I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Hiểu được nội dung của văn nghệ, sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống của con người.
- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua các tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
II. Phương tiện dạy học:
Tư liệu về tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Qua phân tich văn bản “Bàn về cách đọc sách” em rút ra được những kinh nghiệm gì khi đọc sách?
Ngày soạn: Ngày Giảng: Bài 19 Tiết 96 Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Hiểu được nội dung của văn nghệ, sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống của con người. - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua các tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. II. Phương tiện dạy học: Tư liệu về tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm III. Hoạt động dạy học: ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: ? Qua phân tich văn bản “Bàn về cách đọc sách” em rút ra được những kinh nghiệm gì khi đọc sách? Bài giảng: Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới. Công việc của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 2. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chung về tác giả và tác phẩm. HS đọc văn bản, thảo luận phần: bố cục văn bản. GV: Em hãy giới thiệu những nét khái quát về tác giả. HS căn cứ theo SGK để trả lời. GV giới thiệu thêm một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi. I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - tác phẩm * Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003). - Quê: Hà Nội - Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lý luận văn học. - Năm 1996, ông được nhận giả thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu xuất sắc. - Trước cách mạng, ông là thành viên của tổ chức Văn hoá cứu quốc. - Sau cách mạng: + Làm tổng thư ký hội Văn hoá cứu quốc. + Từ 1958 - 1989, ông là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. + 1995, ông là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. GV yêu cầu HS giới thiệu thêm về xuất xứ của văn bản. HS trình bày, nhận xét, bổ sung. * Tác phẩm: - Xuất xứ: "Tiếng nói của văn nghệ" viết năm 1948 - thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, in trong cuốn "Mấy vấn đề văn học", xuất bản năm 1956. GV yêu cầu HS tóm tắt những luận điểm chính của văn bản. - Tóm tắt: + Nội dung tiếng nói của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân người nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay (thời điểm sáng tác). + Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. GV: Dựa vào hệ thống tóm tắt luận điểm, em hãy chỉ ra bố cục của văn bản. HS thảo luận, đại diện trình bày. - Bố cục: 3 phần 1. Từ đầu đến "của tâm hồn": Nội dung của văn nghệ. 2. Tiếp đến "tiếng nói của tình cảm": Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người. 3. Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích (sách giáo khoa). 2. Đọc - tìm hiểu chú thích (SGK) Hoạt động 3. Tìm hiểu chi tiết văn bản GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản theo ba phần đã nêu trên. HS thảo luận câu hỏi 2 theo nhóm, sau đó cử đại diện trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì? II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Nội dung phản ánh của Văn nghệ - Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm tác giả, lời nhắn nhủ riêng tư...). - Nội dung của tác phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện con người như cuộc sống thực (đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sỹ đã gửi gắm chất chứa trong đó. Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. GV: Để làm sáng tỏ những luận điểm đó, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào? HS trả lời. - Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những vui buồn, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ.... Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc. - Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ. - Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc. - Tiếng nói của văn nghệ đã đem đến cho người đọc, người nghe những gì? HS thảo luận, trả lời. - Những nhận thức - Những rung cảm. "Mỗi tác phẩm như rọi .... của tâm hồn". - Mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ. Tóm lại: Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người. GV: Như vậy nội dung tiếng nói của văn nghệ có gì khác so với nội dung các môn khoa học xã hội khác (lịch sử, địa lý...)? - Từ đó em hiểu như thế nào về nội dung tiếng nói văn nghệ? - Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. HS đọc tiếp phần hai (trang 14). - Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? HS thảo luận câu 3 (SGK), đại diện nhóm trả lời. Gợi ý: Tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào? Tình huống cụ thể nào để lập luận? 2. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Ví dụ: Những người tù chính trị từ Sở Mật thám: + Bị ngăn cách với thế giới bên ngoài. + Bị tra tấn, đánh đập. + Không gian tối tăm, chật hẹp... Tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu nhiệm, một sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn. Hay những người sống trong lam lũ vất vả, u tối cả cuộc đời. Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày. - Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ. GV: Em có thể nhận xét như thế nào về những lý lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra để lập luận? HS nhận xét. - Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục - phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người: "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả trên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, nỗi buồn của chúng ta trong cuộc sống. IV. Củng cố: ? Văn nghệ có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người? ? Chúng ta cần làm gì để có thể phát huy tính tích cực của văn nghệ trong cuộc sống của con người? V. Dặn dò: HS về nhà học bài. Đọc và chuẩn bị phần tiếp theo của văn bản theo nội dung SGK.
Tài liệu đính kèm: