Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến tiết 175

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến tiết 175

I) Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mãu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo từ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.

2. kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ tự do (thơ văn xuôi), phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại của bài thơ.

3. TháI độ : GD lòng yêu thiên nhiên , yêu cha mẹ

II) Chuẩn bị

 Thầy: Chuẩn bị tập thơ Tago – nghiên cứu soạn bài

 Trò : Học bài

 

doc 92 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 126 
Mây và sóng
	(R.Ta.Go)
I) Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức :	 Học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mãu tử, thấy 	được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo từ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng 	tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
2. kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ tự do (thơ văn xuôi), phân tích những 	hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại của bài thơ.
3. TháI độ : GD lòng yêu thiên nhiên , yêu cha mẹ 
II) Chuẩn bị 
	Thầy: Chuẩn bị tập thơ Tago – nghiên cứu soạn bài
	Trò : Học bài
III) Tiến trình các hoạt động 
Hoạt động I : Khởi động 
1.Tổ chức
2.Kiểm tra BC
? Đọc thuộc bài thơ “ Nói với Con” trong cuộc trò chuyện với con người cha muốn nói với con điều gì?
3 .Bài mới
Giới thiệu bài: Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật “ Mây và sóng”của Tago là một trong những bài thơ hay về đề tài này.
H2
Hãy tóm tắt những nét chínhvề tác giả Tago?
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất ấn Độ.
- Để lại gia tài văn hoá đồ sộ phong phú đủ cả thơ, văn, hội, hoạ, kịch
- Là nhà thơ đầu tiên nhận giải Nôben với tập thơ Dâng (1913).
- Thơ Tago thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc.
I- Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Tago (1861-1941)
GV
Nhà thơ Tago có nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm mất 5 người thân: vợ, con gái, bố, anh, và con trai đầu. Phải chăng đây là 1 nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình trở thành dề tài quan trọng trong thơ mình.
H2
Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
- Tp được viết bằng tiếng Băng-gan, được dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trẻ thơ” (1909), đây là tập thơ là tặng vật vô giá của Tago dành cho tuổi thơ
2. Tác phẩm
Yc
H2
Đọc giọng có sự thay đổi và phân biệt giữa giọng kể và lời đối thoại của con với mây và sóng.
- Gọi hs – nhận xét
Theo em văn bản này có thể chia là mấy phần?
Hai phần: P1: đầu xanh thẳm
 P2: còn lại
3. bố cục
H
H
H
H
H
H
H
GV
H
GV
H
GV
H
GV
H
GV
H
GV
H2
H2
GV
H2
Cách tổ chức hai phần có gì đặc biệt?
- Hai phần giống nhau về số dòng, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không hoàn toàn trùng lặp.
Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lời đó chia làm mấy phần?
- Bài thơ là lời tâm tình của bé đặt trong 2 tình huống thử thách khác nhau, diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của con.
Cách tổ chức mỗi phần ntn?
- Lời rủ rẻ của những người tiên mây, trong sóng.
- Lời chối từ của bé.
- Trò chơi của bé.
Em nhận xét về thể thơ của bài?
Thể thơ văn xuôi: câu dài câu ngắn khác nhau, không vàn nhưng vẫn có nhạc điệu do yếu tố lặp lại và nhịp bên trong bài thơ.
Họat động 2: Tìm hiểu văn bản
Gọi hs đọc 2 đoạn thơ của phần 1 và phần 2
P1: Từ đầu mỉm cười bay đi
P2: Trong sóng có nhảy múa lưởt qua.
Những người sống trên mây, trong sóng nói gì với em bé?
- Người trên mây: “Bọn tớ trăng bạc”
- Người trong sóng: “Bọn tớ ca nơi nao”
Qua những lời mời đó em thấy thế giới họ vẽ ra ntn?
- Họ vẽ ra một thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc tiếng đàn ca du dương, bất tận và được đi khắp nơi.
Theo mây và sóng cách đến với họ ntn?
- Cách đến với họ và hoà nhập với họ rất thú vị và hấp dẫn.
Qua đây em có nhận xét gì về lời mời, và cảm nhận gì về thế giới họ vẽ ra với bé?
Lời mời gọi ấy chính là tiếng gọi của một thế giới kì diệu. Dường như khó có thể từ chối lời mời này nhưng điều gì đã níu kéo em lại.
Trước những lời mời đó, em bé đã nói vói họ ntn?
“Nhưng làm được”
Em có nhận xét gì về câu trả lời của bé?
- Đây là câu hỏi của bé về cách đến với thế giới kì diệu đó.
Câu hỏi lại đó thể hiện thái độ của bé lúc này ntn?
- Bé đã bị hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê - bé tò mò muốn biết, muốn được chơi, được vui.
Đó là tâm lí rất tự nhiên của lứa tuổi bé.
Khi được những người trên mây, trong sóng vẽ cho cách đến thì bé lại trả lời ntn?
- Với người trên mây: “ Mẹ mình đến được?”
- Với người trong sóng: “ Buổ chiều đi được?”
Em có nhận xét gì về câu trả lời này của bé?
(- Đây là lời từ chối)
Lí do nào khiến bé từ chối?
(- Do mẹ ở nhà đợi, mẹ mong ở nhà, và mình không rời mẹ được.)
Trong câu trả lời của bé, vế đầu bé nêu lí do để từ chối vế 2 bé dùng câu hỏi tu từ để kiểm định cái lí do chính đáng và kiên quyết từ chối lời mời.
Em có suy nghĩ gì về lời từ chối này của bé?
III- Tìm hiểu văn bản
1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.
- Lời mời gọi của những người sống trên mây. trong sóng rất thú vị vì đó là thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ.
2. Lời từ chối của bé.
- Lời từ chối dễ thương( chính sức mạnh tình mẫu tử đã níu kéo bé lại) xuất phát từ tình yêu thương mẹ.
GV
H
GV
H2
GV
H
H
Quả thực trước lời mời hấp dẫn bé cũng thích đi, thích được chơi. Song cuối cùng bé từ chối, bé không muốn đánh đổi thú vui chơi với việc phải xa mẹ, để mẹ 1 mình ở nhà, Rõ ràng tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng.
Theo em những người trên mây, trong sóng là những ai?
-( Là những người bé tưởng tượng trong thế giới thần tiên kì ảo bé được nghe truyện cổ tích, truyến thuyết, thần thoại.)
Đó có thể là những tiên đồng, ngọc nữ bay lững lờ trên những đám mây trắng, là nàng tiên ca với giọng hát mê hồn.
Qua đây con thấy giá trị của lời từ chối này là gì?
-( Giá trị lời từ chối là con đã biết khắc phục những ham muốn chính đáng của tuổi thơ để làm vui lòng mẹ.)
Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ là ở đây, nó chứng tỏ tình cảm với mẹ của bé thật là sâu nặng.
ở nhà với mẹ, bé vẽ ra cho mình những thú vui cũng thật thú vị.
Bé đã tưởng tượng ra những trò chơi nào? Em đọc những câu thơ nói về trò chơi của bé.
Em hãy thuật lại những trò chơi của bé?
Trong trò chới của bé có gì đặc biệt?
-( Có những hình ảnh thiên nhiên, có mây, trăng, bầu trời, sóng bến bờ. Đặc biệt có con và mẹ hóa thân vào trong những hình ảnh thiên nhiên ấy.)
3. Trò chơi của bé
H
GV
H
GV
H
GV
H2
H2
Em suy nghĩ gì về trò chơi bé nghĩ ra?
- Đây là trò chơi sáng tạo và thú vị tinh yêu thiên nhiên hoà vào trong tình mẹ con.
Nơi chơi của bé là ngôi nhà của 2 mẹ con, chơi đùa với thiên nhiên chính là chới với mẹ.
Em hiểu gì về hình ảnh thơ “ Con lăn lòng mẹ”?
- Trong những trò chơi với mẹ bé luôn được sống trong lòng yêu thương vô bờ của mẹ.
Chính vì thế không ai trên thế gian này biết được mẹ con ta chốn nào nghĩa là mẹ con ta có thể ở khắp nơi không ai có thể tách rời, phân biệt.
Qua đây em có cảm nhận gì về những trò chơi của bé.
Trò chơi của bé còn thể hiện chiều sâu triết lí về tình thương yêu mẹ con nó rất gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiên liêng và vĩnh hằng như vũ trụ.
Hoạt động 3: Tổng kết 
Nêu những nét đắc sắc về nghệ thuật?
- Tứ thơ theo bố cục tương đối cân phân, đối xứng.
- Đối thoại lồng trong lời kể.
- Sự hoá thân của tác giả và nhân vật em bé.
- Tưởng tượng bay bổng, phóng khoáng.
Nêu nội dung tư tưởng của bài thơ?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ?
- Trò chơi của bé thật sáng tạo thể hiện niềm hạnh phúc vô biên của con hoà trong tình yêu thương của mẹ giữa thiên nhiên vũ trụ và cuộc sống con người.
III- Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Ghi nhớ
Hoạt động 4 :
IV- Luyện tập
Bài tập 1:Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung cảm xúc cả bài thơ?
Tình yêu sâu nặng, tha thiết của con với mẹ.
Ngợi ca tình mẹ thiêng liêng, bất diệt.
Tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả dối với trẻ thơ.
Tất cả 3 ý trên.
H2: Gọi hs nêu đáp án, nhận xét bổ sung
D. Hướng dẫn về nhà
Học thuộc bài thơ, nắm được giá trị bài thơ.
Chuẩn bị tiết ôn tập.
Rút kinh nghiệm
Tuần 26	
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 127
ôN TậP Về THƠ
I) Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức :HS hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn 9 (2 tập). Củng cố cơ bản về thể loại thơ trữ tình.
	2, Kĩ năng :Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ :Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc diểm của thơ hiện đại Việt Nam.
II) Chuẩn bị
	Thầy: Hệ thống hoá kiến thức.
	Trò : học bài, ôn bài.
III)Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức
Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
Bài mới
H? Em hãy kể tên các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học sgk9 theo thứ tự tên bài, tác giả, năm sáng tác, thể thơ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc.
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
- Ca ngợi tình đồng chí của những người lính CM trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trơ thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của bộ đội cụ Hồ.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Hình ảnh vừa, hiện thực vừa sáng tạo.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
- Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu dũng cảm niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mĩ.
- Tứ thơ độc đáo, giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, có chút ngang tàng
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
- Cám xúctươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cánh thuyền ra khơi đánh cá của người dân chài Quảng Ninh.
- Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp lên thơ của vũ trụ của người dân chài.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7+8 chữ
- Nững tình cảm về tình bà cháu, lònh kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là dối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Kết hợp biểu cảm, miêu tả- kể chuyện. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh bà tạo ra những ý nghĩa sâu sắc. 
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là 8 chữ; hát ru
- Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu làng nước, tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà ói.
- Điệp khúc xen kẽ lời ru, nhịp điệu ngọt ngào đều đều. Hình ảnh mới mẻ, sáng tạo.
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
- ánh trăng là bài thơ nhắc nhở con người không quên những kỉ niệm thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, những năm giao chiến đấu. Nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa.
- Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ, giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
7
Con cò
Thế Lan Viên
1962
Tự do
- Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru với đời sống con người.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, giọng điệu lời ru.
-ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò: là con, là mẹ, là quê hương
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
- Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của bản thân vào cuộc đời chung.
- Nhạc điệu trong sáng tha thiết, tứ thơ sáng tạo, tự nhien, hình ảnh đẹp, giàu sức gợi cảm so sánh, ẩn dụ, diệp từ, điệp ngữ.
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
Tám chữ
- Lòng thành kính xúc động biết ơn của nhà thơ cũng như nhân dân Miền Nam với Bác.
- Giọng điệu trang trọng tha thiết nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ.
10
Sang thu
Hữu Chỉnh
1977?
Năm chữ
- Biến chuyển của thiên  ... của người anh hùng gặp nạn và bản chất của bọn vô nhân đạo.
Chiếu dời đô(Nghị luận)_Lí Công Uẩn_Lí do dời đô và nguyệnv ọng giữ nước muôn đời bền vững và phồn thịnh,lập luận chặt chẽ.
Hịch tướng sĩ_ T.Q.Tuấn_ Trách nhiệm đối với đất nước và lời kêu gọi thống thiết đối với tướng sĩ. Lập luận chựt chẽ lí lẽ xác đáng
Nước Đại Việt ta_Nguyễn Trãi_ Tự hào dân tộc niềm tin chiến thắng, luận cứ rõ ràng hấp dẫn.
Bàn luận về phép học_Nguyễn Thiếp_Học để có tri thức phục vụ đất nước chứ không phải cầu danh.Lập luận chặt chẽ.
Lập bảng thống kê về các tác phẩm văn học hiện đại?
Sống chết mặc bay_P.Duy Tôn_Tố cáo quan lại thông cảm nỗi khổ của nông dân. Nghệ thuật tương phản đối lập.
Những trò lố bịch của  _Va-Ren gian trá, lố bịch_Phan Bội Châu_ Kiên cường bất khuất. Giọng văn sắc sảo hóm hỉnh.
Tức nước vỡ bờ_ N.T.Tố_ Tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo, thông cảm nỗi khổ của người nông dân, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn.Nghệ thuật mieu tả nhân vật.
Trong lòng mẹ_ Nguyên Hồng_ Những cay đắng tủi cực và tình yêu thương người mẹ của tác giả thời thơ ấu.NT miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
Tôi đi học_Thanh Tịnh_ Kỉ niệm ngày đầu đi học.NT tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
Bài học đường đời đầu tiên_Tô Hoài_ Vẻ đẹp cường tráng, tính nết kiêu căng và nỗi hối hận của Dế Mèn khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.NT nhân hoá, kể chuyện hấp dẫn.
Lão Hạc_N.Cao_ Số phận dau thương và vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc, sự thông cảm sâu sắc của tác giả. Cách miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện hấp dẫn.
Làng_K.Lân_ Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua tình yêu làng.
Sông nước Cà Mau_ Đoàn Giỏi_ Tình yêu quê hương đất nước Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. NT miêu tả thiên nhiên qua cảm nhận tinh tế của tác giả.
Chiếc lược ngà_ Nguyễn Quang Sáng_ Tình cảm cha con sâu đậm đẹp đẽ trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Cách kể chuyện hấp dẫn kết hợp với miêu tả và bình luận.
Lặng lẽ SaPa_ Nguyễn Thành Long_ Vẻ đpẹ của người thanh niên với công việc thầm lặng. Tình huống truyện hợp lí kể chuyện tự nhiên.Kết hợp tự sự với trữ tình và bình luận.
Những ngôi sao xa xôi_Lê Minh Châu_ Vẻ đpẹ tâm hồn tính cách cảu các cô gái TNXP trên đường Trường Sơn.NT kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, miêu tả tâm lí nhân vật.
Vượt thác_Võ Quang_Vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ của tự nhiên và vẻ đẹp của sức mạnh con người trước thiên nhiên. Tự sự kết hợp với trữ tình.
Lao xao_Duy Khán_Bức tranh cụ thể, sinh động về thế giới loài chim ở một vùng quê.
Bến quê_Nguyễn Minh Châu_ Trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị gần gũi của gia đình quê hương.Tình huống truyện hình ảnh giàu tính biểu cảm, tâm lí nhân vật.
Cuộc chia tay của những búp bê_Khánh Hoài_ Thông cảm những embé trong gia đình bất hạnh. NT miêu tả nhân vật, kể chuyện hấp dẫn.
Bức tranh em gái tôi_Tạ Duy Anh_ Tâm hồn trong sáng nhân hậu của người em đã giúp anh nhận ra hạn chế của chính mình.
Nghệ thuật các tác phẩm tuỳ bút?
Một món quà của lúa non Cốm_Thạch Lam_ Thứ quà riêng biệt nét đẹp văn hoá.
Cây tre Việt Nam_ Qua hình ảnh ẩn dụ ngợi ca con người Việt Nam anh hùng.
b) Lao động và cuộc sống thuỷ chung.
 - Mùa xuân của tôi_Vũ Bằng_Nỗi nhớ Hà Nội da diết của người xa quê: bộc lộ tình yêu quê hương đất nước. Tâm hồn tinh tế nhạy cảm.
 - Cô Tô_Nguyễn Tuân:Cảnh đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của con người vùng đảo Cô Tô.
 - Sài Gòn tôi yêu_Minh Hương_Sức hấp dẫn của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn, con người Sài Gòn cởi mở, chân tình trọng đạo nghĩa.
Hệ thống các tác phẩm thơ thuộc dòng văn học cách mạng?
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông_PBC_Phong thái ung dung khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước vượt lên cảnh tù đầy.
Đập đá ở Côn Sơn_Phan Chu Trinh_Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dug gặp gian nguy.
Muốn làm thằng Cuội_Tản Đà_Bất hoà với cuộc sống thự tại tầm thường muốn lên trăng bầu bạn với chị Hằng. Hồn thơ lãng mạn.
Hai chữ nước nhà_Trần Tuấn Khải_Mượn câu chuyện lịch sự để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Quê hương_Tế Hanh_Bức tranh tươi sáng sinh động về vùng quê.Những con người lao động khoẻ mạnh đầy sức sống.
Khi con tu hú_Tố Hữu_ Lòng yêu cuộc sống nỗi khát khao tự do của người chiến sĩ CM.
Tức cảnh Pắc Bó_Hồ Chí Minh_ Vẻ đẹp hùng vĩ của Pắc Bó niềm tin sâu sắc của Bác vào sự nghiệp cứu nước.
Ngắm trăng_HCM_ Tình yêu thiên nhiên tha thiết giữa chốn tù ngục và lòng lạc quan CM.
Đi đường_HCM_ Nỗi gian khổ khi bị giải đi và vẻ đẹp thiên nhiên trên đường.
Nhớ rừng_Thế Lữ_Mượn lời con hổ bị nhốt để diễn tả nỗi chán ghét thục tại tầm thường, khao khát tự do mãnh liệt.
Ông đồ_Vũ Đình Liên_Thương cảm với ông đồ.
Cảnh khuya_HCM_Cảnh đẹp thiên nhiên, nỗi lo vận nước.
Rằm tháng giêng_HCM_Cảnh đẹp đêm rằm tháng giêng Việt Bắc cuộc sống chiến đấu của Bác, niềm tin yêu cuộc sống.
Đồng chí_
Lượm_Tố Hữu_Vẻ đẹp hồn nhiên của Lượm trong việc tham gia chiến đấu giải phóng quê hương.
Đêm nay Bác khôngngủ_Hình ảnh không ngủ, lo cho bộ đội và dân công. Niềm vui của người đội viên trong đêm không ngủ cùng Bác.
Đoàn thuyền đánh cá_
Con cò_Chế Lan Viên
Bếp lửa_Bằng Việt
Mưa_Trần Đăng Khoa
Tiếng gà Trưa_Xuân Quỳnh
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Hướng dẫn về nhà
Ôn tập củng cố kiến thức.
Chuẩn bị làm bài kiểm tra.
*Rút kinh nghiệm
 Tuần 34	
Tiết 169-170	 Kiểm tra tổng hợp
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I) Mục đích yêu cầu
	Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần.
	Tích hợp toàn diện với Tiếng Việt, Tập làm văn và đời sống.
	Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
II) Chuẩn bị
	Thầy:
	Trò:
III) Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra
Đề bài:
I) Phần I:Trắc nghiệm
	Đọc kĩ đoạn văn sau và ghi lại chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng.
 “Anh không dám nhìn vào.. và vào giấc ngủ.”
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
Làng
Bến quê
Những ngôi sao xa xôi
2.Tác giả của văn bản trên là ai?
	A. Kim Lân
	B. Lê Minh Khuê
	C. Nguyễn Minh Châu
3. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
	A. Ngôi thứ nhất
	B. Ngôi thứ hai
	C. Ngôi thứ ba
4. Cụm từ “một màu tím thẫm như bóng tối” là thành phần nào trong câu văn chứa nó?
	A. Trạng ngữ
	B. Bổ ngữ
	C. Khởi ngữ
5. Câu văn “bên kí những hàng rộng thêm ra” thuộc loại câu nào?
	A. Câu đơn
	B. Câu ghép có từ nối các vế câu
	C. Câu ghép không có từ nối các vế câu
II) Tự luận
Đề bài
Tuần 35	
Tiết 171-172	Thư, điện chúc mừng và thăm hỏi
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I) Mục đích và yêu cầu
	Nắm được các tình huống cần sử dụng thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi.
	Nắm được cách viết một bức thư, điện.
	Viết được một bức thư, điện đạt yêu cầu.
II) Chuẩn bị
	Thầy:
	Trò:
III) Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra
Bài mới
H2
Những trường hợp nào cần gửi thư điện chúc mừng?
- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
- Có những khó khăn , trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
Có mấy loại thư điện chính?là loại nào ?
 - Thăm hỏi và chia vui.
 - Thăm hỏi và chia buồn.
Mục đích của hai loại đó có khác nhau không? Tại sao?
- Khác nhau về mục đích :
 + Thăm hỏi chia vui : biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt .của người nhận.
 + Thăm hỏi chia buồn :động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
 Gọi học sinh đọc các văn bản mẫu. 
Em hãy ghi rõ họ tên ,địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu?
Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào?
- Thư chúc mừng - gửi đến để chia vui
- Thư thăm hỏi - gửi đến hỏi thăm và chia buồn.
Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì có nên gửi thư hoặc điện thăm hỏi không?Vì sao?
- Đến tận nơi không cần gửi thư (điện) vì như thế là khách sáo.
Trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi tình cảm được thể hiện ntn?
- Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều không mong muốn của người nhận điện.
Lời văn của thư(điện) chúc mừng và thư(điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau?
- Lời văn ngắn gọn giàu cảm xúc.
Qua đây em hiểu thế nào là thư (điện) chúc mừng thăm hỏi?
Thư(điện) có nội dung ntn? 
I) Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
II) Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kết luận
- Ghi nhớ
- Ghi nhớ
III) Luyện tập
Bài tập1
H2: Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
Hoàn chỉnh lần lượt ba bức điện ở mục II theo mẫu sau đây:
Họ tên, địa chỉ người nhận:
	- Nguyễn văn A
	- Xóm 30 xã Bình Minh_Huyện Bình Phước_ Nam 	Bình.
Nội dung: Nhân dịp xuân Quý Mùi, em xin chúc thầy cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khoẻ, thành đạt và nhiều niềm vui.
Họ tên, địa chỉ người gửi: Dương văn Ngọc_Đội 7 Trực Đại_Trực Ninh_Nam Định.
Bài tập 2
H2: Đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu bài tập ?
Cho biết tình huống nào cần viết thư(điện) chúc mừng, tình huống nào viết thư(điện) thăm hỏi?
Muốn lựa chọn đúng em phải làm gì?
Những tình huống chúc tin vui, chia buồn.
Căn cứ vào đó em lựa chọn?
Điện chúc mừng
Điện chúc mừng
Điện thăm hỏi
Thư(điện) chúc mừng
Thư(điện) chúc mừng
Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc cách làm, viết thư (điện)
Ôn tập.
*Rút kinh nghiệm
Tuần 35	
Tiết 173 -174 – 175 Trả bài văn-tiếng việt
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I) Mục đích yêu cầu
	Giúp học sinh nhận thức được kết quả của 2 môn học Văn_Tiếng Việt qua quá trình học từ: khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, khả năng chuyến hoá và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đè bài.
	Rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa lỗi và hoàn chỉnh bài viết.
II) Chuẩn bị
Tổ chức
Kiểm tra
Bài mới
I) Trả bài văn
H2: Gọi học sinh đọc lại đề bài?
	Phần I: Trắc nghiệm
H2: Em chon đáp án nào?
	Câu 1: B, C
	Câu 2: B
H2: Phần II: tự luận
Nếu cảm nhận về nhân vật Phương Định ở những phương diện nào?
Hoàn cảnh sống.
Tính cách.
Tinh thần làm việc.
Nhận xét
*ưu điểm:
- Các học sinh làm bài tốt nắm chắc kĩ năng làm bài cảm nhận.
- Học sinh làm cảm nhận tốt, cảm xúc rõ ràng, chân thật.
* Tồn tại
- Chữ viết cẩu thả, sai lỗi chính tả.
- Một số em cảm nhận hời hợt.
2. Đọc và nhận xét bài cảm nhận?
a) Gọi 2 học sinh có bài làm khá đọc.
	- Gọi học sinh nhận xét.
b) Gọi 2 học sinh đọc bài yếu.
So sánh với bài làm khá để rút ra kinh nghệm khi làm bài.
II) Trả bài Tiếng Việt
H2: Gọi học sinh đọc lại đề.
H2: Câu 1 yêu cầu chung ta làm gì?
Cho biết các câu văn sử dụng thành phần biệt lập gì?
Theo em các câu văn đó sử dụng thành phần gì? Vì sao?
Thành phần tình thái vì thể hiện thái độ, cách nhìn của người nói với từng sự vật trong câu.
Tương tự như vậy câu 2, 3, 4, 5 làm ntn?
GV gợi dẫn theo đáp án tiết 157.
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại hệ thống bài văn + Tiếng Việt.
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Van 9 Tuan 26 den 35 Hay.doc