Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 122: Nói với con (Y Phương)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 122: Nói với con (Y Phương)

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

 Tuần: 25

 Tiết:122 Văn bản:

 Ngày soạn: 20/2 NÓI VỚI CON

 (Y Phương) Ngày dạy:

I/ Mục tiêu: -Cảm nhận được tình cảm của cha mẹ đối với con cái ,tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào đối với sức sống mạnh mẽ,bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương

-Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo,giàu hình ảnh,cụ thể và gợi cảm của thơ ca miền núi

 II/ Phương tiện: - Gv: giáo án, tài liệu tham khảo,bảng phụ, một số bài thơ bài hát của cư dân miền núi

 -Hs : xem bài ở nhà , xem câu hỏi tìm hiểu văn bản,đọc bài thơ,xem phần tác giả tác phẩm,chú thích

 - PP: Nêu vấn đề, gợi m

III/ Các hoạt động lên lớp

1/Ổn định lớp 1p

2/Ktbc 5p ?Hãy đọc thuộc lòng bài “Sang thu’’ và nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản đó ?

3/Bài mới:

 a/ Đvđ: 2p -Chúng ta từng học văn bản “Mẹ tôi’’ở chương trình NV7-T1 của Ét-môn-đô đơA-mi-xi nhà văn Ý nói về những lầm lỗi của con mình đ/v mẹ dưới dạng một lá thư bằng những tình cảm thương yêu ,nghiêm khắc và cũng rất tế nhị .Ta cũng đã học văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ’’là bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm ,dt Kinh để ca ngợi nét đẹp của người mẹ Tà Ôi.Nhưng chúng ta đã biết gia đình là cái nôi để mỗi con người hình thành và phát triển nhân cách ,mỗi người cha, người mẹ,mỗi gia đình đều có cách dạy con cái khác nhau. Có người dạy con của mình bằng những câu ca dao,tục ngữ,thành ngữ,có người dạy con mình bằng những hành động, những câu chuyện Nhưng có những người dạy con cái bằng những lời thơ giản dị mộc mạc chân thành ,đó là bài thơ “Nói với con ’’của người vùng cao viết về dân tộc mình –dân tộc Tày-dân tộc anh em cùng sống chung với chúng ta trên mảnh đất cong cong hình chữ S.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 480Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 122: Nói với con (Y Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Tuần: 25 
 Tiết:122 Văn bản: 
 Ngày soạn: 20/2 NÓI VỚI CON 
 (Y Phương) Ngày dạy: 
I/ Mục tiêu: -Cảm nhận được tình cảm của cha mẹ đối với con cái ,tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào đối với sức sống mạnh mẽ,bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương 
-Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo,giàu hình ảnh,cụ thể và gợi cảm của thơ ca miền núi 
 II/ Phương tiện: - Gv: giáo án, tài liệu tham khảo,bảng phụ, một số bài thơ bài hát của cư dân miền núi 
 -Hs : xem bài ở nhà , xem câu hỏi tìm hiểu văn bản,đọc bài thơ,xem phần tác giả tác phẩm,chú thích
	- PP: Nêu vấn đề, gợi m
III/ Các hoạt động lên lớp
1/Ổn định lớp 1p
2/Ktbc 5p ?Hãy đọc thuộc lòng bài “Sang thu’’ và nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản đó ?
3/Bài mới: 
 a/ Đvđ: 2p -Chúng ta từng học văn bản “Mẹ tôi’’ở chương trình NV7-T1 của Ét-môn-đô đơA-mi-xi nhà văn Ý nói về những lầm lỗi của con mình đ/v mẹ dưới dạng một lá thư bằng những tình cảm thương yêu ,nghiêm khắc và cũng rất tế nhị .Ta cũng đã học văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ’’là bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm ,dt Kinh để ca ngợi nét đẹp của người mẹ Tà Ôi.Nhưng chúng ta đã biết gia đình là cái nôi để mỗi con người hình thành và phát triển nhân cách ,mỗi người cha, người mẹ,mỗi gia đình đều có cách dạy con cái khác nhau. Có người dạy con của mình bằng những câu ca dao,tục ngữ,thành ngữ,có người dạy con mình bằng những hành động, những câu chuyệnNhưng có những người dạy con cái bằng những lời thơ giản dị mộc mạc chân thành ,đó là bài thơ “Nói với con ’’của người vùng cao viết về dân tộc mình –dân tộc Tày-dân tộc anh em cùng sống chung với chúng ta trên mảnh đất cong cong hình chữ S.
 b/ Nội dung: 
HĐ1: Hd hs tìm hiểu chung: 5p
 Phương pháp
 Nội dung 
 Nội dung 
HĐ1: Hd hs tìm hiểu chung 
? Giới thiệu vài nét về tác giả Y Phương.
? Hãy nêu vài nét về tác phẩm 
-Hs đọc phần chú thích nói về tác giả.
-Tên thật: Hứa Vĩnh Sước (1948) dt Tày,quê ở Cao Bằng 
-Thơ ông chân thật mạnh mẽ và trong sáng ,cách tư duy giàu hình ảnh của người dân miền núi 
-Bài thơ được trích trong “Thơ VN 1945-1985’’(NXB Giáo dục,1997)
I/ Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
2.Tác phẩm
HĐ2: Hd Đọc - hiểu văn bản: 28p
-Gv hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích (-Giọng nhẹ nhàng,tha thiết)
-Gv đọc mẫu,gọi 2 hs đọc tiếp
-Gv nhận xét giọng đọc của hs
- Văn bản gồm mấy phần? Giới hạn nội dung từng phần?
? Hãy đọc 4 câu thơ đầu và em hình dung được điều gì qua những câu thơ ấy 
? Nghệ thuật được sử dụng
-Gợi : Những từ “ chân ,bước’’có phải người cha cho ta biết đứa bé đang tập đi từng bước hay không
? Người cha và mẹ có theo dõi từng bước đi của con không
? Những từ “tiếng nói,tiếng cười” theo dõi từng bước đi của con như thế ta thấy không khí gia đình như thế nào
? Từ những điều đó ta có cảm nhận gì tình cảm của của cha mẹ đ/v con cái
? Nhận xét về cách nói của tg
? Học sinh đọc7 câu thơ còn lại
?Ta hiểu thế nào là “người đồng mình”
? Họ dành tình cảm cho nhau như thế nào
.GV: Như vậy mỗi gia đình không chỉ yêu thương đùm bọc lẫn nhau mà còn có sự yêu thương của xóm làng thân thuộc,đó là sự đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng
? Hình ảnh “đan lờ..câu hát’’ nói lên điều gì trong lao động của họ
Gv: Họ thường ca hát nhảy múa vào những lễ hội bên đống lửa trong đêm,đó là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của ngửời dân tôc.
?Những câu thơ nào mà tác giả nhắc đến thiên nhiên núi rừng 
? Điều đó có phải họ gần gũi với thiên nhiên núi rừng không
GV: Núi rừng,cây cỏ, muôn thú đi vào cuộc sống của họ một cách tự nhiên, là linh hồn của họ,và hình ảnh ấy được xuất hiện nhiều trong những câu hát cao vút vang xa mang âm hưởng của núi rừng“Tiếng chày trên Sóc Bom Bo,Tiếng đàn ta lư”..
-Hs đọc phần còn lại
?Những câu thơ nào thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương
? Người đồng mình có những truyền thống tốt đẹp nào? Nhận xét cách nói của người cha?
? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng 
? Cuộc sống của họ như thế nào qua những câu thơ sau đây : “Sống như sông.cực nhọc”
?Biện pháp nghệ thuật được sử dụng
GV: Dù người đồng mình thô sơ da thịt,dù còn nghèo đói,nhưng họ không bao giờ chịu lùi bước,tâm hồn họ không nhỏ bé ,họ luôn vươn lên trong cuộc sống,xây dựng quê hương
?Nói với con về những đức tính của người đồng mình ,người cha ước muốn ở con điều gì
?Hãy nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của văn bản
gv chốt lại
-Gọi hs đọc phần ghi nhớ
 - hs đọc
-Hs đọc chú thích (sgk)/73
-P1:11 câu đầu : Con lớn lên trong tình yêu thương ,sự nâng đỡ của cha mẹ và trong cuộc sống lao động của quê hương 
P2: Phần còn lại : Lòng tự hào về truyền thống quê hương –niềm mong ước con kế tục truyền thống ấy 
-Lặp từ “ chân,bước, tới’’
-Số từ “ một,hai”→từng bước
-Cách nói rất hình ảnh cụ thể,nhưng cũng rất khái quát
-Cùng sống trên một mảnh đất,cùng quê hương,cùng dân tộc
-Yêu thương lẫn nhau
-Trong công việc lúc nào cũng tươi vui ca hát “đan lờcâu hát’’
-“Rừng cho hoacon đường cho những tấm lòng’’
-Tình cảm gia đình gắn liền với tình yêu làng xóm, quê hương,đất nước.
-Hs đọc và thảo luận câu hỏi
-Chú ý vào những từ “cao,xa,nỗi buồn ,chí lớn’’→dù cho tràn ngập nỗi buồn ,gian khổ họ cũng vượt qua và luôn có một ý chí sắt đá,tất cả có được là do họ đoàn kết yêu thương lẫn nhau
-Điệp từ: ‘’Sống ,không chê’’→khẳng định tình yêu quê hương của họ
-Nghệ thuật: So sánh,thành ngữ “lên thác xuống ghềnh’’
-Điệp ngữ: “Người đồng mình”khẳng định tinh thần cộng đồng.
-Lặp từ “con ơi,thô sơ da thịt,nhỏ bé đâu con,nghe con”tha thiết,chân thành
-Mong muốn con kế tục truyền thống, phong tục quê hương
-Hs nêu 
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1/ Đọc chú thích từ
2/ Bố cục: Gồm 2 phần
3/ Phân tích:
 a/ Cội nguồn sinh trưởng của con .
“Chân phải bước tới cha
..
 Hai bước tới tiếng cười’’
àBằng hình ảnh cụ thể tạo không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc ,quấn quýt .Từng bước đi,tiếng nói ,tiếng cười của con được cha mẹ chăm chút đón nhận ,con cái lớn lên từng ngày trong tình yêu thương nâng đón của cha mẹ.
-“ Người đồng mình yêu lắm con ơi
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời’’ 
- H/ảnh “Đan lờ..câu hát” à cuộc sống lao động cần cù và vui tươi.
-“Rừng cho hoacon đường cho những tấm lòng’’→nhiên nhiên thơ mộng hài hòa gần gũi với con người ,thiên nhiên nghĩa tình đã nuôi sống cuộc đời, tâm hồn họ.
→Người con được trưởng thành trong cuộc sống lao động ,trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình của quê hương. 
2/Lòng tự hào về truyền thống quê hương
*Tự hào về truyền thống của “người đồng mình’’
-“Người đồng mình thương lắm con ơi
..
không bao giờ nhỏ bé được nghe con”
- Họ thương yêu giúp đỡ lẫn nhau “người..ơi”
- bền gan ,vững chí vượt qua những khó khăn vất vả “cao đo nỗi buồn ,xa nuôi chí lớn’’
+Gắn bó máu thịt với quê hương dù quê hương nghèo khó
“Sống trên đá / .nghèo khó”
à Điệp từ : “Sống,không chê’’khẳng định tình yêu quê hương của họ.
-“Sống như/..da thịt”
 àHọ sống hồn nhiên ,môc mạc dù cho cuộc đời còn nhiều khó khăn vất vả,lên thác xuống ghềnh
-Nghệ thuật: So sánh,thành ngữ “lên thác xuống ghềnh’’
-Điệp ngữ: “Người đồng mình”khẳng định tinh thần cộng đồng.
-“Người đồng mình/.phong tục”
à,ca ngợi khí chất mạnh mẽ,giàu nghị lực,luôn tự hào về phong tục quê hương của mình,và ý chí mạnh mẽ đó góp phần làm cho quê hương giàu đẹp.
* Niêm mong ước của người cha
-Quý trọng mái ấm gia đình,yêu thương xóm làng.
-Có nghị lực có ý chí niềm tin vượt qua những khó khăn thử thách .
-Tự hào và kế tuc truyền thống tốt đẹp của quê hương.
-Tự tin vững bước vào đường đời .
III/Tổng kết
1/Nghệ thuật
-Từ ngữ giàu hình ảnh,giàu sức gợi cảm.
-Hình ảnh thơ quen thuộc,gần gũi,mộc mạc.
-Giọng thơ tha thiết ,chân thành.
-Phép điệp,so sánh,thành ngữ.
2/Nôi dung (ghi nhớ sgk/74).
4/ Củng cố: 3p Là hs chúng ta cần làm gì cho quê hương, cho dân tộc mình trong giai đoạn hiện nay.
-Qua văn bản ta thấy người cha nói với con điều gì,nếu là con em có cảm xúc gì trước lời nói đó của cha.
 5/ Dặn dò : 2p -Học thuộc bài
 -xem bài mới “Nghĩa tường minh và hàm ý”.
 +Đọc bài tập,xem câu hỏi tìm hiểu bài tập.
 +Tìm hiểu thế nào là nghĩa tường minh,hàm ý. 
Nhận xét:
..
Bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_tiet_122_noi_voi_con_y_phuong.doc