Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 51, 52: Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết  51, 52: Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận)

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS :

- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.

B. Công tác chuẩn bị

1) GV : Giáo án, SGK, STK, tranh, ảnh,

2) HS : Bài soạn, SGK,

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 907Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 51, 52: Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	
Tiết : 51+52	. VH	 	 Ngày dạy : 04/11/2008
Đoàn thuyền đánh cá
Huy cận
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS : 
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
B. Công tác chuẩn bị
1) GV : Giáo án, SGK, STK, tranh, ảnh,
2) HS : Bài soạn, SGK,
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
5
15
59
T2
3
7
1
HĐ1 : Khởi động 
- Ổn định.
- Kiểm tra bài cũ :
+ Hình tượng người lính trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính có gì giống và khác nhau ?
- Giới thiệu bài mới.
HĐ2 : Tìm hiểu chung về tác giả, văn bản
- Cho HS đọc Chú thích dấu sao.
+ Em hãy nêu đôi nét về Huy Cận.
- Nhấn mạnh.
- Cho HS đọc đoạn 2.
+ Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- Nhấn mạnh.
- Liên hệ, mở rộng.
“Yêu biết mấy  thiên nhiên”. (Tố Hữu)
+ Bài thơ này được sáng tác theo thể thơ nào ? Cách ngắt nhịp ra sao ?
à Đọc : giọng phấn chấn, hào hùng tạo âm hưởng chắc khoẻ, mạnh mẽ, âm vang.
- GV đọc mẫu. Cho HS đọc.
+ Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung của từng đoạn ?
ð Chuyển ý.
HĐ3 : HD HS tìm hiểu văn bản
- Cho HS đọc lại 2 khổ đầu.
+ Hai câu đầu sd bptt gì ? Tác dụng ?
- Vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Hai câu sau mt cái gì ? Trạng thái ntn ?
+ Từ lại mang ý nghĩa gì ? Cho thấy tinh thần của con người ntn ?
+ Câu cuối sd bptt gì ? Tác dụng ?
- Giảng.
ð Chuyển ý.
- Cho HS đọc khổ 3-6.
+ Em có nx gì về biểm được mtả trong bài thơ ?
+ Nét đặc sắc nhất của biển được chú ý là gì ?
+ Tại sao tg lại chú ý nhiều đến cá ?
+ Đoàn thuyền đánh cá được mt ntn ? (hiện thực hay lãng mạn?)
à Vì lòng người (tg và ngđcá) đang rạo rực, phơi phới niềm vui.
+ Những người đánh cá trong bài thơ được khắc hoạ ntn ? Chi tiết thể hiện ?
- Giảng.
ð Chuyển ý.
- Cho HS đọc.
+ Em có nx gì về nghệ thuật thể hiện ở khổ thơ cuối ?
+ Em có nx gì về hình ảnh cuối bài ? So sánh với hình ảnh ban đầu ?
- Giảng. Liên hệ.
ð Chuyển ý.
HĐ4 : Củng cố
+ Bài thơ bắt nguồn từ những cảm hứng nào ?
+ Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
- Chốt.
- Cho HS đọc Ghi nhớ.
HĐ5 : Luyện tập
Viết 1 đv pt khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối.
- Nhận xét. Sửa chữa.
HĐ6 : Dặn dò 
- Nắm nd bài. 
- Thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài : Bếp lửa.
- 2 HS lên trả bài.
- Nghe. Ghi bài mới.
- Đọc đoạn 1.
- HS dựa vào chú thích, tư liệu.
- Đọc.
- HS dựa vào chú thích.
- Thơ tự do 7 chữ. Nhịp : 4/3 hoặc 2/2/3.
- Lắng nghe.
- Nghe. Đọc.
- Phát biểu.
- Đọc.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nói quá : t/hát khoẻ khoắn của người lao động có sức mạnh làm căng buồm.
- Đọc.
- HS thảo luận nhóm nhỏ. Trình bày.
- Phát biểu.
à Đoàn cá : Cá Thu  đoàn thoi.
à Các loại cá : Cá nhụ  đuốc đen hồng.
à Vẻ đẹp kì diệu của vẩy cá, đuôi cá, mắt cá.
- Suy nghĩ, trả lời.
- HS dựa vào chi tiết trong bài.
- Đọc.
-phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- HS tự bộc lộ.
- Nghe.
- Đọc.
- HS làm việc độc lập. Trình bày (miệng).
- Nghe. Thực hiện.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích
1) Tác giả :
- Thơ Huy Cận :
+ Trước cách mạng : buồn sầu.
+ Sau cách mạng : tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu.
2) Văn bản :
a) Hoàn cảnh sáng tác :
- Bài thơ được sáng tác 04/10/1958 trong chuyến đi thực tế ở Hòn Gai.
- Khi đó, miền Bắc đang tưng bừng, phấn khởi xây dựng cuộc sống mới.
b) Thể thơ : Thơ tự do 7 chữ.
c) Bố cục : 3 đoạn
- Đoạn 1 (khổ 1,2) : Đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn.
- Đoạn 2 (khổ 3,4,5,6) : Đoàn thuyền đánh cá trong đêm trăng trên biển.
- Đoạn 3 (khổ cuối) : Đoàn thuyền trở về lúc bình minh.
III. Đọc – hiểu văn bản
1) Đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn
- So sánh : Mặt trời như hòn lửa.
- Nhân hoá, ẩn dụ : Sóng cài then, đêm sập cửa.
à Cảnh hoàng hôn và đâm tối trên biển thật lộng lẫy và sinh động.
- Chính lúc đó, đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
- Từ lại : Chỉ hoạt động thường nhật, thể hiện tinh thần chủ động sáng tạo.
- Nói quá : Câu hát căng buồm với gió khơi : tinh thần lao động say sưa, phấn khởi.
2) Cảnh đánh bắt cá trên biển
- Biển được miêu tả : đẹp, bao dung, giàu có. Nét đặc sắc nhất của biển là giàu cá.
à Cá là nguồn hải sản để khai thác, là nguồn cho cảm hứng ngợi ca.
- Đoàn thuyền đánh cá đuợc miêu tả rất lãng mạn : lái bằng gió, buồm thơ, thuyền như bay lên.
- Những người đánh cá :
+ Chủ động : ra tận dặm xa.
+ Niềm vui phơi phới : hát ra đi, hát gọi cá vào, hát khi lưới xếp, buồm lên.
3) Đoàn thuyền đánh cá trở về trong ánh bình minh
- Điệp câu : Câu hát căng buồm với gió khơi.
à Ra đi : nhẹ nhàng, phơi phới.
à Trở về : hăm hở, say sưa, sảng khoái.
- Nhân hoá : Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời : tranh thủ thời gian để lao động, cống hiến.
- Hình ảnh cuối bài : kì vĩ, chói lọi. Đó cũng là thành quả lđ chói lọi, tưng bừng.
III. Tổng kết (Ghi nhớ)
IV. Luyện tập
* Rút kinh nghiệm :-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT11-T51+52.doc