Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 107: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của la phôngten

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 107: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của la phôngten

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Hiểu tác dụng của bài nghị luận văn chương đã dùng.

- Biện pháp so sánh hai hiện tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phôngten với những dòng viết của nhà khoa học Buy- phông về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

II. Phương tiện dạy học.

SGK và các tư liệu về tác giả và tác phẩm liên quan đến bài học.

III. Hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Bước vào thế kỉ mới con người Việt Nam cần chuẩn bị hanh trang như thế nào?

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 107: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của la phôngten", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/2/2009
Ngày giảng: 11/2/2009
 Tiết 107
Bài 21
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn 
của La PhôngTen
(H. Ten)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Hiểu tác dụng của bài nghị luận văn chương đã dùng.
- Biện pháp so sánh hai hiện tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phôngten với những dòng viết của nhà khoa học Buy- phông về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
II. Phương tiện dạy học.
SGK và các tư liệu về tác giả và tác phẩm liên quan đến bài học.
III. Hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: 
? Bước vào thế kỉ mới con người Việt Nam cần chuẩn bị hanh trang như thế nào?
Bài mới:
Hoạt động 1: GV vào bài 
Công việc của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
HS đọc phần chú thích trong SGK về tác giả.
- Nêu những nét khái quát về tác giả?
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 
1. Tác giả
Hi-pô-lít Ten (H. Ten) (1828-1893)
- Là một triết gia - sử gia - nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
- Nêu xuất xứ của tác phẩm?
- Văn bản viết theo phương thức nào?
Phân biệt cho HS:
- Nghị luận xã hội.
- Nghị luận văn chương.
2. Tác phẩm
Công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông: La Phôngten và thơ ngụ ngôn của ông, 1853.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
GV đọc mẫu 1 đoạn, sau đó gọi HS đọc tiếp.
Chú ý phân biệt giọng đọc: Những đoạn nghị luận cần đọc rõ ràng, rành mạch, khúc triết; những đoạn thơ trích cần đọc giọng đọc của cừu non khác giọng đọc của chó sói.
3. Đọc, chú thích
- Đọc văn bản.
- Chú thích
(SGK)
 - Văn bản có bố cục mấy phần?
GV lưu ý HS: Đoạn trích thơ (phần đầu văn bản) không nằm ngoài mạch nghị luận.
Văn bản được chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến "tốt bụng thế"): Hình tượng con cừu trong bài thơ La Phôngten.
+ Phần 2 (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phôngten.
- Em hãy đối chiếu hai phần ấy để tìm ra điểm chung trong cách lập luận của tác giả.
Nhận xét: Trong cả hai phần, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về 2 con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông để đối chiếu so sánh.
GV yêu cầu HS tìm ý kiến của Buy-phông viết về 2 con vật ấy?
Con cừu: "Chính vì sự sợ hãi ấy ... chó bị xua đi".
Chó sói: "Chó sói bị thù ghét... chết rồi thì vô dụng".
- Cả 2 phần tác giả đều triển khai mạch nghị luận theo trật tự nào? 
Nghị luận theo trình tự 3 bước:
+ Dưới ngòi bút của La Phôngten
+ Dưới ngòi bút của Buy-phông
+ Dưới ngòi bút của La Phôngten
- Em hãy chỉ rõ trong văn bản?
Tác giả đã nhờ La Phôngten tham gia vào mạch nghị luận của ông, vì vậy bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản
HS đọc toàn bộ văn bản.
- Dưới con mắt của nhà khoa học, hai con vật đó hiện lên như thế nào? 
HS thảo luận.
Gợi ý:
- Buyphong viết về loài cừu như thế nào? 
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Chó sói và cừu dưới mắt nhà khoa học
Cừu: Vì sợ hãi mà hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường ... chúng nháo nhào co cụm lại sợ sệt lại còn hết sức đần độn vì không biết tránh nỗi nguy hiểm... muốn bắt chúng di chuyển... cần phải cần có một con đầu đàn... bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi. Tóm lại, đó là một loài vật nhút nhát, đần độn.
- Chó sói được Buy-phông miêu tả ra sao?
Chó sói: Thù ghét mọi sự kết bạn kết bè... Nhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để tấn công một con vật to lớn... Khi cuộc chiến đã xong xuôi chúng quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng. Tóm lại bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng... Nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng....
Tóm lại, dưới mắt nhà khoa học, chó sói là một con vật hung dữ, đáng ghét.
- Khi viết về loài cừu và chó sói, Buyphong căn cứ vào đâu? Viết như vậy có đúng hay không?
* Nhận xét:
Bằng cái nhìn chính xác của nhà khoa học để nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng.
- Không nhìn nhận từ góc độ tình cảm (Vì đặc trưng của khoa học là chính xác, chân thực, cụ thể).
- Vì sao Buy-phông lại không nói đến sự thân thương của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài chó sói?
- Không nói đến sự thân thương của loài Cừu vì không chỉ loài vật này có "tình cảm mẫu tử thân thương".
- Không nhắc đến sự bất hạnh của loài chó sói vì: Đấy không phải đặc trưng cơ bản của nó mọi nơi mọi lúc.
HS đọc bài thơ của La Phông ten, sau đó thảo luận câu hỏi 3 trong SGK.
2. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phôngten
- Để xây dựng hình ảnh con cừu trong thơ ngụ ngôn, La Phôngten đã làm như thế nào? 
a) Hình tượng cừu trong thơ La Phôngten
- Tác giả đã đặt chú cừu non bé bỏng vào hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chú sói trên dòng suối.
- Dựa vào nét tính cách đặc trưng của loài cừu: nhút nhát.
- Nhận xét về cách lựa chọn đối tượng của La Phôngten và cách khắc hoạ tính cách.
HS nhận xét.
Khắc hoạ tính cách qua:
- Thái độ
- Ngôn từ
- Đặc điểm vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, không hại ai.
- Tìm chi tiết minh hoạ?
Gặp chó sói:
- Cừu gọi: "bệ hạ", xưng "kẻ hèn này".
- Ra sức thanh minh cho mình chứng tỏ vô tội:
+ Không uống nước ở dòng suối.
+ Không nói xấu sói vì chưa ra đời.
+ Không có anh em 
Thế nhưng cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt.
- Qua cuộc đối thoại với chó sói em cảm nhận được gì về cừu non?
ý thức là kẻ yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút nhát.
- Nhờ đâu mà La Phôngten viết được như vậy?
- Cách miêu tả của La Phôngten và cách miêu tả của Buy-phông về loài cừu có gì khác nhau?
HS trả lời, nhận xét.
- La Phôngten viết về loài cừu sinh động như vậy là nhờ có trí tưởng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật.
- Là cách sáng tác phù hợp với đặc điểm của chuyện ngụ ngôn - nhân hoá con cừu non là có suy nghĩ, nói năng, hành động giống con người, khác với cách viết của Buy-phông. 
IV. Củng cố:
? Em có nhận xét gì về câu cuối trong văn bản?
? Biện pháp lập luận chủ yếu của tác giả là gì?
V. Dặn dò:
 - HS về nhà học bài.
 - Chuẩn bị phần tiếp theo hướng dẫn trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 107.doc