Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 81 đến tiết 85

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 81 đến tiết 85

Tuần 17 - Tiết 81:

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

A. Mục tiêu cần đạt:

- Tiếp tục giúp học sinh nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học ở lớp 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.

- Thấy được tính chất kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn.

B. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Hướng dẫn học sinh ôn tập theo hệ thống câu hỏi(sgk);

 Học sinh: Tìm ví dụ trong các văn bản đã học.

C. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: 1

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Phân tích tác dụng của yếu tố miêu tả, nghị luận trong văn bản “Lão Hạc”.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài:

 Tiếp tục ôn luyện, củng cố về kiến thức làm văn.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 81 đến tiết 85", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 12/ 09.
Ngày dạy: /12/ 09 
Tuần 17 - Tiết 81: 
Ôn tập Tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục giúp học sinh nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học ở lớp 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
- Thấy được tính chất kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn.
B. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Hướng dẫn học sinh ôn tập theo hệ thống câu hỏi(sgk);
 Học sinh: Tìm ví dụ trong các văn bản đã học.
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Phân tích tác dụng của yếu tố miêu tả, nghị luận trong văn bản “Lão Hạc”.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài:
 Tiếp tục ôn luyện, củng cố về kiến thức làm văn.
 Hoạt động 1: ễn tập:
GV nêu vấn đề. HS tranh luận, tự do phát biểu. GV tổng hợp các ý kiến, bổ sung cho đầy đủ.
 Hoạt động 2: Luyện tập:
HS thảo luận nhóm.
GV cho Hs viết đoạn văn tự sự khoảng 15 dòng, nói về sự ân hận, day dứt của em khi không nghe lời mẹ.
HS thực hành(15 phút) sau đó trình bày.
11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong Đọc-hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sgk Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
- Giúp cho việc học các tiết Đọc-hiểu văn bản được thuận lợi.
 Ví dụ: khi học về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, các hình thức ấy giúp người đọc hiểu sâucác đoạn trích. Chẳng hạn, thấy được tâm trạng buồn bã, đau khổ, cô đơn của Thuý Kiều( Kiều ở lầu Ngưng Bích), thấy được diễn biến tâm trạng ông Hai( Làng).
12. Những kiến thức và các kĩ năng về các tp tự sự phần Đọc-hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng giúp gì cho viết văn bản tự sự.
- Các vb tự sự đã cung cấp đề tài, nội dung, cách kể, dùng ngôi kể, người kể, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nv, sự việc. 
* Luyện tập:
Bài 1: Khi học vb “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em rút ra được những gì để viết bài TLV tự sự được tốt.
- Chọn ngôi kể, người kể chuyện.
- Cách xây dựng nv, khắc hoạ nv chính: nv hiện lên qua nhiều điểm nhìn, qua cảm xúc, suy nghĩ của các nv khác.
- Vai trò của các nv phụ trong vb tự sự.
- Yếu tố trữ tình trong vb tự sự
Bài 2. Viết một đoạn văn tự sự có chứa yếu tố nghị luận.
4. Củng cố: GV chốt lại những nội dung ôn tập qua 3 tiết.
 Lưu ý hs về các yếu tố kết hợp trong các kiểu v b thuyết minh,tự sự.
5. Dặn dò: Nắm vững k thức, đọc, tìm hiểu ở các vb, vdụng viết bài văn tự sự.
Ngày soạn: 10/12/09.
Ngày dạy: /12/09.
 Tuần 17 - tiết 82- 83:
 Kiểm tra tổng hợp học kì I
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức tổng hợp của 3 phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn của học sinh. Hình thức kiểm tra viết thời gian 90’ không kể thời gian chép đề.
- Rèn các kĩ năng trả lời câu hỏi và câu hỏi trắc nghiệm, làm bài tự luận ở các kiến thức kiểu bài thuyết minh, tự sự.
B. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu và ra đề; Đáp án, biểu điểm.
HS : Ôn tập.
C. Lên lớp:
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:
 Hoạt động 1: Làm bài: 
 * Đề bài:
GV đọc đề bài, chép đề lên bảng. 1. Câu 1: Tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa”
HS chép đề và làm bài. của Nguyễn Thành Long.
 2.Câu 2: Khi giao tiếp , ta phải tuân thủ 
 các phương châm hội thoại nào? 
 Hãy lấy một ví dụ không tuân . thủ phương châm hội thoại mà vẫn 
. đảm bảo mục đích giao tiếp. 
 3.Câu 3: Kể lại một câu chuyện đáng 
 nhớ của bản thân trong đó có sử dụng 
 các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm. 
* Yêu cầu biểu điểm
 Câu 1: (3 điểm).
 - Tóm tắt đoạn truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn
 Thành Long.
- Học sinh tóm tắt được các chi tiết chính của phần
 văn bản chính .
- Thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25đ.
+ Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa bác lái xe, ông 
hoạ sĩ, cô gái và anh thanh niên
+ Bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sĩ và cô gái
 về anh thanh niên: đó là một chàng trai 27 tuổi
 làm công tác khí tg kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh
 Yên Sơn.
+ Họ gặp nhau, anh thanh niên mời bác hoạ sĩ và
 cô gái về nhà, anh kể về công việc của mình cho
 họ nghe
+ Cô gái và bác hoạ sĩ đẫ được chứng kiến cuộc
 sống ngăn nắp đầy ý nghĩa của anh thanh niên
+ Cuộc chia tay đầy lưu luyến 
Câu 2: (2 điểm).
- Kể tên các phương châm hội thoại (5 p/c).
- Trong một số trường hợp giao tiếp cụ thể , có
 thể không tuân thủ p/c hội thoại mà vẫn đảm 
bảo mục đích giao tiếp:
VD: Bác sĩ thông báo với bệnh nhân về căn bệnh 
nan y. 
Câu 3: (5 điểm).
A: Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể
B. Thân bài: 
Diễn biến câu chuyện: có nhân vật, tình huống cốt
 truyện. 
 Kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận.
C. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, rút ra bài học
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ kiểm tra và ý thức làm bài.	
Dặn hs về nhà ôn tập .	
Ngày soạn: 10/12/ 09.
Ngày dạy: / 12/ 09.
Tuần 17 – Tiết 84:
Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ
 ( trích “ Những ngày thơ ấu” – M. Go-rơ-ki )
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được hoàn cảnh của những đứa trẻ đáng yêu sống thiếu tình thương và hiểu được nghệ thuật kể chuyện của M. Go-rơ-ki trong đoạn trích Những đứa trẻ.
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự cho hs.
- Bồi dưỡng tình cảm thương yêu đối với những em bé có cảnh ngộ khó khăn, éo le.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên;
- Soạn giáo án.
- Hướng dẫn hs đọc và tóm tắt.
Học sinh:
 Đọc, tóm tắt và trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Qua việc tìm hiểu văn bản “ Cố hương”, em thấy tình cảm của nhà văn đối với quê hương ntn. Em học tập được điều gì.
3. Bài mới:
 GV giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
HS đọc chú thích SGK/ 232.
GV bổ sung.
GV nói thêm về nội dung tư tưởng của tác phẩm “ Người mẹ”.
? Đoạn trích thuộc chương thứ mấy.
GV nói rõ thêm đặc điểm của tiểu thuyết tự thuật( SGV trang 238 ).
GV hướng dẫn đọc và đọc 1 đoạn( đến mặt sầm lại).
Hai hs đọc đến hết.
Gọi 1 hs tóm tắt toàn văn bản. GV cho các em nhận xét, bổ sung sau đó gv hoàn chỉnh bài tóm tắt cho các em.
? Xác định bố cục văn bản.
Gv nêu vấn đề để hs thấy các chi tiết xuất hiện ở phần đầu lại xuất hiện ở phần cuối tạo sự kết nối chặt chẽ gây ấn tượng lắng đọng ở người đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm:
? Hoàn cảnh của A-li-ô-sa có điểm gì giống với 3 đứa trẻ con ông đại tá.
- Bố A-li-ô-sa mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Em có mẹ mà như không. Em 
thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại là người hiền hậu và thương em.
- Mấy đứa trẻ con ông đại tá tuy sống trong giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì. Mẹ chúng chết, chúng phải sống với dì ghẻ. Bố chúng hay cấm đoán và đánh đòn.
? Từ hoàn cảnh có nét giống nhau như thế, tình bạn giữa A-li-ô-sa và 3 đứa trẻ con đại tá như thế nào.
- Trèo lên xe trượt tuyết;
- Ngắm nghía nhau;
- Trò chuyện rất lâu.
? Trong lúc chúng chơi với nhau thì chuyện gì xảy ra.
- Bố của mấy đứa trẻ xuất hiện;
- Ông ta cấm A-li-ô-sa không được sang chơi;
- Ông doạ.
? Mặc dù như vậy, ông đại tá có cấm 
được lũ trẻ chơi với nhau và quí mến nhau không.
- Không;
- Chúng vẫn tìm mọi cách, bí mật chơi với nhau.
? Khái quát lại hoàn cảnh của A-li-ô-sa và những đứa trẻ và tình bạn giữa chúng.
GV cho hs luyện tập:
- Đọc diễn cảm 1 đoạn.
? Em suy nghĩ gì về hoàn cảnh của những em nhỏ trong truyện.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
 - Mác-xim Go-rơ-ki(1868-1936), là bút danh của A-lếch-xây Pê-Scốp.
- Là một trong những nhà văn lớn nhất của nước Nga và thế giới thế kỉ xx.
- Sớm mồ côi, phải làm nhiều nghề.
- Những sáng tác;
 + Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: thời thơ ấu; Kiếm sống; Những trường đại học của tôi.
 + “ Người mẹ”.
2. Văn bản:
- Tác phẩm gồm 13 chương, theo lối tự thuật.
- Đoạn trích thuộc chương 9.
3. Đọc và tóm tắt:
4. Chú thích:
5 Bố cục:
- Phần 1: từ đầu đến ấn em nó cúi xuống: Tình bạn trong trắng;
- Phần 2: Tiếp đó đến cấm không được đến nhà tao: Tình bạn bị cấm đoán;
- Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn.
II. Đọc và tìm hiểu thêm văn bản:
1. Tình bạn của A-li-ô-sa và những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và những đứa trẻ rất đáng thương, chúng sống thiếu tình thương yêu của người lớn.
- Chúng quí mến và gắn bó với nhau, bất chấp sự cách bức.
4.Củng cố: GV chốt lại nội dung bài học.
5. Dặn dò: Về tiếp tục tóm tắt văn bản. Tìm những thành công nghệ thuật của truyện.
Ngày soạn:10 /12/ 09.
Ngày dạy: /12/ 09.
Tuần 17 – Tiết 85:
Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ
 Trích “ Những ngày thơ ấu”- M. Go-rơ-ki
A. Mục tiêu cần đạt: Như tiết 84
B.Chuẩn bị:
 GV hướng dẫn học sinh đọc, tóm tắt và tiếp tục tìm hiểu văn bản. 
 Học sinh đọc, tóm tắt và tiếp tục tìm hiểu văn bản.
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Những hiểu biết của em về nhà văn Go-rơ-ki và tác phẩm “ Thời thơ ấu”.
 ? Truyện kể về tình bạn giữa A-li-ô-sa và những đứa trẻ con đại tá ntn.
3. Bài mới:
 GV giới thiệu bài:
Hoạt động 1( tiếp )
GV hướng dẫn hs theo dõi văn bản, tìm các chi tiết truyện và trả lời câu hỏi.
? Trước khi quen thân với những đứa trẻ hàng xóm, A-li-ô-sa đã quan sát chúng ntn.
- Cậu chỉ biết ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau( khi cậu nhìn sang nhà hàng xóm ).
? Khi đã quen thân nhau, A-li-ô-sa đã có những nhận xét như thế nào.
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết,chỉ còn dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác rồi lặng đi 
“ Chúng ngồi sát vào nhaunhư những chú gà con”.
? Nhận xét về sự so sánh đó.
- Sự so sánh chính xác toát lên niềm thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
? Khi ông đại tá xuất hiện và quát tháo lũ trẻ, A-li-ô-sa quan sát và nhận xét ntn.
- khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.
? Tác giả còn kể tiếp “ chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ”.Em nhận xét gì về nhận xét đó của cậu bé.
- Cậu rất thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của lũ trẻ hàng xóm.
? Qua những quan sát và nhận xét của A-li-ô-sa, em thấy A-li-ô-sa là một cậu bé ntn.
Hoạt động 2: Tổng kết, luyện tập.
? Đoạn truyện có những đặc sắc về nghệ thuật ntn.
GV gợi ý và dẫn dắt hs:
 - Thể loại?
 - Các chi tiết lặp lại ở phần đầu và phần cuối có tác dụng gì?
 - Đặc biệt nghệ thuật đan xen giữa chuyện đời thờng và chuyện cổ tích có hiệu quả ntn?
GV cho hs tìm những đoạn minh hoạ.
 + A-li-ô-sa liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích.
 + Hình ảnh người bà hiền hậuàCó lẽ tất cả các bà đều tốt.
 + Cậu con trai lớn của đại tá hay nói: ngày trước, trước kia, đã có thời
 GV khái quát những đặc sắc về nghệ thuật.
HS đọc ghi nhớ.
GV hướng dẫn hs luyện tập:
Các chi tiết:
- Tức thì cả mấy đứa
- mấy thằng bé lần lượt chui qua.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của A-li-ô-sa.
- A-li-ô-sa là một cậu bé tinh tế và nhạy cảm.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Tiểu thuyết tự thuật;
- Đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
2. Nội dung:
 Kể lại tình bạn thân thiết giữa cậu bé A-li ô-sa với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
* Ghi nhớ: SGK.
IV.Luyện tập:
 Tìm một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa rồi phân tích.
4. Củng cố: Giáo viên chốt lại nội dung bài học qua 2 tiết.
5. Dặn dò: Tiếp tục ôn tập các nội dung để chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì 1.
 Xem trước bài :Tập làm thơ tám chữ( tiếp ).

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 T17.doc