Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 63: Về thôi em - Dương Quang Anh

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 63: Về thôi em - Dương Quang Anh

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs cảm nhận được:

- Tình quê da diết thể hiện qua nỗi nhớ thương quay quắt của người con Quảng Nam xa xứ.

- Sự tinh tế của tác giả đã chọn ra được để đưa vào bài thơ những hình ảnh những địa danh và cả những ý tưởng ca dao đậm đà chất Quảng Nam.

B. Tiến trình bài giảng;

 I. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 4601Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 63: Về thôi em - Dương Quang Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63 VỀ THÔI EM
 - Dương Quang Anh-
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs cảm nhận được:
- Tình quê da diết thể hiện qua nỗi nhớ thương quay quắt của người con Quảng Nam xa xứ.
- Sự tinh tế của tác giả đã chọn ra được để đưa vào bài thơ những hình ảnh những địa danh và cả những ý tưởng ca dao đậm đà chất Quảng Nam.
B. Tiến trình bài giảng;
 I. Kiểm tra bài cũ: 
 II. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy 
Hoạt độngcủa trò
 I – Đọc – Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
Dương Quang Anh
+ quê ở thôn Việt An, xã Bình Lâm, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ( nay là xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. )
+ có thơ đăng trên một số báo, tạp chí... 
2, Tác phẩm:
 + Bài thơ Về thôi em được viết cuối năm 1997, được tuyển chọn và in trong tuyển tập thơ Chưa mưa đà thấm (Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành. )
+. Bài thơ đã được phổ nhạc. 
2, Thể thơ: Thơ tám chữ
3. Đại ý và bố cục:
II . Tìm hiểu văn bản:
1a. Nỗi nhớ quê của người con xứ Quảng:
-Không gian: trời miền Nam (quê đất Quảng)
-Thời gian: giáp tết
- Cảm xúc: quá nôn nao, thèm chi mô 
 Nỗi nhớ thương da diết, quay quắt của một người con xứ Quảng phải xa quê trong những ngày giáp tết 
* Dùng từ mang đậm chất Quảng Nam
b. Những hồi tưởng và hình dung của một người con xứ Quảng:
-Về cảnh, sản vật quê hương:
 + Những đặc sản rượu hồng đào, những sản vật : “ngọn khoai trườn nổng cát”, “mít non, cá chuồn” “ củ mì eo” sản vật bình dị thu hái được trong gian nan, nhọc nhằn
+ Những địa danh :Miếu Bông, Hòn Kẽm Đá Dừng, sông Thu thân thương
+ Đặc điểm của vùng đất :“bên lở bên bồi”, “Mỗi năm mỗi nước lụt cuốn trôi”
 còn vô vàn khó khăn, vất vả . 
 hình ảnh đã từng gắn bó máu thịt dồn dập hiện về như lời hối thúc : về đi, về với quê hương thân thiết dấu yêu
- Em dưới biển
- Anh trên nguồn..
* Câu thơ sóng đôi, thể hiện niềm tự hào về quê hương 
-Về con người:
 Nhớ về cha mẹ:
+ Lận đận ,gieo neo.
 + quảy gánh, lên nguồn xuống biển
 + một đời, cả đời
( từ láy, thành ngữ, hoán dụ..)
 nhớ và thương biết mấy cha mẹ ngày xưa đã vất vả gian nan, vật lộn với cái đói, cái nghèo của đất quê. 
 tự hào về người dân quê giàu tình cảm, yêu quê hương, cần cù, chịu thương, chịu khó.
 tiêu biểu cho đất và hồn của Quảng Nam 
c. Niềm thôi thúc trong hiện tại::
- Khóc theo chuyến tàu hối hả - xúc động vỡ òa
-Về thôi em, bận lòng chi xứ lạ.
- Cây măng sậy: vẫn bám, xanh mãi (hình ảnh ẩn dụ)
* Lời thơ dồn dập, nhịp thơ hối hả 
* Tấm lòng son sắt của người dân xứ Quảng
 - Vườn xưa ửng vàng hoa cải 
 Hình ảnh đẹp, giàu chất thơ 
* Quê hương trong kí ức thật đẹp đẽ
Cha mẹ trông ta- mòn(chuyển nghĩa- ĐT)
 Còn tình cảm thiêng liêng khác thôi thúc mãnh liệt bước chân người xa xứ hãy mau quay về trong những ngày tết cận xuân kề : đó là nỗi nhớ mong cháy lòng của cha mẹ 
III/ Tổng kết:
- ND :Bài thơ làm xúc động người đọc bởi cách giãi bày bình dị, chân thành mà sâu lắng về nỗi nhớ quê đến quay quắt.
- NT:- Vận dụng thành công hình ảnh lẫn ý tình của những câu ca dao thân thuộc, sử dụng thành ngữ, từ láy, cặp câu thơ sóng đôi, từ địa phương.
- Không gian nghệ thuật chan chứa tình đất Quảng. 
- Ẩn dụ, hoán dụ.
IV:Luyện tập
1- Học thuộc lòng bài thơ và đọc bài thơ đúng với sắc thái tình cảm của nó.
2. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nỗi nhớ quê của người con xứ Quảng.
V -Dặn dò:
-Học thuộc lòng bài thơ.
Phân tích giá trị bài thơ.
-Chuẩn bị bài mới: Lặng lẽ Sa Pa.
-Tiết 64: TLV:
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
GV gtb 
HĐ1 : Khởi động ( trình chiếu slide 1)
Em hãy đọc một bài thơ, một bài ca dao em đã học thể hiện nỗi nhớ quê nhà của những người con xa xứ?
GV chuyển tiếp sang bài mới - gtb (slide 2) nghe nhạc – Bài thơ được phổ nhạc
HĐ2 :Hướng dẫn đọc và tìm hiểu tác giả tác phẩm
Gv đọc mẫu – H/ dẫn đọc( slide )
(giọng tâm tình, giục giã ở 2 câu đầu; sôi nổi, tha thiết hơn ở 12 câu tiếp, lắng sâu nhẹ nhàng ở phần còn lại. )
Gv cho hs hướng lên màn hình trình chiếu 
-Slide 3( Tác giả, tác phẩm)
Gọi hs đọc- Slide 4 ( bài thơ)
- Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- Trình bày đại ý của bài thơ?
- Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
HĐ3 :( slide 5,6,7,8)
Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Hs đọc khổ thơ đầu
 - Em có nhận xét gì về câu thơ mở đầu bài thơ? ( như một lời thông báo đã chờ đơi từ lâu nay mới có dịp, mới có cơ hội – Tình cảm chân thực tự nhiên của con người) 
 - Nỗi nhớ quê của người con xứ Quảng được thể hiện trong hoàn cảnh thời gian và không gian như thế nào ?
- Từ ngữ nào diẽn tả rõ nhất nỗi nhớ ấy ? Từ “say” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Em có nhận xét gì về cách sừ dụng từ ngữ ở khổ thơ đầu?
- Nỗi nhớ quê của người con xa xứ như thế nào ?
GV chốt: Nỗi nhớ thương quay quắt cháy lòng.
Chuyển :
HĐ3:Hs đọc khổ 2,3
- Những hồi tưởng và hình dung nào sống dậy trong tâm trí của người con xứ Quảng? ( Cảnh vật , sản vật , con người)
- Những hình ảnh ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nỗi nhó quê nhà của tác giả?
- Tại sao với vùng đất lắm nhọc nhằn , vất vả lại khiến cho tác giả nhớ đến như thế?- Thảo luận nhóm nhỏ
*Gv bình: Sinh ra và lớn lên trên vùng đất đã từng gắn bó máu thịt nhớ về quê hương: nhớ từng sản vật thu hái trên vùng đất còn lắm gian nan vất vả, nhớ với niềm tự hào về đặc sản quê nhà, nhớ địa danh thân thương đã sống trong tiềm thức, nhớ cả đặc điểm không mấy thuận lợi của vùng đất nghèo, nhớ cha mẹ lam lũ vất vả một đời . với sự thấu hiểu và biết ơn sâu sắc của đứa con xa xứ. Tất cả làm nên phần hồn của một vũng quê nghèo, có sức hút mãnh liệt thôi thúc lòng người hướng về.. 
- Dòng thơ nào lí giải nỗi lòng quyến luyến của tác giả?
- Nhận xét về những khổ thơ cuối của bài thơ ?( lời thơ, nhịp thơ)
- Tìm hình ảnh ẩn dụ ở khổ thơ thứ 5 và nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ ấy 
- Mường tượng của tác giả về quê hương trong ngày về với hình ảnh nào có sức hấp dẫn lạ thường đối với tác giả và người đọc?
- Từ “mòn” trong câu thơ cuối được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?Bằng hình thức chuyển nghĩa, từ “mòn” được dùng với ý nghĩa gì?( nỗi nhớ cháy lòng của cha mẹ ..)
- Theo em ngoài tình cảm đối với quê hương thì còn tình cảm nào khác thôi thúc người con xa quê hãy mau quay về với quê nhà?
 Gv bình:..(slide9- hình ảnh , âm thanh về đất Quảng)
- Bài thơ vận dụng thành công hình ảnh lẫn ý tình những câu ca dao quen thuộc của người dân xứ Quảng, em tìm những câu ca dao đó?
- Hoạt động nhóm – tiếp sức( nhóm nào tìm nhanh, nhiều, đúng sẽ thắng) 
- Slide 10: ( những câu ca dao và hình ảnh)
- Bài thơ thể hiện tình cảm gì của con người ? Em có nhận xét như thế nào về tình cảm ấy?
 -Em hiểu gì về tâm hồn nhà thơ qua nội dung bài thơ?
HĐ 4 : H/dẫn tổng kết( slide 11)
 GV chốt
 Gọi hs đọc ghi nhớ - Slide ( tổng kết nội dung và nghệ thuật)
 Dặn dò( slide12)
Hs chọn đọc (Có thể: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch hoặc bài ca dao nào đó)
Hs đọc nội dung slide2 
Hs đọc
Nghe và hướng lên màn hình trình chiếu trả lời kết hợp ghi chép.
- Đọc
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Bài tập nhanh
Đọc
- Trả lời
Thảo luận nhóm
Trả lời
Tiép sức
Trả lời
Đọc ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63 Ve thoi em.doc