Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 90

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 90

A . Mục tiêu cần đạt .

- Qua giờ giảng giúp HS nắm được NT tả cảnh ngụ tình đặc sắc của đoạn trích . Tâm trạng buồn tủi cô đơn , rợn ngợp trước cảnh biển trời bao la của nàng Kiều .

- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật , kĩ năng cảm thụ thơ văn cổ .

B .Chuẩn bị .

 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu.

 2 . Trò : Chuẩn bài ở nhà .

C . Tiến trình tiết dạy .

 1 . ổn định tổ chức

 2 . Kiểm tra bài cũ .

 Đọc thuộc lòng đoạn trích " Chị em Thuý Kiều " và nêu nội dung chính của đoạn trích ?

 Đọc thuộc lòng đoạn trích " Cảnh ngày xuân " và nêu nội dung chính của đoạn trích ?

 

doc 100 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 - 09 – 2008 
Tuần 7
TS : 31 Văn học
Kiều ở Lầu Ngưng Bích .
A . Mục tiêu cần đạt . 
- Qua giờ giảng giúp HS nắm được NT tả cảnh ngụ tình đặc sắc của đoạn trích . Tâm trạng buồn tủi cô đơn , rợn ngợp trước cảnh biển trời bao la của nàng Kiều .
- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật , kĩ năng cảm thụ thơ văn cổ .
B .Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu.
 2 . Trò : Chuẩn bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy . 
 1 . ổn định tổ chức 
 2 . Kiểm tra bài cũ .
 Đọc thuộc lòng đoạn trích " Chị em Thuý Kiều " và nêu nội dung chính của đoạn trích ?
 Đọc thuộc lòng đoạn trích " Cảnh ngày xuân " và nêu nội dung chính của đoạn trích ?
 3 . Bài mới .
( ? ) Hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều ?
 Nêu ND chủ yếu của đoạn trích ?
( ? ) Hãy nêu cách đọc đoan trích trên 
Tóm tắt từ đoạn trích " Cảnh ngày xuân " đến đoạn trích này ?
( ? ) Đoạn trích trên chia làm mấy phần ? ý chính mỗi phần ntn ?
( ? ) Cảnh Lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả ntn ?
( ? ) Em có cảm nhận ntn về cảnh tượng ấy?
( ? ) Từ đó em hiểu thân phận của Kiều lúc này ntn ? 
( ? ) Nỗi nhớ người yêu của Kiều được thể hiện ntn ?
( ? ) Em có nhận xét gì về tình cảm của Kiều với Kim Trọng ?
( ? ) Theo em tác giả để Kiều nhớ người yêu trước rồi nhớ cha mẹ sau có hợp lý ko ? Vì sao ?
( ? ) Em hãy tìm những từ ngữ nói về nỗi nhớ cha mẹ của Kiều ?
( ? ) Từ nào trong những câu thơ trên diễn tả đúng nhất lòng hiếu thảo của Kiều ? Vì sao em lại cho là như vậy ?
( ? ) Qua 8 câu thơ trên ta thấy Kiều là cô gái ntn ?
( ? ) Nếu 8 câu thơ cuối dựng thành cảnh , em sẽ dựng thành mấy cảnh ? là những cảnh nào ?
( ? ) Tác giả đã sử dụng NT gì ? Tác dụng ntn ?
( ? ) Hãy nêu ND và NT đặc sắc của đoạn trích ?
1 . Giới thiệu chung 
- Đoạn trích thuộc phần 2 : Gia biến và lưu lạc . 
- ND : Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích .
2 . Đọc - hiểu văn bản .
1 . Đọc diễn cảm :
- 1 HS đọc .
- HS tóm tắt .
- Nhận xét .
2 . Chú thích 
3 . Bố cục : 3 Phần .
- P1 : Cảnh lầu Ngưng Bích
- P2 : Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ
- P3 : Tâm trạng của Thuý Kiều
4 . Phân tích . 
a . Cảnh lầu Ngưng Bích 
- Non xa , trăng gần , bát ngát , cồn nọ , bụi hồng , dặm kia
- Cảnh TN cao rộng đẹp một vẻ đẹp hoang sơ nhưng buồn , lạnh lẽo , thiếu hơi ấm tình người.
- Thân phận cô đơn , nhỏ nhoi , bơ vơ giữa thế giới lạnh lẽo và hoang vắng .
b . Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ .
+ Nỗi nhớ người yêu .
 Tưởng , tấm son gột rửa bao giờ cho phai 
- Nàng luôn luôn tưởng nhớ đến Kim Trọng , Tình yêu thuỷ chung son sắt 
- Có hợp lý vì phù hợp với tâm lý của người con gái đang yêu , một tình yêu đầu đời . " Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em . Nỗi nhớ trong tim anh nhớ về cha mẹ ."
+ Nỗi nhớ cha mẹ :
- Xót người , sân lai , gốc tử , quạt nồng ấp lạnh 
- Từ " Xót " – xót thương , đau đớn tình cảm máu thịt sâu nặng 
- Có tấm lòng thuỷ chung son sắt trong tình yêu , hiếu thảo với cha mẹ , giàu lòng vị tha luôn nghĩ về người khác .
c. Nỗi buồn của nàng Kiều .
8 câu – 4 cảnh .
- Cảnh 1 : Cảnh biển chiều hôm với những cánh buồm thấp thoáng đằng xa .
- NT ẩn dụ – tả cảnh ngụ tình – cánh buồm thấp thoáng đằng xa giống như cuộc đời nàng nổi trôi vô định ko bến ko bờ 
- Cảnh 2 : Cảnh hoa trôi nổi trên dòng nước – cuộc sống của nàng như đoá hoa nổi lênh , vùi dập ko biết đi đâu về đâu 
- Cảnh 3 : Cảnh bãi cỏ úa tàn trải dài tận chân trời – nỗi buồn của nàng như bất tận , tương lai vô định , mờ mịt 
- Cảnh 4 : Cảnh gió cuốn mặt duềnh – Nỗi sợ hãi tột đỉnh , tai hoạ sẽ ập đến đời nàng bất cứ lúc nào . Tiếng sóng – tiếng kêu của nàng Kiều – Tiếng lòng của tác giả .
3 . Tổng kết .
a . Nội dung .
b . Nghệ thuật .
 Ghi nhớ : SGK
4 . Luyện tập .
- Vì sao nói 8 câu cuối của đoạn trích là những câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều ?
D . Hướng dẫn về nhà 
 - Học thuộc lòng đoạn thơ .
 - Chuẩn bị bài sau : Mã Giám Sinh mua Kiều .
Tuần 7
TS : 32
Tập làm văn .
Miêu tả trong văn bản tự sự .
A . Mục tiêu cần đạt .
 - HS thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .
- Rèn kỹ năng PT và sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : Soạn bài , đọc tài liệu khác .
 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy . 
 1 . ổn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ .
? Hãy tóm tắt văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương "- Nguyễn Dữ ?
 3 . Bài mới .
 Gọi 1 HS đọc VD
( ? ) Đoạn trích trên kể về sự việc gì ?
( ? ) Sự việc ấy diễn ra theo một trình tự ntn ? 
( ? ) Theo em nếu kể các sự việc trên như vậy thì câu chuyện có sinh động ko ? Vì sao ? 
( ? ) Tại sao đoạn trích lại sinh động và hấp dẫn ? 
( ? ) Vậy muốn câu chuyện hấp dẫn , sinh động ta làm ntn ?
( ? ) Hãy tìm những yếu tố tả người tả cảnh trong đoạn trích " Chị em Thuý Kiều " ?
( ? ) Các yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong đoạn thơ trên ?
HS viết bài – gọi đọc bài .
Nhận xét – sửa lỗi .
1 . Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .
1 . Ví dụ : 
2 . Nhận xét .
- Đoạn trích kể về sự việc vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi .
- Trình tự : 
+ Vua Quang Trung cho ghép ván lại rồi cứ 10 người khiêng 1 bức tiến sát đồn Ngọc Hồi .
+ Quân Thanh bắn ra ko trúng người nào sau đó phun khói lửa .
+ Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh .
Quân Thanh chống đỡ ko nổi – Sàm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn , quân Thanh đại bại .
- Câu chuyện sẽ kém hấp dẫn vì khô khan 
- Vì có các yếu tố miêu tả : 
+ Nhân có gió bấc quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra 
+ Quân Thanh chống ko nổi bỏ chạy tán loạn 
3. Ghi nhớ : 
 - Gọi 2 HS đọc
2 . Luyện tập . 
1 . Bài tập 1 : 
- Tả người : 
 Vân xem trang trọng khác vời 
 Mây thua nước tóc 
 Kiều càng sắc sảo mặn mà 
 So bề tài sắc 
 Làn thu thuỷ 
 Hoa ghen thua thắm  
- Tả cảnh :
 Cỏ non xanh gợn 
 Cành lê trắng điểm 
 Tà tà bóng ngả 
 Dịp cầu nho nhỏ 
- Làm cho câu văn , câu thơ sinh động hấp dẫn và giàu chất thơ , góp phần làm cho người đọc có khoái cảm thẩm mỹ 
2 . Bài tập 2 .
- Viết đoạn văn tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân khoảng 10 câu .
D. Hướng dẫn về nhà .
- Học bài , làm bài tập 3 
 - Chuẩn bị bài sau : Viết bài văn số 2 .
Tuần 7
TS : 33
Tiếng Việt
Trau dồi vốn từ
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS nắm được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói và viết , phát triển các năng lực tư duy giao tiếp .
- Rèn kỹ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp và viết văn bản .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu .
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ : 
? Thế nào là thuật ngữ ? Tìm 5 thuật ngữ văn học , toán học mà em biết ? Hãy giải thích nghĩa ?
 3 . Bài mới .
Gọi 1 HS đọc bài
( ? ) Tiếng Việt có đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của chúng ta ko ? Tại sao ? 
( ? ) Muốn phát huy tốt khả năng của T Việt mỗi chúng ta phải làm gì ?
Gọi 2 HS đọc
( ? ) Nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì có liên quan đến việc trau dồi vốn từ ?
( ? ) Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì ?
Gọi 1 HS đọc .
HS làm miệng .
HS làm nhóm .
HS làm miệng .
HS làm miệng .
HS lên bảng làm .
1 . Rèn luyện để nắm vữngnghĩa của từ và cách dùng từ .
1 . Ví dụ : 
2 . Nhận xét :
- Đáp ứng được vì T Việt của ta giàu và đẹp luôn luôn phát triển 
- Ta phải trau dồi vốn từ của mình biết vận dụng nhuần nhuyễn T V khi nói và viết vì đó là cách giữ gìn sự trong sáng của T V có hiệu quả nhất . Nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc thông qua lời ăn tiếng nói của mỗi người . 
3 . Ghi nhớ . 
2 . Rèn luyện để làm tăng vốn từ .
1 .1 Ví dụ : 
2 . Nhận xét.
- Phải học lời ăn tiếng nói của ND để trau dồi vốn từ của mình .
- Phải rèn luyện thường xuyên để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ của mình .
3 . Ghi nhớ 
3 . Luyện tập .
1. Bài tập 1 :
a . Hậu quả : kết quả xấu 
b . Đoạt : Chiếm được phần thắng .
c . Tinh tú : Sao trên trời .
2 . Bài tập 2 :
a . Tuyệt : Đứt – ko còn gì - Tuyệt chủng , tuyệt giao , tuyệt thực 
 Tuyệt : Cực kỳ – Nhất – Tuyệt đỉnh , tuyệt mật , tuyệt tác 
3 . Bài tập 3 :
a . Im lặng = Yên tĩnh , vắng lặng .
b . Thành lập = Thiết lập .
c . Cảm xúc = Cảm động , xúc động , cảm phục 
4 . Bài tập 6 :
a . Đồng nghĩa : Nhược điểm = Yừu điểm .
b . Cứu cánh – Mục đích cuối cùng .
c . Trình ý kiến = Đề bạt .
d . Nhanh nhảu = Láu táu .
e . Hoảng = Hoảng loạn .
5 . Bài tập 9 :
- Bất : bất tử , bất hiếu 
- Bí : bí mật , bí danh , bí ẩn 
- Đa : đa cảm , đa sầu 
- Đề : đề án , đề cao 
- Gia : gia cố , gia công , gia vị 
- Giáo : giáo dục , giáo án , giáo viên 
- Hồi : hồi tưởng , hồi sinh 
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập SGK .
 - Chuẩn bị bài sau : Tổng kết từ vựng .
Tuần 7
TS : 34,35
Tập làm văn
Bài viết văn số 2 .
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ viết bài giúp HS biết tạo lập văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả cảnh vật , con người hoạt động 
- Rèn kỹ năng dùng từ , đặt câu , dựng đoạn , hoàn chỉnh bài văn tự sự .
B . Chuẩn bị :
 1 . Thầy : soạn bài , đề bài , đáp án – biểu điểm .
 2 . Trò : Ôn tập ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra GKT , đồ dùng 
 3 . Đề bài :
Đề bài : 9B
 Em hãy kể lại một chuyến đi tham quan du lịch mà em ấn tượng nhất .
Đề bài : 9C
 Em hãy kể laịi một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày .
Đáp án – Biểu điểm .
 Bài viết phải đảm bảo các yêu câu sau đây :
1 . Về nội dung :
- Bài viết kể về chuyến tham quan hoặc gặp mặt nhười thân đã xa cách lâu ngày .
- Kể về cái gì ? Sự việc gì ? Kỉ niệm gì ? Khi gặp lại người thân em còn nhớ không ? 
- Thái độ , tình cảm , khuôn mặt hình dáng của người thân trong giấc mơ ấy 
- Chú ý các yếu tố miêu tả ngoại cảnh trong mơ : làn sương khói mờ ảo , cầu vồng đầy sắc mầu 
- Cảnh quan nơi du lịch tham quan 
2 . Về hình thức :
- Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng . Có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm Điểm từ 8 – 10 
- Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt Điểm từ 6 – 7 
- Bài viết cơ bản có đủ nội dung trên nhưng nội dung còn sơ sài Điểm từ 3 – 5
- Bài viết thiếu ý , không đúng phương pháp , chưa hiểu đề Điểm từ 1 – 2
 - Học sinh làm bài viết 90 phút .
 - Giáo viên thu bài về nhà chấm .
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , ôn bài .
 - Chuẩn bị bài sau : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
6 – 10 – 2008
Tuần 8 
TS : 36 , 37
Văn học
Mã giám sinh mua Kiều
 ( " Truyện Kiều " – Nguyễn Du 
 A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS cảm nhận được nỗi đau đớn tủi nhục của Thuý Kiều và thái độ bất lương , vô nhân đạo của tên buôn thịt bán người Mã Giám Sinh .
- Thấy được nghệ thuật tả người , tả cảnh ngụ tình của tác giả trong đoạn trích .
- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng , phân tích nhân vật qua h ... 
 ( Cây đàn muôn điệu)
b. Đã biết bao phen, những buổi chiều thu
 Ta bâng khuâng tìm cảnh mộng bên hồ
 Nhưng ta chỉ tiếc khi ngồi lặng ngắm
 Đôi mắt cô em như say, như đắm
 Như buồn in hình ảnh giấc mơ xa.
 ( Nhan sắc )
* Đoạn a: bay – lầy; mộng - động.
* Đoạn b: thu – hồ; ngắm - đắm.
-> Vần chân linh hoạt trực tiếp tạo thành 2 cặp thơ đi liền nhau.
2. Hàn Mạc Tử.
a. Mới hay cõi siêu hình cao tột bực
 Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao
 Xa lắm rồi, xa lắm, hãi nhường bao!
 Ai tới đó chẳng mê man tài trí
 Toà châu báu kết bằng hương kì dị,
 Của tình yêu rung động bởi hào quang
 Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
 Sẽ qui tụ thâu về một mối
 Và tư tưởng chẳng bao giờ chắp nối
 ( Đau thương )
b. Cứ để ta ngất ngư trên vũng huyết
 Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
 Đừng nắm lại, nguồn thơ ta đang siết
 Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.
 ( Trăng )
* Đoạn a: Vần chân trực tiếp tạo thành cặp 2 câu thơ đi liền nhau: sao – bao, quang – mang.
* Đoạn b: Vần giãn cách: huyết – siết, ta - đa.
II. Luyện tập:
1. Viết thêm một số câu thơ để đoạn thơ hoàn thiện.
a. Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
 Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông.
 Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước,
* Mà sông xưa vẫn chảy xuôi dòng
 Bởi đời tôi cũng đang chảy như sông.
b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân.
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng,
* Chợt quen nhau chưa thể gọi là yêu.
- Một cành hoa đâu có gọi mùa xuân.
- Mùa đông ơi! Sao vội vã theo dòng.
c. Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ,
 Phố hàng Ngang, dâu da xoan nở trắng.
 Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng,
* Sao bâng khâng trước những cánh hoa bay.
d. Có lẽ nào để tuột khỏi tay em,
 Những trái chín chắt chiu từ đất Mẹ.
 Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ,
* Những trái chín có từ ngày thơ bé,
 Ai hái tặng ai, để nhớ, để thương.
 Tôi thẫn thờ
2. Làm thơ tám chữ theo đề tài.
a. Chủ đề nhà trường:
Nhớ trường
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế,
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông.
 Khăn quàng ttung bay rực rỡ sắc hồng,
 Xa bạn bè, sao bỗng thấy buâng khuâng.
b. Chủ đề bạn bè.
 Nhớ bạn
 Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời,
 Nhớ những ngày rôn rã tiếng cười vui.
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời, 
 Quây quần bên nhau, long lanh lệ rơi.
c. Chủ đề quê hương.
 Con sông quê hương
 Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ,
 Giữa những hoàng hôn ngừi lên ánh mắt.
 Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật,
 Để mai ngày thao thức viết thành thơ. 
D. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài: Ôn tập.
 - Chuẩn bị bài sau: " Những đứa trẻ " – Thạch Lam.
Tuần 19
TS: 88, 89
Văn học
Những đứa trẻ
 ( Thạch Lam )
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua giờ giảng giúp HS biết rung động trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, ssống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.
- Rèn kĩ năng đọc, kể và phân tích tác phẩm văn học nước ngoài.
 B. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu liên quan.
 2. Trò: Chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tiến trình tiết dạy:
 1. Ôn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kết hợp trong giờ giảng bài.
 3. Bài mới:
( ? ) Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà văn Gorơki?
( ? ) Hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
( ? ) Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích?
( ? ) Nêu cách đọc đoạn văn bản trên?
( ? ) Đoạn văn có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần?
( ? ) Vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại nchơi thân với Aliosa bất chấp sự cấm đoán của bố?
( ? ) Điều đó cho ta thấy tình bạn giữa chúng ntn?
( ? ) Có gì đặc biệt trong cách bọn trẻ đến với nhau?
( ? ) Em có nhận xét gì về tình cảm của bọn trẻ dành cho nhau ấy?
( ? ) Theo dõi cuộc đối thoại của bọn trẻvà cho biết vì sao lời đầu tiên Aliôsa nói với bọn trẻ là:" Các cậu có bị ăn đòn không? " ?
( ? ) Vì sao Aliôsa khó mà tin được rằng những đứa trẻ này bị đòn như mình và thấy tức thay cho chúng?
( ? ) Việc Aliôsa sẵn sàng bắt chim bạch yến theo ý muốn của bạn, ta thấy tình bạn của Aliôsa ntn?
( ? ) Khi Aliôsa nói đến gì ghẻ, bọn trẻ đứng sát vào nhau giống như những chú gà con, gợi cho em những cảm nghĩ gì?
( ? ) Vì sao khi đó Aliôsa lại kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại?
( ? ) Nếu là em, em sẽ làm gì cho bọn trẻ ấy?
( ? ) Khi bọn trẻ nghe Aliôsa kể chuyện cổ tích, chúng có thái độ ntn?
( ? ) Những cử chỉ ấy của chúng gợi cho em những suy nghĩ gì?
( ? ) Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả trong đoạn truyện này?
( ? ) Từ đó ta thấy lũ trẻ hiện lên ntn?
Tiết 2:
( ? ) Ông bố của lũ trẻ hiện lên trong truyện ntn?
( ? ) Em có nhận xét gì về con người ấy?
( ? ) Hành động ông ta đẩy đứa bạn đã từng cứu sống con mình cho ta thấy ông ta là người ntn?
( ? ) Khi thấy cha xuất hiện, bọn trẻ lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn, ta hiểu thêm gì về bọn trẻ?
( ? ) Vì sao Aliôsa lại sợ ông già ấy đến phát khóc lên?
( ? ) Qua sự việc đó, em có suy nghĩ gì?
( ? ) Nếu là bạn em, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn mình?
( ? ) Mặc dù bị cấm đoán, nhưng bọn trẻ vẫn tiếp tục chơi với nhau ntn?
( ? ) Em có nhận xét gì về cách gặp nhau ấy của lũ trẻ?
( ? ) Lũ trẻ thưỡng kể chuyện gì cho Aliôsa nghe? Cuộc sống của lũ trẻ ntn?
( ? ) Thấy lũ trẻ như vậy Aliôsa đã làm gì?
( ? ) Qua đó em hiểu thêm gì về tình bạn của Aliôsa? 
( ? ) Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích này?
 Gọi 2 học sinh đọc
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: ( 1868 – 1936 ) – tên thật là Alêcxây Macximmovich Pêscôp – bút danh: Gorơki – nghĩa là cay đắng.
- Sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ phải ở với bà ngoại- tự lập kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau.
- Tự học, tự rèn luyện với nghị lực phi thường -> trở thành nghệ sĩ ưu tú.
- Đại văn hào Nga – người mở đầu cho nền văn học cách mạng Nga thế kỉ XX – Nhà văn có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam.
- Tác phẩm chính: Người Mẹ, Dưới đáy, Cuộc đời Climxamghim, Một con người ra đời 
2. Tác phẩm:
- Thời thơ ấu – 1913, tập 1 của tiểu thuyết tự thuật bộ ba nổi tiếng: " Kiếm sống " – 1916, " Những trường đại học của tôi " – 1923. Nhân vật chính là Aliôsa kể về quãng thời thơ ấu và thanh niên của mình.
 * Tóm tắt:
Bốn đứa trẻ hàng xóm sàn tuổi nhau cùng chơi với nhau. Ông bố của gia đình ba đứa trẻ ngăn cấm chúng nhưng chúng vẫn bí mật tìm cách gặp nhau.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Đọc diễn cảm.
2. Chú thích: ( SGK )
3. Bố cục: 3 phần.
+ P1: Từ đầu  ấn em nó cúi xuống. -> Những đứa trẻ gặp nhau.
+ P2: Tiếp  không được đến nhà tao. -> Những đứa trẻ bị cấm đoán.
+ P3: Còn lại: Những đứa trẻ lại gặp nhau.
4. Phân tích:
A. Tình bạn tuổi ấu thơ hồn nhiên trong trắng.
- Vì chúng đều thiếu tình yêu thương của mẹ, chúng đã là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoát nạn.
-> Là một tình bạn gắn bó theo nhu cầu chia xẻ tình cảm.
- Sau gần một tuần không được gặp nhau đứa ở trên cây, đứa ở dưới sân phát hiện ra nhau. Cả bọn cùng nhau chui vào chiếc xe trượt tuyết cũ dưới mái hiên nhà kho.
* Chúng luôn hướng về nhau dù bị cấm đoán, chúng hiểu nhau, quan tâm đến nhau 
- Vì bọn bạn đã để cho em ngã xuống giếng khó mà tránh khỏi việc ăn đòn. Bản thân Aliosa cũng thường bị ăn đòn
- Vì chúng mất mẹ nhưng còn bố chúng hiền lành và yếu ớt. Aliosa muốn bênh vực chúng nhưng bất lực.
- Aliosa biết sống cho bạn, hết lòng yêu quý bạn 
- Những đứa trẻ mồ côi thật cô đơn, yếu ớt, đáng thương. Chúng rất cần được người lớn chở che, đùm bọc 
- Vì cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi, muốn nhen lên những hy vọng nơi chúng bạn 
* Học sinh tự bộc lộ:
- Mím chặt môi, phồng má lên, chống khuỷu tay lên gối, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống 
- Những đứa trẻ thật đáng yêu và đáng thương 
- Kể ra bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật kết hợp với kể chuyện đời thường với cổ tích -> Sinh động và chân thực.
-> Tình bạn gắn bó sâu sắc từ những mất mát đau thương và hy vọng.
B. Tình bạn bị cấm đoán.
- Ông già, bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như thầy tu, đầu đội mũ lông xù, quát lũ trẻ: Đứa nào đây! Đứa nào gọi nó sang.
-> Một ông bố hách dịch và thô lỗ 
- Lạnh lùng và tàn nhẫn.
- Bọn trẻ ngoan ngoãn nhưng cam chịu và thật đáng thương.
- Vì:
+ Sợ bị đánh đòn và mách ông ngoại, lẻ loi cô độc.
+ Vì ông già là kẻ lạnh lùng và không có tình yêu thương trẻ em 
- Con người thô bạo, thương cảm cho lũ trẻ yếu đuối, cô đơn 
* Học sinh thảo luận:
- HS tự bộc lộ.
C. Tình bạn vẫn tiếp tục.
- Nấp sau bụi cây, khoét một lỗ hổng nói chuyện khe khẽ với nhau qua lỗ hổng ấy, luôn đứng canh phòng ông đại tá.
- Cách găp nhau bất bình thường, bí mật
- Âm thầm và cô độc – Thiếu vắng những niềm vui, thiếu vắng tình yêu thương của người ruột thịt 
- Kể chuyện cổ tích và luôn làm cho chúng vui thích 
- Một tình bạn xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và chia xẻ, yêu quý, gắn bó, thuỷ chung, trong sáng và ấm áp
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
5. Tổng kết:
a. Nội dung:
b. Nghệ thuật:
 * Ghi nhớ: ( SGK )
D. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài sau: " Bàn về đọc sách " – Chu Quang Tiềm.
Tuần 19
TS: 90
Tập làm văn
Trả bài kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua giờ trả bài giúp HS tiếp tục củng cố, hệ thống một lần nữa kiến thức cơ bản đã học trong học kì I về văn bản, tiếng Việt và tập làm văn.
- Rèn kĩ năng nhận xét, sửa chữa những lỗi mắc phải của bài kiểm tra.
- Giúp giáo viên rút ra được những phương pháp phù hợp trong giảng dạy từng phân môn, từng đối tượng học sinh.
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Soạn bài, chấm bài.
 2. Trò: Chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tiến trình tiết dạy:
 1. Ôn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
- Giáo viên đưa đề bài lên bảng 
- Học sinh đọc
 Giáo viên cùng với học sinh xây dựng dàn ý
I. Đề bài:
II. Đáp án – Biểu diểm.
- Giáo viên đưa đáp án lên bảng.
III. Nhận xét chung.
1. Ưu điểm:
- Học sinh nắm được phương pháp làm bài, biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tự luận.
- Bài viết tập làm văn hiểu đề, có cảm xúc, diễn đạt tương đối lưu loát
- bài làm trình bày khoa học, sạch sẽ, chữ viết đẹp
* Tiêu biểu:
+ Linh. Hường, My, Dũng, Xuân  9B
+ Linh, Kiều Anh, Dung, Công Tuấn  9C
2. Hạn chế:
- Kiến thức trong phần học nắm chưa tốt.
- Bài làm còn thiếu ý, nội dung còn sơ sài
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
- Bài viết chưa có cảm xúc, chưa biết đưa các yếu tố nghệ thuật vào bài văn tự sự.
- Trình bày còn cẩu thả, chưa sạch sẽ
* Tiêu biểu:
+ Huyền, Hằng, Thêm, Ngọc, Luân  9B
+ Luân, Việt, Nam, Thắng  9C
IV. Chữa lỗi bài làm mắc phải.
- Gọi 1 học sinh có bài làm khá đọc bài.
- Học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh chữa lỗi mắc phải vào vở.
* Thu bài kiểm tra.
D. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài sau: Phép phân tích và tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9 ky I.doc