A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh( HS):
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong- những ngôi sao xa xôi: tâm hồn trong sáng,hồn nhiên yêu đời, tinh thần dũng cảm, bất chấp gian khổ hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Củng cố, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản tự sự hiện đại
B/ Chuẩn bị dạy học:
- Giáo viên ( GV): + Chân dung Lê Minh Khuê
+ Bảng phụ ghi bố cục,sự việc
+ Phiếu học tập
+ Lập kế hoạch dạy học
- Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa.
Phòng giáo dục Đô Lương Trường THCS Lý Nhật Quang THIếT Kế GIáO áN ĐổI MớI PHƯƠNG PHáP DạY học Môn: Ngữ văn 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Vững -------------------- --------------------------------------------------------------------- Tiết 141-142 Văn bản: Những ngôi sao xa xôi ( Trích, Lê Minh Khuê) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh( HS): - Cảm nhận được vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong- những ngôi sao xa xôi: tâm hồn trong sáng,hồn nhiên yêu đời, tinh thần dũng cảm, bất chấp gian khổ hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, nghệ thuật kể chuyện của tác giả. - Củng cố, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản tự sự hiện đại B/ Chuẩn bị dạy học: - Giáo viên ( GV): + Chân dung Lê Minh Khuê + Bảng phụ ghi bố cục,sự việc + Phiếu học tập + Lập kế hoạch dạy học - Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa. C/ Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài của HS: Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật Nhĩ trong truyện " Bến quê"( Nguyễn Minh Châu) Hoạt động 2:Giới thiệu bài: - GV yêu cầu HS nhắc lại những văn bản viết về đề tài kháng chiến đã học từ học kì I: "Đồng chí", " Bài thơ về tiểu đội xe không kính", " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", " Làng", " Chiếc lược ngà"Rồi dẫn dắt vào tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê và đoạn trích được đọc hiểu. Hoạt động 3: Dạy học bài mới: I/ Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm. Hoạt động của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt - Câu hỏi gợi dẫn: Khi tìm hiểu về tác giả, cần chú ý những điểm cơ bản gì?( Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác) ?- Vậy hãydựa vào chú thích * SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác giả? - Bổ sung và chốt lại ?- Ai biết hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn như thế nào? Tìm hiểu hoàn cảnh ấy có tác dụng gì trong đọc hiểu tác phẩm không? -HS trả lời bổ sung - Dựa vào SGK để trả lời 1/ Tác giả: - Lê Minh Khuê (1949),quêThanh Hóa - Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế. - Đề tài chủ yếu: trước 1975 là cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn; sau 1975 lại bám sát vào những biến chuyển trong đời sống con người. 2/ Tác phẩm: - Viết năm 1971, khi giặc Mĩ đánh phá ác liệt - Văn bản đọc hiểu được lược bỏ một số đoạn. II/ Đọc, tìm hiểu chung văn bản. Hoạt đông của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt - Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu một số từ khó: cao điểm, trọng điểm - GV tóm tắt phần 1, hướng dẫn cho HS đọc phần 2, rồi tóm tắt đoạn cuối ?- Theo em có thể chia bố cục văn bản thành những phần nào? Vì sao? - GV hướng dẫn HS tóm tắt phần 1 ?- Tương tự hãy tóm tắt phần 2,3 - GV kết luận, lưu ý HS về nhà tiếp tục tập tóm tắt văn bản vì đây là thao tác quan trọng để hiểu và nhớ kĩ nội dung văn bản. ?- Việc chọn ngôi kể và người kể chuyện là một yếu tố nghệ thuật của tác phẩm tự sự. Hãy nhận xét về ngôi kể và người kể chuyện của văn bản? - HS đọc từng đoạn - 1 HS tóm tắt lại phần 1 - HS khác nhận xét, bổ sung sửa chữa. - 1 HS tóm tắt phần 2,3 - HS khác nhận xét sửa chữa. -HS trả lời, bổ sung. 1/ Đọc, tìm hiểu từ khó: 2/ Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu->"có ngôi sao trên mũ"- Giới thiệu về công việc, cuộc sống của tổ trinh sát. - Phần 2: Tiếp ->" Chị Thao bảo"- Kể về một lần phá bom trên cao điểm. - Phần 3: Còn lại- Tâm trạng sau khi phá bom. 3/ Tóm tắt: - Ba nữ thanh niên ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.Công việc của họ là khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom.Họ chạy trên cao điểm cả ban ngày. Thần chết luôn rình rập họ. Ban đêm thường thì họ được về hang làm những gì mà mình thích như hát, thêu thùa, ăn ngủ...Khi sắp có chiến dịch lớn họ ở trên cao điểm cả ban đêm. - Một buổi trưa, Mĩ lại thả bom.Chị Thao và Nho đi đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, đánh dấu. Còn Định ở lại hang. Lần này, họ phải lấp hơn nghìn khối đất, phá bốn quả bom chậm. Định phá một quả trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dưới cái hầm ba- ri- e cũ.Và khi bom nổ, hầm bị sập,Nho đã bị thương. Họ về hang băng bó, chăm sóc cho Nho. Chị Thao hát. Rồi bất ngờ có mưa đá. Họ vui vẻ ngắm mưa. 4/ Ngôi kể và người kể chuyện: - Ngôi kể thứ nhất - Người kể chuyện là nhân vật chính trong văn bản. ->Phù hợp nội dung tác phẩm, thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm nhân vật. III/ Tìm hiểu chi tiết văn bản. Hoạt động của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt - Câu hỏi gợi dẫn: Những con người được nói đến trong văn bản là ai? Ai là nhân vật chính? Họ xuất hiện trong những thời gian, không gian hiện thực nào? ? Vậy ta nên tìm hiểu văn bản theo từng nhân vật hay theo từng mảng hiện thực cuộc sống của họ? Vì sao? - GV lưu ý ?- Tìm trong văn bản những chi tiết miêu tả hoàn cảnh hiện thực cuộc sống của ba nữ thanh niên trên mặt đường cao điểm? ?- Tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn như thế nào để miêu tả? ?- Qua đó em hình dung được hoàn cảnh hiện thực ấy như thế nào? - GV chốt lại. - GV gợi dẫn: Một nhân vật văn học thường được các tác giả khắc họa miêu tả về xuất thân lai lịch, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, nội tâm ?- Vậy ba nữ thanh niên được kể như thế nào về xuất thân, công việc? - GV chốt lại (- GV chuyển nội dung bài học, hoặc tiết học tùy vào thực tế thời gian lên lớp.) ?-Tinh thần làm việc của họ được kể tả bằng những chi tiết nào tiêu biểu? ?- Qua đó em cảm nhận được họ là những người như thế nào? ?- Ngôn ngữ giọng điệu kể chuyện ở đây như thế nào? Có tác dụng gì? - GV chốt lại ?- Tác giả kể tả về việc phá bom của ba nữ thanh niên, nhất là của Phương Định bằng những chi tiết nào? ?- Nghệ thuật kể tả của tác giả có gì nổi bật? ?-Hiện lên sau những cử chỉ hành động, suy nghĩ ấy là phẩm chất gì của Định nói riêng và của ba nữ thanh niên xung phong nói chung? - GV chốt lại ?- Tình đồng đội của họ được thể hiện qua những chi tiết nào? ?- Theo em đó là thứ tình cảm như thế nào? - GV chốt lại và mở rộng: Chính tình đồng đội cao đẹp ấy đã góp phần tạo nên sức mạnh, ý chí cho các chị. Họ đã thực sự chia nhau gian khổ, khó khăn, nguy hiểm, đớn đau.( liên hệ những câu thơ của Chính Hữu) ?- Như vậy, qua việc tìm hiểu mảng hiện thực cuộc sống của ba nữ thanh niên trên mặt đường cao điểm, em cảm nhận được những đặc điểm nào nổi bật của các chị? - GV chuyển nội dung: Những cô gái ở chiến trường luôn đối mặt với cái chết, tinh thần vẫn dũng cảm, kiên cường,cứng cỏi là thế; nhưng sau giờ cao điểm, làm việc căng thẳng, họ lại trở về hang đá với cuộc sống rất đời thường của mình.Vậy họ đã sống như thế nào, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu. - GV cho HS đọc lại một số đoạn: " Rồi khi xong việccương quyết, táo bạo." "Tôi thích nhiều bàitự bịa ra nữa." ?- Không gian trong hang đá được miêu tả như thế nào? - GV phát phiếu học tập cho 6 nhóm thảo luận: + Nhóm 1,2: Trong cuộc sống đời thường, chị Thao được kể tả như thế nào? Qua đó em cảm nhận được những nét riêng gì của chị? + Nhóm 3,4: Trong cuộc sống đời thường, Nho được kể tả như thế nào? Qua đó em cảm nhận được những nét riêng gì của chị? + Nhóm 5,6: Trong cuộc sống đời thường, Phương Định được kể tả như thế nào? Qua đó em cảm nhận được những nét riêng gì của chị? - GV nhận xét, chốt lại ?- Đó là những nét tính cách riêng của mỗi nhân vật, nhưng qua quá trình tìm hiểu em nhận thấy ở họ có chung những vẻ đẹp nào? - GV chốt lại và mở rộng: Ba nữ thanh niên xung phong khi chiến đấu là một khối thống nhất dũng cảm, can trường, bất chấp gian khổ hi sinh; khi sống trong cuộc sống đời thường trong những phút giây bình yên hiếm có của Trường Sơn, họ lại là ba cô gái trẻ hồn nhiên, lạc quan, tin yêu cuộc sống với ba tính cách khác nhau, không thể lẫn. Họ có sức trẻ và lòng yêu nước, có đầy đủ những phẩm chất anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam. HS trả lời - HS bày tỏ ý kiến -1 HS trả lời, HS khác bổ sung. HS trả lời, bổ sung HS trả lời Hs trả lời, bổ sung. HS trả lời, bổ sung. HS trả lời HS trả lời, bổ sung HS theo dõi - HS đọc - HS trả lời -HS hoạt động nhóm, 5 phút. - Trình bày và bổ sung lẫn nhau. HS trả lời HS lắng nghe - Văn bản kể về ba nữ thanh niên xung phong sống và làm việc trên cao điểm ở hai không gian hiện thực: trên mặt đường và trong hang đá. - Với một văn bản tự sự, ta có thế đọc hiểu bằng cách cắt ngang theo bố cục hoặc xẻ dọc theo từng nội dung, từng nhân vật.ở văn bản này, ta có thể không tách riêng tìm hiểu từng nhân vật vì họ có rất nhiều điểm chung, mà tìm hiểu họ trong từng không gian nghệ thuật mà tác giả xây dựng. 1/ Hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong trên mặt đường cao điểm: * Hoàn cảnh hiện thực: - Con đường bị đánh lở loét - Thần chết lẩn trong những quả bom dưới chân - Máy bay gầm thét, ầm ì - Đất bốc khói, không khí bàng hoàng - Nhiệt độ lên tới 300c - Máy bay rít, bom nổ, cách hang chỉ 300m, đất dưới chân rung, khói lên và cửa hang bị che lấp - Cao điểm thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và Định ngồi trong hang. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi - Vắng lặng đến phát sợ - Cây xơ xác,đất nóng, khói đen vật vờ ... -> Hình ảnh, từ ngữ đặc tả, nhiều câu văn ngắn khắc họa hiện thực chiến tranh khốc liệt, đầy gian khổ hiểm nguy, đe dọa tinh thần tính mạng con người. * Ba nữ thanh niên: - Những cô gái thành phố, tuổi còn rất trẻ - Công việc: + Ngồi trong hang, khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, nếu cần thì phá bom. + Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. + Một ngày phá bom đến năm lần, thành quen. Lần này họ phải lấp hơn nghìn khối đất, phá bốn quả bom. -> Công việc nặng nề, vất vả và nguy hiểm, tưởng chừng như quá sức với những cô gái trẻ. (Hết tiết 1) -Tinh thần làm việc: + Chị Thao tổ trưởng, Định và Nho làm theo sự phân công của chị.-> Có tổ chức, đoàn kết một lòng. + Mấy đêm nay, ai cũng leo tót lên trọng điểm, khổ cho người phải trực máy trong hang; Định còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi, vẫn không vào viện, có nghĩ đến cái chết nhưng rất mờ nhạt; Chị Thao khi biết sắp tới sẽ không êm ả móc bánh quy trong túi thong thả ăn bình tĩnh đến phát bực; Nho bị thương vẫn tin mình không chết và nghĩ tới công việc làm đường của đơn vị.. . -> Giọng điệu rất thoải mái làm nổi bật những phẩm chất anh hùng, dù công việc vất vả nguy hiểm, nhưng họ rất gắn bó, say mê, tha thiết được làm việc, vẫn bình tĩnh thản nhiên một cách kì lạ. +Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dưới hầm ba-ri-e cũ. Định một quả trên đồi Định đến gần quả bom, không đi khom, tự nhủ phải làm nhanh lên một tí, cẩn thận đào đất, châm ngòi, lo lắng bom không nổ và nghĩ cách để làm lại lần hai, rồi đứng cẩn thận để mảnh bom không găm vào tay-> Vừa miêu tả cử chỉ hành động, vừa miêu tả nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại thể hiện chân thực tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý thức trách nhiệm cao để hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn. - Tình đồng đội: + Khi chị Thao và Nho đi chưa về, Định ở trong hang trực máy đã gắt lên, chắc là vì lo lắng cho họ. + Khi bom nổ, hầm của Nho bị sập,Chị Thao lao lên trước, chị vấp ngã, Định đỡ chị, chị vùng ra, mắt mở to mờ trắng đi như không còn sự sống, chị kéo luôn tay Định sà xuống mô đất nhỏ phủ đầy thuốc bom màu xám, chị nghẹn ngào không nước mắt, Định moi đất bế Nho đặt lên đùi mìnhHọ đưa Nho về hang băng bó chăm sóc cho Nho -> Những chi tiết kể tả chân thực, cảm động diễn tả được tình cảm yêu thương, lo lắng, quan tâm, chăm sóc nhau rất chân thành như tình ruột thịt. => Trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh, các chị thực sự là những thanh niên dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng bất chấp hoàn cảnh, với một tinh thần trách nhiệm cao, tình đồng đội gắn bó đoàn kết, và trên hết có tình yêu nước mãnh liệt. 2/ Hình ảnh ba nữ thanh niên với cuộc sống sau giờ cao điểm: * Không gian hang đá: - Nằm dưới chân cao điểm - Là một thế giới khácmát lạnh -> Đó là một không gian hoàn toàn đối lập với bên ngoài: yên bình, che chở, bảo vệ cho ba nữ thanh niên xung phong, để họ nghỉ ngơi và làm những việc mà mình yêu thích trong cuộc sống * Ba nữ thanh niên : - Chị Thao: + Thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét + Thích thêu chỉ màu lên áo, thích tỉa lông mày, thích chép bài hát +Mưa đá, lúi húi hốt đá ở dưới đất -> Từng trải hơn nhưng vẫn tươi trẻ, yêu đời và hơi yếu đuối . - Nho: + Như một que kem trắng + Thích ăn kẹo +Mưa đá, nhổm dậy, môi hé mở, xin thêm mấy viên nữa -> Ngây thơ, trong sáng - Định: + Thích nghe nhạc, thích hát và hát hay, thích ngắm mình trong gương + Hay suy nghĩ về thời đi học đã qua, về gia đình,về công việc, về người thân, về những anh bộ đội +Mưa đá, vui thích cuống cuồng, niềm vui con trẻ nở tung ra, say sưa tràn đầy ->Hồn nhiên, rất lãng mạn, mơ mộng và nhạy cảm àVẻ đẹp chung: Dũng cảm, can trường và lạc quan, tin yêu cuộc sống. IV/ Tổng kết: Hoạt động của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt - GV yêu cầu HS thảo luận nhanh theo cặp đôi ?- Hãy chỉ ra những giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản nhất của văn bản? ? Chỉ ra nhữngcâu đoạn, chi tiết tiêu biểu miêu tả tâm lí nhân vật Phương Định? - GV chốt lại, lưu ý HS vận dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật khi tạo lập văn bản tự sự, và cách tìm hiểu văn bản tự sự. HS thảo luận và trả lời 1/ Nghệ thuật: - Chọn ngôi kể và người kể phù hợp - Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, chân thực - Ngôn ngữ giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, có chất nữ tính. 2/ Nội dung: - Truyện đã phản ánh và ca ngợi tinh thần dũng cảm,tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lạc quan của những nữ thanh niên xung phong nói riêng và thế hệ trẻ nước ta nói chung trong cuộc sống chiến đấu chống Mĩ nhiều gian khổ , hi sinh. V/ Luyện tập: Hoạt động của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt - GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận, 6 nhóm với ba câu hỏi sau: + Nhóm 1, 2: Trình bày cảm nhận của em về nhan đề tác phẩm? + Nhóm 3, 4: Văn bản gợi cho em nhớ đến những tác phẩm nào cùng chủ đề? Chỉ ra một số câu đoạn tiêu biểu, hoặc nhân vật và đặc điểm của nhân vật đó? + Nhóm 5, 6: Địa phương em cũng có những thanh niên xung phong đã từng làm việc, hi sinh trên tuyến đường huyết mạch thời kháng chiến chống Mĩ. Em hãy giới thiệu ngắn gọn về họ. - GV bổ sung và kết luận - Qua các bài tập, GV lưu ý thêm: Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học nói chung cần nên có những phát hiện,bình giá các chi tiết hình ảnh giàu ý nghĩa nghệ thuật, nên liên hệ so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề, với thực tế cuộc sốngđể thấy hết giá trị của tác phẩm ấy. -HS thảo luận trình bày lên giấy khổ rộng, treo lên bảng. - Nhận xét,bổ sung, sữa chữa Câu 1: - Nhan đề văn bản vừa gợi đến con mắt nhìn xa xăm, mơ mộng của nhân vật Phương Định. Đôi mắt mà các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ! ".Và đôi mắt ấy được nhân vật tả : " Xa đến đâu mặc kệNó dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng". - Là những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích mà Phương Định hay nghĩ tới - Nhan đề cũng nhằm ngợi ca những vẻ đẹp sáng ngời của các nhân vật. Họ- những nữ thanh niên xung phong trên cao điểm là " Những ngôi sao xa xôi". Câu 2: - "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", " Gửi em- cô thanh niên xung phong"( Phạm Tiến Duật) - Bài thơ " Khoảng trời hố bom"( Lâm Thị Mĩ Dạ) - Truyện ngắn " Chiếc lược ngà"( Nguyễn Quang Sáng) với nhân vật cô giao liên dũng cảm, mưu trí. Câu 3: Học sinh giới thiệu được về những cô gái Truông Bồn, di tích lịch sử Truông Bồn ở Đô Lương. Hoạt động 4: Hướng dẫn hoạt động về nhà - Học bài, trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi bài tập ở lớp và trong sách giáo khoa vào vở bài tập - Tìm đọc thêm các tác phẩm có cùng chủ đề - Soạn bài " Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang".
Tài liệu đính kèm: