Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 96 đến tiết 100

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 96 đến tiết 100

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

Nguyễn Đình Thi

I/ Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được

- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.

- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

2. Kỹ năng:

- Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.

 - Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi.

 3. Thái độ:

 - Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc.

II/ Chuẩn bị:

 1. GV:

+ Phương pháp:

- Hướng dẫn học sinh khai thác văn bản theo đặc điểm của một thể loại văn bản nghị luận.

- Phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình.

+ Bảng phụ, tư liệu, chân dung tác giả.

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 96 đến tiết 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/01/2009
Ngày dạy:05/01/2009
TUẦN : 21
TIẾT:	 96
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
2. Kỹ năng:
- Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.
	- Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi.
 3. Thái độ: 
	- Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: 
- Hướng dẫn học sinh khai thác văn bản theo đặc điểm của một thể loại văn bản nghị luận.
- Phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình... 
+ Bảng phụ, tư liệu, chân dung tác giả. 
 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản, trả lời theo câu Hỏi SGK
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Văn bản "Bàn về đọc sách" – Chu Quang Tiềm bàn về vấn đề gìHỏi Tác giả triển khai bằng mấy luận điểm chínhHỏi Em hiểu biết được thêm điều gì sau khi học xong văn bản nàyHỏi 	
3. Bài mới: 
- Có một tác giả đã nói rằng: "Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ cũng là những chiễn sĩ trên mặt trận ấy". Đúng vậy, mặt trận ở đây chính là mặt trận văn hoá tư tưởng, nó có đặc trưng riêng, nó góp phần làm cho cuộc sống phong phú hơn, tốt đẹp hơn. Bài tiểu luận "Tiếng nói văn nghệ" – Nguyễn Đình Thi – mà chúng ta học hôm nay sẽ phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ với đời sống con người
* HĐ 1: HD Đọc- chú thích văn bản:
+ Yêu cầu đọc: mạch lạc, rõ ràng. Đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ.
+ Gọi Học sinh đọc và nhận xét cách đọc.
+ Giáo viên kiểm tra việc hiểu một số từ khó (SGK).
- Cho HS xem chân dung tác giả
Hỏi: Nêu vài nét chính về tác giảHỏi
- Nhận xét, bổ sung
* HD 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
Hỏi: Nội dung văn bản này là nghị luận về vấn đề gìHỏi
Hỏi: Tác giả trình bày nội dung này bằng hai luận điểm chính a & b. hãy chỉ rõ các đoạn văn bản tương ứng với những luận điểm trênHỏi
- Yêu cầu Học sinh theo dõi đoạn 1.
Hỏi: Theo tác giả nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ là gìHỏi
Hỏi: Cách phản ánh như thế nàoHỏi
HỏI: Để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đưa ra và phân tích những dẫn chứng văn học nàoHỏi Tác dụng của những dẫn chứng ấyHỏi
( Nguyễn Du viết... hay Tônxtôi)
Hỏi: Lời nhắn lời gửi này luôn toát lên từ hiện thực khách quan được biểu hiện trong tác phẩm. Bản chất và đặc điểm của lời gửi, lời nhắn của nghệ sĩ là gìHỏi
 + Giáo viên chốt: chuyển sang tiết 2.
4. Củng cố:Trình bày hiểu biết về tác giả, bố cục văn bản
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tìm hiểu tiếp nội dung tiếp theo
- Báo cáo sĩ số
- Học sinh trả lời theo nội dung phân tích vở ghi và ghi nhớ
 + Học sinh đọc văn bản.
- HS giải thích theo SGK.
+ Học sinh dựa vào SGK nêu.
- Xác đinh, nêu
+ Phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ; khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người.
+ Học sinh tìm- nêu:
a) Nội dung của văn nghệ là phản ánh thực tại khách quan, lời gửi, lời nhắn nhủ của nhà nghệ sĩ lớn đến người đọc, người nghe.(Từ đầu... cách sống của tâm hồn).
b) Sức mạnh kì diệu của văn nghệ (Còn lại). 
+ Học sinh thảo luận, trả lời: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác. (Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ... đời sống chung quanh).
+ Hai dẫn chứng của hai tác giả vĩ đại của dân tộc và thế giới: Nguyễn Du và L. Tônxtôi.
+ Cách nêu dẫn chứng rất tiêu biểu và cụ thể với những lời bình: Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp, làm cho chúng ta rung động với cái đẹp- cảm thấy trong lòng ta có sự sống tươi trẻ luôn tái sinh.
+ Cái chết thảm khốc của An na Ka rê nhi na đã làm cho người đọc thương cảm không quên... Đó chính là lời gửi, lời nhắn, là nội dung tư tưởng độc đáo của tác phẩm văn học. 
I/- Đọc – chú thích văn bản:
1/- Tác giả:
I
Nguyễn Đình Thi- một nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, lí luận phê bình đồng thời là nhà quản lí, lãnh đạo văn nghệ Việt Nam hơn 30 năm.
II/ Đọc- hiểu văn bản:
1)Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:
- Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo.
IV. Rút kinh nghiệm:................. 
..
Ngày soạn:01/01/2009
Ngày dạy:05/01/2009
TUẦN : 21
TIẾT:	 97
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
2. Kỹ năng:
- Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.
	- Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi.
 3. Thái độ: 
	- Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: 
- Hướng dẫn học sinh khai thác văn bản theo đặc điểm của một thể loại văn bản nghị luận.
- Phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình... 
+ Bảng phụ, tư liệu, chân dung tác giả. 
 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản, trả lời theo câu Hỏi SGK
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày hiểu biết về tác giHỏi
- Bố cục văn bản	
3. Bài mới: 
* HĐ 2: HD tìm hiểu sức mạnh kì diệu của văn nghệ:
- Gọi Học sinh đọc kĩ đoạn: “ Lời gửi của nghệ thuật... một cách sống của tâm hồn”
Hỏi: Vì sao tác giả viết lời gửi của nghệ sĩ cho nhân loại, cho đời sau phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn những bài học luân lí, triết lí về đời người hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thật tâm lí, hoặc xã hộiHỏi
Giáo viên chốt lại: Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lí thuyết khô khan mà chứa đựng những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Tác giả đã nhấn mạnh và lưu ý người đọc ở nội dung này để từ đó bàn về ý nghĩa, sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi phần còn lại của văn bản.
Hỏi: Muốn hiểu sức mạnh kì diệu của văn nghệ, trước hết cần hiểu vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ.
Giáo viên chốt: Văn nghệ có thể phản ánh và tác động đến nhiều mặt của cuộc sống xã hội và con người, nhất là đời sống tâm hồn, tình cảm.
Hỏi: Theo em, tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu như vậyHỏi
+ Giáo viên thuyết giảng: 
- Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
- Tác phẩm nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà chứa đựng tình yêu ghét, vui buồn của con người trong đời sống con người. Từ đó tác phẩm nghệ thuật lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. Đến với tác phẩm, ta sống được cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, chờ đợi... cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ.
* HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết
Hỏi: Từ những lời bàn về tiếng nói của văn nghệ, tất cả đã cho thấy quan niệm gì về văn nghệHỏi
Hỏi: Nhận xét nghệ thuật nghị luận của tác giảHỏi
- Gọi HS đọc ghi nhớ
4. Củng cố:
- Văn nghị luận có tác dụng như thế nào đến đời sống tình cảm của con ngườiHỏi
- Nếu thiếu văn nghệ thì cuộc sống của con người sẽ ra saoHỏi
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc lại toàn bộ nội dung văn bản, phân tích theo hướng dẫn.
- Làm bài tập, phát biểu điều mà em thấm thía nhất sau khi học xong văn bản này.
- Làm toàn bộ nội dung bài tập trong SBT Ngữ văn 9.
- Soạn bài tiếp theo "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" (Vũ Khoan).
- Báo cáo sĩ số
- Thảo luận, trả lời
+ Nội dung của các khoa học khác khám phá, miêu tả, đúc kết các hiện tượng tự nhiên hay xã hội, các qui luật khách quan. Còn nội dung văn nghệ tập trung khám phá miêu tả chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong tâm lí, tâm hồn con người.
- Đọc phần cuối văn bản
Học sinh tìm luận chứng, khái quát, phát biểu:
+ Văn nghệ giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.(“Mỗi tác phẩm... óc ta nghĩ”).
+ Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn nghệ khơi dậy buộc chặt họ với đời thường bên ngoài, với sự sống, hoạt động, vui buồpn gần gũi.
+ Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho”đời cứ tươi”, biết rung cảm, ước mơ trong cuộc đời vất vã cực nhọc.
+ Học sinh phát biểu:
+ Học sinh dựa vào ghi nhớ, trả lời.
- Đọc to ghi nhớ
+ Học sinh tự bộc lộ.
II/ Sức mạnh kì diệu của văn nghệ:
+ Văn nghệ tác động đến cảm xúc tâm hồn, tư tưởng, cách nhìn đời sống của con người.
+ Đem lại niềm vui sống, tình yêu cuộc sống
+ Văn nghệ đến với người đọc qua con đường tình cảm.
III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK trang 17.
IV/ Luyện tập:
IV. Rút kinh nghiệm:................. 
	 	TUẦN : 21
TIẾT:	 98
Ngày soạn:01/01/2009
Ngày dạy:06/01/2009
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I/ Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Nhận biết hai thành phần biệt lập trong câu: Thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
	- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng nhận biết thành phần biệt lập tình thái và cảm thán, đặt được câu có các thành phần biệt lập đó.
	3. Thái độ:
	- Học sinh biết sử dụng thành phần biệt lập một cách hợp lý và có hiệu quả trong câu.
II/ Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ. ví dụ, phiếu học tập, bài tập, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.
	- Phương pháp: :
 + Vấn đáp, thảo luận nhóm, tổ 
 + Khái quát hoá sau khi phân tích tổng hợp các ngữ liệu, kiến thức và liên hệ thực tế, làm bài tập... 
	2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu, làm các bài tập trong SGK, SBT, lấy ví dụ
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là khởi ngữHỏi Nêu ví dụHỏi
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
* HĐ 1: HD tìm hiểu thành phần tình thái
- GV đưa bảng phụ: Vd SGK( tr18).
- Gọi Học sinh đọc.
Chú ý các từ in nghiêng, gạch chân.
Hỏi: Các VD trên được trích từ VB nàoHỏi Tác giả là aiHỏi
Hỏi: Những từ nào trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câuHỏi
GV: Đó là những bộ phận làm thành sự việc nói đến trong câu.
Hỏi: Những từ in nghiêng thể hiện điều gìHỏi
Hỏi: Nếu không có các từ: chắc, có lẽ....thì nghĩa sự việc của câu có khác đi khôngHỏi
Hỏi: Các từ ngữ đó diễn đạt những sắc thái gì của câuHỏi
GV kết luận: những từ ngữ đó được gọi là phần tình thái của câu.
- Rút ra ... nhóm học tâp.
- Đây là một hiện tượng đáng viết một bài văn nghị luận vì:
 + Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ;
 + Hút thuốc lá hiện nay là một thói quen phổ biến khó bỏ, đáng suy nghĩ.
 + Hút thuốc lá gây tốn kém về kinh tế.
® Thói quen hút thuốc lá là một thói quen xấu, cần phải xoá bỏ dần, nhất là đối với lớp thanh niên trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi họ là những con người có hiểu biết và có văn hoá.
- Tuyên truyền, giáo dục
- Đánh thuế cao viêc sản xuất và buôn bán thuốc lá, nghiêm cấm việc nhập lậu thuốc lá
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
a) Ngữ liệu:
Văn bản "Bệnh lề mề" (SGK – 20)
b) Phân tích ngữ liệu:
- Hiện tượng được bàn luận là: Bệnh lề mề.
® Căn bệnh đáng chê, đáng phải được suy nghĩ tìm cách sửa chữa.
 - Bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
-Ghi nhớ:
(SGK – 21)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
- Sự việc, hiện tượng đáng để viết một bài văn nghị luận.
 + Hiện tượng đáng chê cần viết bài văn nghị luận:
 . Hiện tượng ăn quà vặt vứt rác bừa bãi noi công cộng.
 . Hiện trượng nói chuyện riêng trong giờ học
 + Hiện tượng đáng biểu dương:
 . Tấm gương học sinh nghèo vượt khó;
 . Tấm gương con ngoan trò giỏi;
 . Phong trào quyên góp ủng hộ bạn cùng lớp mồ côi, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn
 . Phong trào giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng;
 . Tấm gương đôi bạn cùng tiến
2. Bài tập 2:
- Đây là một hiện tượng đáng viết một bài văn nghị luận vì:
 + Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ;
 + Hút thuốc lá hiện nay là một thói quen phổ biến khó bỏ, đáng suy nghĩ.
 + Hút thuốc lá gây tốn kém về kinh tế.
® Thói quen hút thuốc lá là một thói quen xấu, cần phải xoá bỏ dần, nhất là đối với lớp thanh niên trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi họ là những con người có hiểu biết và có văn hoá.
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
	 	TUẦN : 21
TIẾT:	 100
Ngày soạn:06/01/2009
Ngày dạy:10/01/2009
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
..................................................
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức hiểu biết và cách làm một bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống.
 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích đề bài, lập dàn ý, viết một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức quan tâm khen, chê trước những sự việc, hiện tượng tốt, xấu trong đời sống để giáo dục bản thân, bạn bè
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Phân tích tổng hợp ® Rút ra kiến thức cơ bản.
Tìm hiểu đặc điểm nội dung hình thức của bài nghị luận ® nội dung bài học.
 + Bảng phụ, tư liệu; Bảng phụ hoạt động nhóm của học sinh.
 2. HS: Đọc và chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của SGK.
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là gì? Tự nêu vài hiện tượng mà em biết.
- Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
3. Bài mới: Hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống và có kỹ năng nhận diện đề, kỹ năng xây dựng dàn ý dạy bài này và kỹ năng viết bài nghị luận xã hội, bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu điều đó
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống trong SGK - 22.
GV: Yêu cầu học sinh đọc 4 đề bài trong SGK – 22.
Hỏi: Các đề bài trên có đặc điểm gì giống nhau? Hãy chỉ ra các điểm giống nhau đó?
Hỏi: Hãy phân tích các yêu cầu cụ thể trong mỗi đề bài trên?
Hỏi: Từ tìm hiểu các đề bài trên, em có nhận xét gì về các đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
Hỏi: Em hãy thử nghĩ ra một đề bài tương tự như các đề bài trên?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm một bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tạo lập một văn bản đã được học ở lớp 7?
® Cách làm một bài văn nghị luận về sự vật hiện tượng đời sống cũng tuân thủ theo các bước như trên.
GV: Gọi học sinh đọc nội dung đề bài trong SGK – 23.
Hỏi: Đề bài thuộc loại đề gì?
Hỏi: Đề bài nêu sự việc, hiện tượng gì?
Hỏi: Đề yêu cầu phải làm gì?
Hỏi:: Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào?
Hỏi: Vì sao Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
Hỏi: Những việc làm của bạn Nghĩa có khó không?
Hỏi: Nếu mọi học sinh đều có thể làm được như bạn Nghĩa thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?
Hỏi: Mỗi bài văn nghị luận thông thường gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? Ở đề bài này, nhiệm vụ của từng phần là gì?
Hỏi: Từ việc phân tích ngữ liệu trên, em hiểu được nhiệm vụ của từng phần là gì?
Hỏi: Khi viết bài theo đề bài trên cần viết như thế nào? Lưu ý vấn đề gì?
Hỏi: Khâu đọc và sửa lại bài viết có quan trọng không? Vì sao?
Hỏi: Từ những phân tích trên, em hãy cho biết làm thế nào để có thể làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện trượng đời sống? 
Hỏi: Bài văn nghị luận như vậy gồm mấy phầnHỏi:: Nội dung từng phần?
Hỏi: Khi phân tích, bình luận một sự việc, hiện tượng đáng quan tâm trong đời sống, người viết cần phải lưu ý điều gì?
GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ (SGK – 24)
*) HĐ 3: Luyện tập 
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung đề 4 (SGK – 22)
- Cho học sinh thảo luận nhóm làm bài tập 4 (SGK – 22).
Hỏi: Phần mở bài cần phải giới thiệu được gì
Hỏi: Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt?
Hỏi:: Tinh thần ham học và chủ động học tập của Nguyễn Hiền được biểu hiện như thế nào?
Hỏi: Vì sao có thể khẳng định Nguyễn Hiền là một cậu bé trạng nguyên có ý thức tự trọng cao?
Hỏi: Ở Nguyễn Hiền em học tập được điều gì?Em suy nghĩ gì khi cuộc sống có nhiều người như Nguyễn Hiền?
Hỏi: Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ tấm gương của Nguyễn Hiền?
4. Củng cố:
- Đọc ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, học bài theo nội dung ghi nhớ (SGK – 24).
- Làm toàn bộ nội dung bài tập đã chữa trên lớp vào vở. Viết hoàn chỉnh đề bài 4 đã lập dàn ý trên lớp vào vở bài tập.
- Chuẩn bị ở nhà nội dung bài sau: "Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý".
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài : "Chương trình địa phương" (Phần Tập làm văn).
- Chuẩn bị cho bài viết số 5.
- Học sinh đọc đề bài (SGK – 22) trong 5 phút.
*) Điểm giống nhau:
- Đề bài nêu nên các sự việc hiện tượng, nhân vật tiêu biểu cần nghị luận.
- Nêu rõ yêu cầu cần làm.
® Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Đề 1, 2, 3: nêu nên sự vật, hiện tượng cần nghị luận ® Yêu cầu.
- Đề 4: Đưa ra câu chuyện về một nhà nghèo rèn luyện đỗ trạng nguyên.
- Học sinh phát biểu tự do.
- Gồm 4 bước:
 + Tìm hiểu đề bài;
 + Lập dàn bài;
 + Viết bài;
 + Đọc và sửa chữa.
- Học sinh đọc nội dung đề bài trong SGK – 23.
*) Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Kiểu đề: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
® Yêu cầu: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
- Tìm ý: 
 + Việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là đứa con ngoan; chịu khó giúp đỡ mẹ làm công việc đồng áng, công việc gia đình có tinh thần học Hỏi:: và có trí sáng tạo.
 + Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa, làm dấy lên phong trào học tập tốt, có những việc làm tốt đẹp, thiết thực giúp đỡ cha mẹ trong học sinh
 + Việc làm của Nghĩa là việc làm trong tầm tay, trong khả năng của những học sinh lớp 7, đó là việc làm hữu ích, tốt đẹp ® Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều nếu tất cả học sinh đều làm được như bạn Nghĩa.
- Học sinh trả lời theo nội dung phân tích.
- Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ 2 (SGK – 24).
- Học sinh trả lời theo nội dung SGK – 24.
Học sinh đọc nội dung ghi nhớ (SGK – 24)
- Học sinh đọc nội dung bài tập 4(SGK – 22).
- Học sinh chia lớp làm 2 nhóm thảo luận theo yêu cầu SGK trong vòng 5 phút ® trình bày, nhận xét, RKN.
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về nhân vật Nguyễn Hiền: Là một con người đáng trân trọng, một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
b. Thân bài:
- Phân tích hoàn cảnh của Nguyễn Hiền: Nhà nghèo, làm chú tiều trong chùa
- Tinh thần ham học và chủ động học tập: Nép bên cửa sổ nghe thầy giảng kinh, chỗ nào chưa hiểu thì Hỏi:: thầy giảng thêm Xin thầy cho đi thi để biết sức học của mình
® Chứng tỏ Nguyễn Hiền là một học trò rất tự tin.
- ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền được biểu hiện ra saoHỏi::
 + khi là một trạng nguyên  ® yêu cầu vua đón phải có đầy đủ lễ nghi thức, có võng loạng của trạng nguyên
Þ Qua đây chúng ta học tập được ở Nguyễn Hiền: Lòng ham học, tự tin, cú ý thức và lòng tự trọng.
c. Kết bài:
- Bày tỏ thái độ, đánh giá của bản thân
- Rút ra bài học cho bản thân
I/ Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* Điểm giống nhau:
- Đề bài nêu nên các sự việc hiện tượng, nhân vật tiêu biểu cần nghị luận.
- Nêu rõ yêu cầu cần làm.
® Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
II/ Cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
(SGK – 23
*) Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Kiểu đề: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
® Yêu cầu: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
- Tìm ý: 
 + Việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là đứa con ngoan; chịu khó giúp đỡ mẹ làm công việc đồng áng, công việc gia đình có tinh thần học Hỏi:: và có trí sáng tạo.
 + Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa, làm dấy lên phong trào học tập tốt, có những việc làm tốt đẹp, thiết thực giúp đỡ cha mẹ trong học sinh
 + Việc làm của Nghĩa là việc làm trong tầm tay, trong khả năng của những học sinh lớp 7, đó là việc làm hữu ích, tốt đẹp ® Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều nếu tất cả học sinh đều làm được như bạn Nghĩa.
*) Lập dàn bài:
- Dàn bài gồm 3 phần: 
 + MB:
 + TB: (SGK – 24)
 + KB:
*) Viết bài:
(SGK – 24)
*) Đọc lại bài viết và sửa chữa:
(SGK – 24)
c) Nhận xét:
Ghi nhớ:
(SGK – 21)
III/ Luyện tập:
Bài tập 1: Lập dàn ý cho nội dung đề 4 (SGK – 22)
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 TUAN 21 3 Cot.doc