểm tra: Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp ?
3-Bài mới: - Giới thiệu bài:
Hệ thống câu hỏi
Nội dung kiến thực cần đạt
- 2 HS đọc 2 ví dụ mục 1
- So sánh 2 cách giải thích?
Cách giải thích nào mà người không có kiến thức chuyên môn về hoá học không hiểu? (Cách 2 phải qua nghiên cứu khoa học -> không có kiến thức chuyên môn -> người tiếp nhận không thể hiểu được)
I. Thuật ngữ là gì?
1.Ví dụ
Ví dụ 1:
a. Cách giải thích dựa vào đặc tính bên ngoài của sinh vật -> cảm tính
b. Giải thích dựa vào đặc tính bên trong của SV -> Nghiên cứu khoa học -> Môn hoá
Đọc VD2: Các câu định nghĩa?
Những định nghĩa đó ở những bộ môn nào?
- Thế nào là thuật ngữ?
Ví dụ 2:
- Thạch nhũ 	-> Địa lý
- Bazơ	-> Hoá học
- ẩn dụ	-> Tiếng việt
- Phân số thập phân -> Toán
2. KL: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ
Các thuật ngữ trên có nghĩa khác không?
GV đọc VD – nêu câu hỏi
-> HS thảo luận, trả lời
- Đặc điểm của thuật ngữ là gì?
II.Đặc điểm:
1.Ví du
a. Muối -> 1 thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm chính xác đặc điểm của muối
b. Ca dao có sắc thái biểu cảm
-> những đắng cay, vất vả
2. Kết luận:
+ Mỗi thuật ngữ biểu thị 1 khái niệm, ngược lại
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm
Đọc ghi nhớ chung
* Ghi nhớ: SGK – 88, 89
	 * Hoạt động 3 – Luyện tập
- Chia 2 nhóm tìm thuật ngữ?
- HS làm và trình bày
Bài 1:
- Lực	 - Di chỉ
- Xàm thực	 - Thụ phấn
- Hiện tượng hoá học	 - Lưu lượng
- Trường từ vựng	 - Trọng lực
	 - Khí áp
Yêu cầu giải nghĩa từ “phương trình”, xác định có phải thuật ngữ không?
Bài 2:
- Phương trình -> ẩn dụ
Nghĩa: chỉ mối liên hệ giữa dân số và các vấn đề xã hội
HS dựa vào gợi ý trong SGK để phát biểu thuật ngữ “Cá”
Bài 3:
a. Hỗn hợp -> Thuật ngữ
b. Nghĩa thường:
VD: Chè thập cẩm là 1 món ăn hỗn hợp nhiều thứ
Bài 4:
Cá: Loại động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không có thở bằng mang
* Hoạt động 4 – Củng cố, dặn dò
-Khái quát ý cơ bản; đọc ghi nhớ 
- Học bài; hoàn thành BT còn lại
- Nắm đặc điểm thuật ngữ, sưu tầm
-Giờ sau: Trả bài TLV số 1
 Rút kinh nghiệm
Tiết 30: Trả tập làm văn số 1
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm,sửa chữa các sai sót về các mặt: ý từ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả
- Rèn kỹ năng diễn đạt sửa lỗi
B.Chuẩn bị:
GV: Chấm bài; bài viết của HS
HS: đọc lại bài
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra: Nêu cao phương pháp thuyết minh? Vai trò của miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh?
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn tìm hiểu đề, nêu đáp án chung
Đọc đề? -> GV chép đề
Nêu những ưu điểm của HS trong bài viết ở nhiều phương diện. Có dẫn chứng cụ thể (một số bài viết khá, tốt...)
1.Đề bài:
Thuyết minh, cây lúa Việt Nam
2.Đáp án
3.Nhận xét
a.Ưu điểm:
- Nắm được đặc trưng phương pháp thuyết minh
- Bố cục 3 đoạn rõ ràng
- Nêu được các đặc điểm của cây lúa Việt Nam
- Diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc
- Sắp xếp các ý thuyết minh khoa học
- Chỉ ra những nhược điểm: Nội dung bài thuyết minh, cách sắp xếp các ý thuyết minh như thế nào?
- Chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu với vấn đề thuyết minh
b.Nhược điểm:
- Diễn đạt còn vụng
- Nội dung 1 số bài còn sơ sài, thiếu ý -> sự hiểu biết ít
- Một số chưa có ý thức vận dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả trong bài viết
- Viết câu chưa chuẩn?
GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhau
Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi
HS chữa lỗi riêng
4.Chữa lỗi chung:
- Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp, dùng từ không chuẩn
- Lỗi dùng từ: Dùng không trúng ý
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu
- Trả bài: HS sửa lỗi
4 – Củng cố, dặn dò
-Phương pháp làm bài văn thuyết minh. 1 số lưu ý cần sửa
-Sửa lỗi còn lại
- Soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Rút kinhnghiệm
Kí duyệt giáo án tuần 6
Ngày tháng năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 tu soan.doc