Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 102: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 102: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp HS:

- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế địa phương.

- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình với hình thức thích hợp: Tự sự, miêu tả

2. Kỹ năng.

Rèn luyện, củng cố cách viết một bài văn nghị luận.

II. Phương tiện dạy học:

Các tư liệu về vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

III. Tiến trình bài giảng.

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ. (Không)

3. Bài giảng:

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 102: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/2/2009	
Ngày giảng:4/2/2009
Bài 19
Tiết 102. Chương trình địa phương (Phần tập làm văn).
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS: 
Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế địa phương.
Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình với hình thức thích hợp: Tự sự, miêu tả
2. Kỹ năng.
Rèn luyện, củng cố cách viết một bài văn nghị luận.
II. Phương tiện dạy học:
Các tư liệu về vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
III. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. (Không)
3. Bài giảng:
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu nội dung bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính cần đạt
Hoạt động 2: 
Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ của chương trình.
Bước 1: Nêu yêu cầu của chương trình và chép lên bảng.
Bước 2: Hướng dẫn HS cách làm.
Cho HS đọc lần lượt từng mục trong SGK. Sau đó nêu câu hỏi hướng dẫn HS thực hiện.
Hoạt động 3: Xác định cách viết.
GV nhắc HS những yêu cầu cần thiết khi viết bài văn.
1. Giáo viên hướng dẫn HS một số công việc chuẩn bị.
- Xác định những vấn đề có thể viết về địa phương.
* Vấn đề môi trường “hậu quả của việc phá rừng với thiên tai như lũ lụt, hạn hán”
Hậu quả của việc phá rừng.
Biện Pháp khắc phục.
* Vấn đề quyền trẻ em.
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Xây dựng và sửa chữa trường học, nơi vui chơi, giải trí. Giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn
- Sự quan tâm của nhà trường: Xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học, các hoạt động tham quan ngoại khóa
Sự quan tâm của gia đình: Cha, mẹ có làm gương hay không, có biểu hiện bạo hành, ngược đãi không.
*Vấn đề xã hội:
- Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình chính sách, những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn, trẻ em.
- Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội ở địa phương.
2. Xác định cách viết.
a. Yêu cầu về nội dung.
- Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội.
- Mang tính trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu, không sáo rỗng.
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan, có sức thuyết phục.
- Nội dung bài viết phải giản dị, dễ hiểu.
b. Yêu cầu về cấu trúc:
- Bài viết phải đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài viết phải có luận điểm, luận chứng, luận cứ rõ ràng.
IV. Củng cố:
GV nhắc lại cho HS những yêu cầu khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
V. Dặn dò.
HS về nhà sưu tập tài liệu và ôn, rèn luyện lại bài học chuẩn bị làm bài viết 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 102.doc