Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Giúp HS:

Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng viết 1 bài văn nghị luận xã hội.

II. Phương tiện dạy học:

GV chuẩn bị giáo án và một số tư liệu liên quan đến bài học

HS đọc và chuẩn bị nội dung theo SGK.

III. Hoạt động dạy học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/2/2009.
Ngày giảng: 4/2/2009
Bài 19
Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận
về một sự việc, hiện tượng Đời sống
Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Giúp HS:
Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng viết 1 bài văn nghị luận xã hội.
II. Phương tiện dạy học:
GV chuẩn bị giáo án và một số tư liệu liên quan đến bài học
HS đọc và chuẩn bị nội dung theo SGK.
III. Hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
Bài mới:
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới
Công việc của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
HS đọc các đề bài trong SGK (tr. 22)
GV nêu yêu cầu chung của bài: Phân tích đề, tìm ra yêu cầu cần nghị luận, vấn đề nghị luận.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1. Đọc đề bài
(SGK, tr. 22)
? Đề 1 nêu lên vấn đề gì, yêu cầu đối với người viết là gì?
HS thảo luận, trả lời.
? Đề 2 yêu cầu người viết phải trình bày vấn đề gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
? Đề nêu vấn đề gì? Vấn đề đó liên quan đến đối tượng nào là chủ yếu? Thử nêu ý kiến của em về vấn đề đó.
HS trình bày ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra.
? Đề 4 có gì giống và khác với những đề 1, 2 và 3?
Đề 1: Nêu vấn đề: HS nghèo vượt khó, học giỏi.
Yêu cầu; trình bày tấm gương đó, nêu suy nghĩ.
Đề 2: Nêu vấn đề: Cả nước lập quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam (một mẩu tin).
Yêu cầu: Suy nghĩ về vấn đề đó.
Đề 3: Nhiều bạn mải chơi điện tử, bỏ học, sao nhãng nhiều việc khác.
Yêu cầu: Nêu ý kiến về hiện tượng đó.
Đề 4: 
- Điểm khác nhau: Đưa ra mẩu chuyện, yêu cầu nêu nhận xét, suy nghĩ về con người và sự việc trong mẩu chuyện đó. 
Vấn đề được nêu ra gián tiếp. Người viết phải căn cứ vào nội dung mẩu chuyện thì mới xác định được vấn đề.
- Điểm giống nhau: các đề đều yêu cầu người viết phải trình bày quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề được nêu ra.
GV yêu cầu HS tự nghĩ ra một đề bài tương tự, GV hướng dẫn HS tìm ý, lập dàn ý cho đề bài đó.
Ví dụ: 
- "Trường em có nhiều gương người tốt, việc tốt, nhặt được của rơi đem trả người mất. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình".
- "Trong nhiều năm qua trường em thực hiện tốt phong trào Trần Quốc Toản, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc làm đó".
- "Hiện tượng nói tục chửi bậy trong HS còn nhiều, đôi khi là phổ biến ở nhiều trường, nhiều em. Hãy trình bày suy nghĩ, thái độ quan điểm của em về hiện tượng này?"...
IV. Củng cố:
? Trình bày các bước lập dàn bài trong một bài văn nghị luận về một vấn đề, hiện tượng trong xã hội?
V. Dặn dò:
HS làm bài, học bài chuẩn bị nội dung bài mới theo SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9tiet100.doc