Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 71 đến tiết 77

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 71 đến tiết 77

TUẦN 15 TIẾT 71 CHIẾC LƯỢC NGÀ (T1)

 Nguyễn Quang Sáng

A- Mục tiêu bài học:

Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.

-Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần tập làm văn ở bài ôn tập

- Rèn kĩ năng đọc , kể diễn cảm.

B- Chuẩn bị:

-ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

-Phiếu học tập

C-Tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Tổ chức:9E: .

 9D.

2.Kiểm tra:

- Kể tóm tắt nội dung truyện Lặng lẽ Sa Pa.Vì sao nói truyện ngắn này bàng bạc chất thơ, có thể coi như một bài thơ bằng văn xuôi về cảnh vật và con người ở Sa Pa?

- Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính đều không được đặt tên ?Bác lái xe cho rằng , anh thanh niên là một trong những người cô độc nhất thế gian, em có đồng ý với ý kiến ấy không? tại sao?

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 71 đến tiết 77", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30-11-2009
Ngày giảng:
 Tuần 15 Tiết 71 Chiếc lược ngà (T1)
 Nguyễn Quang Sáng
Mục tiêu bài học:
Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.
-Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần tập làm văn ở bài ôn tập
- Rèn kĩ năng đọc , kể diễn cảm.
B- Chuẩn bị:
-ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
-Phiếu học tập
C-Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức:9E : ...........................
 9D.............................
2.Kiểm tra:
Kể tóm tắt nội dung truyện Lặng lẽ Sa Pa.Vì sao nói truyện ngắn này bàng bạc chất thơ, có thể coi như một bài thơ bằng văn xuôi về cảnh vật và con người ở Sa Pa?
Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính đều không được đặt tên ?Bác lái xe cho rằng , anh thanh niên là một trong những người cô độc nhất thế gian, em có đồng ý với ý kiến ấy không? tại sao?
Phát biểu chủ đề truyện: 
3.Bài mới :
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài
?Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng?
-Giải thích từ khó trong SGK
Kiểu văn bản ? 
Đoạn trích chia làm mấy phần?Nêu ý mỗi phần?
? Nhận xét gì về ngôi kể? ngôi kể ấy có tác dụng gì?
Quan sát đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà, tìm những chi tiết kể về lần đầu bé Thu gặp cha?
-Bé Thu tròn mắt nhìn. Đó là đôi mắt nhìn như thế nào?(Mở to không chớp, biểu lộ sự ngạc nhiên)
-Bé Thu vụt chạy và kêu thét- Đó là những cử chỉ như thế nào?
(nhanh , mạnh, biểu lộ ý muốn cầu cứu)
Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu tronglúc này?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích. .
1. Đọc , kể tóm tắt:
Đọc bài
Tóm tắt. 
2.Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả:
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ,quê ở An Giang
Từ sau 1954 tập kết ra Bắc, viết văn
b- Tác phẩm có nhiều thể loại chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
C. Từ khó: 15 từ ở SGK
II. Tìm hiểu văn bản 
1- Kiểu văn bản : Tự sự 
2.Bố cục và ngôi kể:
- Bố cục: 3phần
+P1:Từ đầu đến “bắt nó về”- Tình trạng cha con anh Sáu trước buổi chia tay.
+P2:Tiếp đến:tuột xuống” –Buổi chia tay đầy nước mắt.
+P3 còn lại:Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
- Ngôi kể:
Ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật anh Ba.
Tác dụng: tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu truyện.
3- Phân tích 
a-. Nhân vật bé Thu:
*. Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu.
-Nghe gọi con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác , lạnh lùng.
Con bé thấy lạ quá , mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét : má, má.
=>Bé Thu lo lắng và sợ hãi.
*Luyện tập:
Trả lời các câu hỏi sau
1. Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào?Có sự tham gia của phương thức nào khác không?
( tự sự và có sự tham gia của miêu tả, lập luận như là các yếu tố bổ sung)
 Tên truyện : Chiếc lược ngà có liên quan như thế nào đến nội dung câu truyện này?( Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm cha con ông Sáu. Nó là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh)
4- Củng cố 
-Kể tóm tắt nội dung truyện.
5- Dặn dò +Về nhà: 
Nhóm 1(dãy 1): tìm các chi tiết :trong hai ngày tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn biến như thế nào? 
Nhóm 2(dãy 2):Tìm hiểu về thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay.
Nhóm 3(dãy 3):Tìm hiểu các chi tiết về ông Sáu.
Ngày soạn:1-12 
Ngày giảng:
 Tiết 72: Chiếc lược ngà (T2)
 Nguyễn Quang Sáng
AMục tiêu bài học:
Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.
-Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần tập làm văn ở bài ôn tập
- Rèn kĩ năng đọc , kể diễn cảm.
B- Chuẩn bị:
-ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
-Phiếu học tập
Các nhóm chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên
C-Tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1:Khởi động
1. Tổ chức:9E : ...........................
 9D.............................
2,Kiểm tra:
Kể tóm tắt nội dung đoạn trích. Phân tích thái độ và tình cảm của bé Thu trong phút đầu gặp hai người khách lạ. Lí giải nguyên nhân của thái độ ấy?
3. Bài mới: Giáo viên tóm tắt nội dung tiết 1- giới thiệu vào bài tiết 2
?Trong hai ngày đêm tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn ra như thế nào?
Khi mời ông Sáu vào ăn cơm, bé Thu nói như thế nào?Nhận xét gì về cách nói ấy?
Trong bữa ăn bé Thu đã có phản ứng gì?
Phản ứng đó cho thấy thái độ của bé Thu đối với ông Sáu như thế nào?
Phản ứng đó có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không ? tại sao?
Nhóm 2 trình bày
?Anh mắt bé Thu ngày ông Sáu đi như thế nào?
Điều đó biểu lộ một nội tâm như thế nào?
Bé Thu phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu nói ‘ Thôi ,ba đi nghe con”?
Đó là tâm trạng như thế nào?
Nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên? Từ đó bé Thu hiện lên với tính cách gì trong cảm nhận của em?
? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất chính là đứa con? Tìm chi tiết miêu tả cảnh ông Sáu lần đầu trông thấy con-lúc ấy tâm trạng của ông như thế nào?
?Hình ảnh ông Sáu khi bị con khước từ được miêu tả như thế nào?Tâm trạng của ông ra sao?
?Ông Sáu đã có những biểu hiện gì khi bé Thu phản ứng trước và trong bữa cơm?
?Từ những biểu hiện đó nỗi lòng nào của ông được bộc lộ?
Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi.
?Em nghĩ gì về đôi mắt anh Sáu nhìn con và nước mắt của người cha lúc chia tay?
Khi ở chiến khu ông Sáu có những suy nghĩ và việc làm như thế nào?
Những suy nghĩ và việc làm ấy thể hiện tình cảm của ông đối với con như thế nào?
* Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu (tiếp)
-Vô ăn cơm
-Cơm chín rồi
=>Nói trống không- không chấp nhận ông Sáu là cha.
-Khi ông Sáu bỏ trứng cávào chén nó ,nó hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm.Ông Sáu đánh nó, nó sang bà ngoại , khóc.
=>Nó cự tuyệt một cách quyết liệt hơn trước tình cảm của ông Sáu.
-Không phải là đứa bé hư vì bé Thu không chấp nhận một người khác với cha mình trong tấm ảnh =>Chứng tỏ tình cảm thương yêu của nó với cha.
*. Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay
- Cái nhìn không ngơ ngác, không lạnh lùng ,nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa
=>Tâm lí thăng bằng, không còn lo lắng sợ hãi nữa.
-Nó bỗng kêu thét lên : “Ba..a..ba..a” ,nhanh như sóc, nó thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc.
-Nó hôn ba nó
-Ôm chầm lấy ba nó, mếu máo
=>Tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, nuối tiếc của bé Thu bị dồn nén lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả ,cuống quýt, mãnh liệt ào ạt.
*Miêu tả dáng vẻ ,lời nói cử chỉ. để bộc lộ nội tâm kết hợp bình luận về nhân vật=>Bé Thu: hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương.
b. Nhân vật ông Sáu 
-Từ tám năm nay ông chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ.
Gọi “Thu ! Con.”, vừa bước , vừa khom người đưa tay chờ đón con.
=>Vui và tin đứa con sẽ đến với mình.
-Đứng sững, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy.
->Buồn bã ,thất vọng.
-Nhìn con ,khe khẽ lắc đầu cười. Khi con hất miếng trứng cá, anh vung tay đánh, hét lên.
=>Tình yêu thương của người cha trở nên bất lực.Ông buồn vì tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp.
-Nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, một tay ôm con ,một tay lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con
=>Đó là đôi mắt giàu tình yêu thương và độ lượng, đó là nước mắt sung sướng, hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
-ở chiến khu: ân hận vì đã đánh con, tự mình làm chiếc lược ngà, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lúc sắp qua đời móc cây lược, nhìn bác Ba hồi lâu.
=>Nhớ con, giữ lời hứa với con. Ông là người cha có tình yêu thương con sâu nặng. Một người cha yêu con đến tận cùng.
*Tổng kết
?Đọc đoạn trích em cảm nhận được vẻ đẹp nào của tình cha con của bé Thu?Từ đó giá trị tình cảm nào của con người được khẳng định trong chiến tranh?
?Để thể hiện các nhân vật và thái độ của mình nhà văn đã có cách kể chuyện như thế nào?
NT: Cách kể tự nhiên, giản dị, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
ND: -Tình cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hoàn cảnh éo le.Trong chiến tranh, những giá trị tình cảm của con người càng trở nên thắm thiết 
*Ghi nhớ: SGK 
4- Củng cố 
-Hệ thống lại nội dung bài.
5- Dặn dò:-Chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt.
-Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt, kiểm tra về thơ và truyện hiện đại.
Ngày soạn: 2-12
Ngày giảng:
 Tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt
 (Các phương châm hội thoạicách dẫn gián tiếp)
A.Mục tiêu bàI học
1. Hệ thống hóa những kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì I lớp 9.
2. Tích hợp các văn bản văn và các bài Tập làm văn đã học.
3. Rèn luyện các kĩ năngtổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.
B. Chuẩn bị: Soạn bài 
2.Bảng phụ, phiếu học tập.
C.Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức: 9E : ...........................
 9D.............................
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
-Nhóm 1:nêu các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ. Làm bài tập 1.
-Nhóm 2:Xưng hô trong hội thoại là gì? Cho ví dụ. Làm bài tập 2
-Nhóm 3:Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là gì? Cho ví dụ . Làm bài tập 3
*Các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện lên trình bày.
các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung. 
-Giáo viên kết luận
*các nhóm trình bày bài tập của nhóm mình. 
-Các nhóm khác nhận xét
-Giáo viên kết luận.
BT 1 không tuân thủ phương châm về lượng. 
BT 2 Tuân thủ phương châm về chất 
-Trong lời thoại ở đoạn trích nguyên văn: vua Quang Trung xưng "Tôi " (ngôi thứ nhất ), Nguyễn Thiếp gọi vua là "Chúa công "(ngôi thứ hai )
-Trong lờidẫn gián tiếp :Người kể gọi vua Quang Trung là "nhà vua ", "vua Quang Trung " (ngôi thứ ba )
I- Lý thuyết 
1 . Các phương châm hội thoại:
a, Phương châm về lượng
b,Phương châm về chất
c, Phương châm quan hệ
d,Phương châm cách thức
e, Phương châm lịch sự
2.Xưng hô trong hội thoại
-Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
a, Dẫn trực tiếp
b. Dẫn gián tiếp.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh :
-Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh giật mình , trả lời:
-Thưa thầy "Sóng "là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
2. Bài tập 2
- Khi xưng hô ,người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là "xưng khiêm "và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là " hô tôn ".
Ví dụ:-Vua tự xưng là "quả nhân "(người kém cỏi ) để thể  ... ự với đứa con nhỏ 
=> Thụng qua nghệ thuật đối thoại độc thoại nội tõm, thể hiện được sự đau khổ dằn vặt của ụng Hai khi nghe tin làng theo Tõy . Tỡnh yờu làng gắn với tỡnh yờu khỏng chiến, tin tưởng vào CM vào Cụ Hồ , tỡnh yờu làng luụn nằm trong tỡnh yờu tổ Quốc. 
 Ngày soạn:7-12
Ngày day: Tuần 16 tiết 76
 Cố hương(T1)
 Lỗ Tấn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Hướng dẫn học sinh đọc kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, bố cục của văn bản. Từ đó cảm nhận được nhân vật " tôi " trên đường trở về quê cũ.
2. Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn ở bài Ôn tập.
3. Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích tâm trạng nhân vật.
B. Chuẩn bị:
-ảnh chân dung Lỗ Tấn.
Tập "Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn"
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức : 9E : ...........................
 9D.............................
2. Kiểm tra:
-Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Qua tất cả những cử chỉ ,lời nói của bé Thu trong những ngày ông Sáu ở nhà và ngày ông Sáu ra đi, trong cảm nhận của em Thu là một em bé như thế nào?
3. Vào bài mới
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài.
? Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản.
Giới thiệu ảnh Lỗ Tấn và Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn.
?Dựa vào phần giới thiệu ở SGK, em hãygiới thiệu về Lỗ Tấn
-Giải thích từ khó SGK
?Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.
?Nhận xét gì về cách kể?
?Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?tác dụng của ngôi kể đó đối với vă bản.
Truyện gồm những nhân vật nào? Tìm những hình ảnh nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt trong truyện?
I- Đọc và tỡm hiểu chỳ thớch: 
1- Đọc bài
Tóm tắt:
Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật "tôi " trở về thăm làng cũ. So với những ngày trước cảnh vật và con người thật tàn tệ , nghèo hèn.Mang nỗi buồn thương nhân vật "tôi "rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay.
2. Tìm hiểu chú thích.
a, Tác giả:
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc.
Que ở Chiết Giang , sinh ra trong một gia đỡnh quan lại sa sỳt. 
b- Tỏc phẩm 
Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của ông rất đồ sộ và đa dạng, gồm 17 tập tạp văn và 2 tập truyện ngắn là Gào thet và Bàng Hoàng
- Cố Hương là một trong những truyện ngắn trớch trong tập gào thet 1981 
c- Từ khó SGK
II- Tim hiểu văn bản : 
1- Kiểu văn bản : Tự sự 
2. Bố cục: Ba phần
-Phần 1 : đến "tôi đang làm ăn sinh sống " Tình cảm và tâm trạng của "tôi "trên đường về quê.
b, Phần 2: đến"sạch trơn như quét" Tình cảm và tâm trạng của "tôi "trong những ngày ở quê,cuộc gặp gỡ với Nhuận Thổ,chị Hai Dương.
c, Phần 3:còn lại :Tâm trạng và ý nghĩ của " tôi "trên đường rời quê.
*cách kể theo trình tự thời gian, với sự thay đổi không gian, đan xen quá khứ với hiện tại=>kết cấu như vậy cũng góp phần làm nổi rõ chất trữ tình biểu cảm và triết lí trong dòng tự sự của truyện.
-Ngôi kể: Chọn ngôi kể thứ nhất làm tăng đậm chất trữ tình của truyện.(nhưng không đồng nhất "tôi" với tác giả )
- Nhân vật và hình ảnh nghệ thuật rất đặc biệt trong truyện:
-Nhân vật:"tôi ", Nhuận Thổ, chị Hai Dương, Bé Hoàng,Thủy Sinh,những người làng.
-Hai hình ảnh:
+Hình ảnh "cố hương"
+hình ảnh con đường
Đó là hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu cảm và ý nghĩa biểu trưng.
4- Củng cố 
1. Kể tóm tắt truyện.
5. Hướng dẫn học bài: Chuẩn bị nội dung các câu hỏi trong bài.
 Ngày soạn:8-12
Ngày dạy: Tuần 16- Tiết 77 Cố hương( T2)
 Lỗ Tấn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Hướng dẫn học sinh đọc kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, bố cục của văn bản. Từ đó cảm nhận được nhân vật " tôi " trên đường trở về quê cũ,những ngày ở cố hương . Tinh thần phê phán xã hội cũ , nỗi buồn thương cho quê hương .
2. Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn ở bài Ôn tập.
3. Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích tâm trạng nhân vật.
B. Chuẩn bị:
-ảnh chân dung Lỗ Tấn.
Tập "Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn"
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức : 9E : ...........................
 9D.............................
2. Kiểm tra: Kể tóm tắt truyên Cố hương, Nêu nhận xét về ngôi kể,trình tự kể .
3. Bài mới
1. Theo dõi phần đầu văn bản , cho biết:
 Cảnh làng trong con mắt người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra như thế nào?
 Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra nơi cố hương ?
 Trước cảnh ấy , tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về?
Em đọc được cảm giác nào của nhân vật từ tiếng nói vọng nội tâm này?
Từ đó , tình cảm nào của người trở về đối với cố hương được bộc lộ? 
Chuyến về quê lần này của nhân vật "tôi" có gì đặc biệt?
 Điều đó gợi liên tưởng đến hiện thực cuộc sống như thế nào ở cố hương?
 Nhận xét nghệ thuật kể chuyện trong phần truyện này?
Từ đó , hình ảnh cố hương đă hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê.
3- .Phân tích
a- Trên đường trở về thăm quê cũ 
 Đang độ giữa đông ; xa gần thấy thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều , hoang vắng , nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa.
Tàn tạ, nghèo khổ.
A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?
Ngạc nhiên , chua xót
Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình.
Sau hơn hai mươi năm xa quê : ý định là để từ giã nó lần cuối cùng ; vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu , đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống .
Cuộc sống nơi quê ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình buộc phải rời làng đi nơi khác để tìm cách sinh sống .
Sự gia tăng yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho chỉ trong một đoạn văn ngắn mà vừa tái hiện hình ảnh của làng quê , vừa bộc lộ xúc động của lòng người.
=> Tiêu điều, xơ xác và đáng thương , đáng thất vọng.
Theo dõi phần văn bản tiếp theo :
-.Những ngày ở quê , nhân vật "tôi" đă gặp nhiều người quen cũ, trong đó , cuộc gặp với nhân vật nào được kể nhiều nhất? 
-Mối quan hệ của nhân vật tôi với Nhuận Thổ đựoc kể trong những thời điểm nào?
-Trong kí ức "tôi " Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào?
Tại sao nhân vật "tôi " lại gọi đó là một cảnh tượng thần tiên?
Khi đó hình ảnh Nhuận Thổ như thế nào?
Trong tâm trí nhân vật "tôi "người bạn ấy như thế nào?
Trong quan sát của người trở về sau hai mươi năm, hình ảnh Nhuận Thổ như thế nào?
Em có nhận xét gì về nhân vật Nhuận Thổ hiện tại qua các chi tiết trên?
Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?
?Trong kí ức của nhân vật "tôi ", chị Hai Dương là người như thế nào?cách gọi ngày trước có ý nghĩa gì?
Hai mươi năm sau người phụ nữ ấy xuất hiện trước nhân vật "tôi "với bộ dạng, lời nói,hành động như thế nào?
?Em có nhận xét gì về sự thay đổi này? Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người như thế nào?
?Kể về hai con người ở quê, người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông?Thái độ của ông đối với cuộc sống ấy như thế nào?
 2. Những ngày " tôi" ở cố hương
Nhuận Thổ và chị Hai Dương.
-Nhuận Thổ thời qúa khứ 
'-Nhuận Thổ thời hiện tại
 Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm .chạy mất.
=>Đó là một cảnh tượng sáng sủa, dấu hiệu của cuộc sống thanh bình và hạnh phúc nơi làng quê, giờ chỉ còn trong giấc mơ.
-Nhuận Thổ : Khuôn mặt tròn trĩnh, da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
Thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi.
Bẫy chim sẻ rất tài, biết nhiều chuyện lạ lùng lắm.
=>một chú bé khôi ngô, khỏe mạnh,hồn nhiên ,hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi và nhiều tình cảm, có tình bạn thân thiện, bình đẳng.
-Sau hai mươi năm:
Khuôn mặt vàng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, mũ rách tươm, áo bông mỏng dính,người co ro cúm rúm, bàn tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ 
Chào rất rành mạch "Bẩm ông"
Lại xin tất cả các đống tro..
=>Thay đổi toàn diện theo chiều hướng xấu, kì lạ nhất là thay đổi tính nết :trở nên tự ti, tham lam.Nhuận Thổ hiện tại già nua,tiều tụy,hèn kém.
Sự thay đổi có nguyên nhân từ cách sống lạc hậucủa người nông dân, từ hiện thực đen tối của xã hội áp bức.
*Nhân vật chị Hai Dương:
-Trước đây gọi là nàng Tây Thi đậu phụ:Cách gọi bộc lộ tình cảm thân thiện với người phụ nữ láng giềng từng là một người đẹp người ,đẹp nết.
-Hai mươi năm sau:Một người đàn bà trên dưới năm mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, chân đứng chạng ra giống hệt cái com pa
"Ai chà! Anh bây giờ làm quan rồi,..Hừ! chẳng cái gì giấu được chúng tôi đâu!
Miệng lẩm bẩm, tiện taygiật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần ,cút thẳng.
=>Thay đổi toàn diện cả hình dạng lẫn tính tình -Đó là biểu hiện suy thoái của lối sống và đạo đức ở làng quê.
Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người xấu xí tham lam, trơ trẽn đến độ lưu manh, mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê.
*Kể về hai con ngườ ở quê đã thay đổi hoàn toàn, người kể muốn ta hiểu:Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và bất lương.Từ đó bộc lộ nỗi xót thương, bất lực và căm ghét xã hội lúc bấy giờ.
?Vì sao khi rời cố hương, nhân vật tôi lai cảm thấy lòng tôi không một chút lưu luyến và vô cùng ngột ngạt?
Khi rời cố hương , nhân vật tôi mong ước điều gì?
?Trong niềm hi vọng của nhân vật tôi, xuất hiện một cảnh tượng như thế nào?
?Em hiểu ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "Tôi " như thế nào?
Ông mong muốn điều gì?
3. Khi rời cố hương:
-Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn,xa lạ từ cảnh vật đến con người.
-Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ cách bức nhau, không phải chạy vạy như tôi, không phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, không phải khốn khổ mà tàn nhẫn như người khác. chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới. Đó là làng quê tươi đẹp, con người sống tử tế với nhau
- Trong niềm hi vọng, xuất hiện cảnh tượng:Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển,trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm.=>Đó là ước mong yên bình ấm no cho làng quê.
*ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "tôi": Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
=>Hình ảnh ẩn dụ, cũng như những con đường trên mặt đất,mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng sự cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả.
-Tác giả muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức.Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương.
III. Tổng kết
4 Củng cố luyện tập 
1. Đọc truyện Cố hương em cảm nhận được một bức tranh làng quê như thế nào? Từ đó tình cảm ,tư tưởng nào của người kể chuyện đối với làng quê và hiện thực xã hội lúc bấy giờ được bộc lộ?
2 .Em hiểu gì về Lỗ Tấn từ ước vọng đổi đời cho quê hương của ông?Ươc vọng đó có trở thành hiện thực trên đất nước của ông của ông hay không?
3. Em mong ước gì cho làng quê của mình?
-Hệ thống kiến thức toàn bài.
5- Hướng dẫn về nhà:Chuẩn bị bài Những đứa trẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 15(7).doc