Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 37: Kiều ở lầu Ngưng bích (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 37: Kiều ở lầu Ngưng bích (tiếp)

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo Kiều

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thuoaị, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Rèn kĩ năng phân tích thơ.

- GD hóc inh lòng thương cảm đó với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

B.Chuẩn bị:

- Thầy: Bài soạn. Tác phẩm Truyện Kiều, Tranh minh hoạ Kiều ở lầu Ngưng Bích

- trò: chuẩn bị bài ở nhà.

C. Tiến trình bài giảng

1-ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9C:

2-Kiểm tra bài cũ: Phân tích khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích? Tâm trạng của Kiều?

3-Bàimới:

Hoạt động 1. Khởi động.GV giưói thiệu nội dung tiết học.

Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản:

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 37: Kiều ở lầu Ngưng bích (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 37:
Kiều ở lầu Ngưng Bích (tiếp)
 (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du)
Ngày soạn : 12/10/09
Ngày giảng :19/10 :9D
20/10 :9A ; 22/10 :9B
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo Kiều
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thuoaị, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ.
- GD hóc inh lòng thương cảm đó với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B.Chuẩn bị:
- Thầy : Bài soạn. Tác phẩm Truyện Kiều, Tranh minh hoạ Kiều ở lầu Ngưng Bích
- trò : chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tiến trình bài giảng
1-ổn định tổ chức: 9A : 9B : 9C :
2-Kiểm tra bài cũ: Phân tích khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích? Tâm trạng của Kiều?
3-Bàimới: 
Hoạt động 1. Khởi động.GV giưói thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản:
HS : đọc 8 câu thơ tiếp theo.
? Trong cảnh ngộ đó, TK nhớ tới ai?
? Kiều nhớ tới Kim TRọng trước có hợp lí không?
- Có vì nó hợp với quy luật tâm lí: Kiều nhớ tới lời thề,biết đã phụ tình với Kim Trọng. Công cha nghĩa mẹ có thể đền đáp nhưng còn nợ tình.
HS: đọc 4 câu thơ tiếp.
? Nhó tới Kim Trọng, nàng nhớ tới gì?
? Em hiểu thế nào là ‘Tấm son gột rửa’?
- Có hai cách hiểu: Tấm lòng Kiều nhớ về Kim Trọng không bao giờ phai hoặc tấm lòng bị hoen ố bao giờ gột rửa được.
? Qua đó, em hiểu Kiều đang ở tâm trạng như thế nào?
? Em hiểu thế nào là ‘ tưởng người’?
- Tưởng: là tương tượng do nhớ tới, là mơ tưởng. Lúc này Kiều đang nhớ tới Kim trọng, tưởng tượng ra chàng trong cảnh thề nguyền đôi lứa dưới trăng hôm nào.
- Tưởng người : nói đúng nỗi lòng đôi lưa yêu nhau trong xa cách. Bây giờ, nàng đã lỗi hẹn với Kim Trọng với một chứ ‘người’ (không phải là kim lang, tình quân hay chàng). Biết bao ẩn ý trong chữ ‘người’ đó.
? Nhớ thương trong cảnh ngộ bản thân đang bất hạnh, người đó phải có phẩm chất tâm hồn như thế nào ?
HS : đọc 4 câu thơ tiếp theo.
? Tác giả miêu tả nỗi nhớ cha mẹ Kiều qua những hình ảnh thơ nào?
HS: giải thích điển tích Sân Lai?
? Từ nào trong lời thơ diễn tả đúng nhất lòng hiếu thảo của Kiều? Vì sao em cảm nhận như vậy?
- Từ ‘xót’: htương xót, xót xa, đau xót. Cảm xúc này thường xuất hiện trong quan hệ phụ tử, mẫu tử.
? Tác giả dùng các điển cố nào? Có tác dụng gì khi diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của Kiều?
- Điển cố: quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai.
- Mặc dầu đã bán mình chuộc cha, nàng vẫn chưa xem đó là đã làm tròn đạo làm con. Chính trong hoàn cảnh lưu lạc quê người của nàng, ta mới thấy hết tấm lòng chí hiếu của Thuý Kiều. Nàng biết cha mẹ vẫn canh cánh lo cho mình, nàng cũng lo cho cha mẹ và 2 em ‘ sân hoè đôi chút thơ ngây’. Bốn câu thơ với những điển tích, ND đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trân trọng thiết tha, có chiều sâu nhưng vẫn không kém phần chân thực.
? Hai nỗi nhớ khac snhau được tái hiện qua cách dùng từ ngữ và hình ảnh miêu tả như thế nào?
GV: nhớ tình yêu là nhớ kỉ niệm, đau tiếc vì tình yêu tan vỡ. Nhớ cha mẹ thì xót thương, suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm làm con truớc phải đền ơn sinh thành. Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.
? Nhận xét của em về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng ?
HS : đọc 8 câu thơ cuối.
? xác định điệp ngữ trong đoạn thơ?
? 8 câu cuối tả cảnh ngụ tình, diễn tả tâm trạng của Kiều. Theo em, điệp ngữ ‘buồn trông’ diễn tả tâm trạng nào của Kiều ?
? Trong phần này có bao nhiêu cảnh ?
? Mỗi cảnh gợi một nỗi buồn lo, em hãy chỉ ra điều đó ?
GV : nỗi buồn như dâng trào giưa cái mênh mông của biển trời hoàng hôn, nàng chỉ đủ sức để thấy một cánh buồm lẻ loi, cánh buồm thấp thoáng rồi mất hút.
 Đại từ ‘ai’ làm cho giọng điệu trữ tình thêm mơ hồ phiếm chỉ và cánh buồm thật đã biến thành cái buồm biểu tượng, gợi nên những chuyến đi xa, những khao khát trở về, đến thân phận tha hương của Kiều.
GV : Kiều xót thương cho thân phận mình. Dòng đời như nước cuốn xiết mà thân con gái nư hoa đã lìa cành nổi trôi vô định. Tim người đọc nhói lên trước câu hỏi đau đáu của Kiều về số kiếp người ‘ biết là về đâu’. Tâm trạng cô đơn, bơ vơ lại đẩy lên một bước.
GV : Cỏ cây cũng rầu rầu sầu thảm, vẫn sắc xanh một màu nhưng bất động ủ rũ chứ không dợn lên như sóng chạy toả tới chân trời xưa trong tiết thanh minh nữa. Hình ảnh thơ gợi lên một cuốc sống tẻ nhạt, vô vị. tài mà chi, sắc mà chi, tình mà chi, vô nghĩa lí trong tình cảnh này.
GV: Giữa cảnh chết cảu trời đất có tiếng gầm gào dữ dội: tiếng của sóng ngoài kia hay tiếng cảu gầm của nỗi sợ đang dâng lên trong lòng báo hiệu những tai biến dữ dội sắp đến. Cơn giận của định mệnh sắp ập xuống thân phận lạc loài mà cuộc đời là ‘ một cung gió thảm mây sầu’ hay cũng chính là tiếng goa fthét nổi loạn và tuyệt vọng của Thuý Kiều trong mắt bão trước phong ba cuộc đời.
? Cảm nhận của em về giá trị của các điệp ngữ ‘ buồn trông’?
? Lời thơ trong đoạn thơ trên là lời của ai?
- Lời độc thoại của nhân vật trữ tình.
? Đặc sắc nghệ thuật ở đoạn này?
Hoạt động 3. Luyện tập
? Từ đoạn trích, em cảm nhận như thế nào về cuộc đời, số phận những phụ nữ như Kiều?
? NT sử dụng ngôn ngữ của ND trong đoạn trích?
? Cảm nhận về chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của ND?
III. Tìm hiểu văn bản (tt)
2. Phân tích.
b. Lòng thương nhớ của Kiều.
- Nhớ tới Kim Trọng và cha mẹ.
* Nhớ tới Kim Trọng:
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
...Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
-> Nhớ cảnh thề nguyền, hình dung Kim Trọng đang mong đợi.
- Tâm trạng: ân hận, giày vò vì đã phụ tình người yêu.
=> Sâu sắc, thuỷ chung, thiết tha với cuộc sống lứa đôi.
* Nỗi nhớ cha mẹ:
- Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh..
 Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
->Thương cha mẹ sáng chiều tựa cửa trông con mà vô vọng, xót xa không được chăm sóc cha già mẹ yếu.
=> sử dụng các điển cố để diễn tả tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ.
- Từ : nhớ người yêu: Tưởng
 nhớ cha mẹ : xót
- Hình ảnh :
+ Dưới nguyệt chén đồng.
+ Quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử, tựa cửa.
=> là người chung thuỷ, hiếu thảo, vị tha.
c. Nỗi buồn của Thuý Kiều.
- Buồn trông: diễn tả tâm trạng buồn lo vô tận, nhấn mạnh nỗi buồn càng lúc càng dâng lên.
- Cảnh 1:
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
-> nhớ cha, nhớ mẹ, quê hương.
- Cảnh 2: 
 Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
-> xót thương cho thận phận mình.
- cảnh 3: Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh
-> xót cho tài sắc của Kiều.
- Cảnh 4: 
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
ầmầmtiếng sóng kêu quanh ghếngồi
-> tương lai khủng khiếp, đầy bất trắc đang đón chờ Kiều.
=> buồn trông trở thành điệp khúc của tâm trạng não nùng: mỗi cảnh, mỗi hình ảnh là một tâm trạng được mô tả theo những cung bậc khác nhau.
IV. Tổng kết.
- Nội dung: Thương cảm cảnh ngộ Thuý Kiều; ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung, nhân hậu của Thuý Kiều
- Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm nhân vật: Diễn biến tâm trạng qua (ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)
Hoạt động 4. Củng cố - HDVN:
-Hệ thống kiến thức, đọc ghi nhớ 
-Học thuộc lòng
- Chuẩn bị bài” Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Tiết 38. Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga.
 (Trích: Lục Vân Tiên ) - Nguyễn Đình Chiểu
Ngày soạn: 13/10/09
Ngày giảng: 20/10 :9D
22/10 :9A ; 24/10 :9B
A.Mục tiêu cần đạt.
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Kể được tóm tắt truyện Lục Vân Tiên để có thể học tốt 2 đoạn trích.
- Qua đoạn trích ‘ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga’’ hiểu được khát vọng vì nghĩa giúp người của tác giả và tình cảm của hai nhân vật: Lục vân Tiên và kiều Nguyệt Nga.
- Rèn kĩ năng phân tích cách kể chuyện và xây dựng nhân vật.
- GD lòng thương mến những con người vì nghĩa.
B. Chuẩn bị:
- GV: bài soạn, tác phẩm Lục Vân Tiên, Tranh về Nguyễn Đình Chiếu.
- HS: soạn bài.
C. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức: 9A: 9B: 9D:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Phân tích 8 câu thơ cuối trong đoạn trích ‘ Kiều ở lầu Ngưng Bích’’.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động.
 Cố thủ tướng Phạm văn Đồng đã từng nói về Nguyễn Đình Chiểu : Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng, song càng nhìn càng sáng. NĐC nhà thơ yêu nước yêu nước của nhân dân Nam Bộ thế kỉ XIX là một trong những ngôi sao như thế.
Hoạt động 2. Đọc hiểu văn bản.
HS : đọc chú thích / sgk
? Nêu nhũng nét chính về cuộc đời NĐC
- Thời đại mà NĐC sống ?
- Cuộc đời của ông có những điểm gì đáng chú ý ?
? Nêu sự nghiệp sáng tác của NĐC ?
? Nhận xét của em về NĐC ?
? Nêu hững nét chính về tác phẩm ?
? Mục đích của NĐC khi viết Lục Vân Tiên ?
HS : đọc tóm tắt/sgk
? Có ý kiến cho rằng LVT gần như là tự truyện của NĐC. Qua so sánh cuộc đời nhân vật LVT và cuộc đời của tác giả, em hãy nêu ý kiến của em ?
HS : đọc đoạn trích /sgk.
GV : hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích/ sgk.
? Đoạn trích chia mấy phần ? giới hạn và nội dung chính của từng phần ?
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1.Tác giả.
- NĐC :1822-1898 quê Gia Định.
- Đỗ tú tài năm 1843 tại Gia Định.
- 1849: bị mù cả hai mắt nhưng vẫn mở trường dạy học và bốc thuốc tại nhà.
- 1858: pháp đánh vào Gia Định, ông cùng các lãnh tụ bàn bạc kế hoach đánh giặc, sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
- Ông mất tại Ba Tri- Bến Tre.
- Sự nghiệp sáng tác?sgk
-> Ông là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời. Văn thơ của ông thẫm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm.Ông xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp ở thế kỉ XIX.
2. Tác phẩm:
- Truyện thơ Nôm, kết cấu theo truyện truyền thống của phương Đông.
- Tác phẩm viết vào đầu những năm 50 của thế kỉ XIX khi nhà thơ làm nghề bốc thuốc và dạy học ở Gia Định.
- Tác phẩm gồm 2082 câu thơ lục bát.
- Truyện viết ra nhằm mục đích giáo lí con người :
+ Xem trọng tình ngiã giữa người với người.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và điều tốt đẹp trong cuộc đời.
* Tóm tắt / sgk
II. Đoạn trích
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục : 2 phần :
- P1 : 14 câu đầu : LVT đánh cướp.
- P2 : còn lại : Cuộc gặp gỡ giữa LVT và KNN.
*Củng cố – HDVN:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của NĐC?
- Chuẩn bị bài tiết 2.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 37.doc