Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 96: Tiếng nói của văn nghệ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 96: Tiếng nói của văn nghệ

TÊN BÀI: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ.

 - Nguyễn Đình Thi -

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS:

 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

 - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 2. Kỹ năng: Vận dụng tốt vào bài làm văn nghị luận.

 3. Thái độ: Yêu thích tiếng mẹ đẻ, trân trọng những tác thẩm văn học có giá trị.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đọc, phân tích.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

 1. Giáo viên: Chân dung nhà văn Nguyễn Đình Thi.

 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: Lớp 9 TS: 23 V:

 2. Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm ).

 3. Nội dung bài mới:

 a. Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Thi bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng. Ông không chỉ sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc mà còn là cây bút lí luận phê bình có tiếng. Tiếng nói của văn nghệ được thể hiện qua những cảm nhận sâu sắc, chân thành của một trái tim nghệ sĩ. Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 96: Tiếng nói của văn nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 96 Ngày soạn
TÊN BÀI: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ.
 - Nguyễn Đình Thi -
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Giúp HS:
 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
 - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
 2. Kỹ năng: Vận dụng tốt vào bài làm văn nghị luận.
 3. Thái độ: Yêu thích tiếng mẹ đẻ, trân trọng những tác thẩm văn học có giá trị.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đọc, phân tích.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 1. Giáo viên: Chân dung nhà văn Nguyễn Đình Thi.
 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: Lớp 9 TS: 23 V:
 2. Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm ).
 3. Nội dung bài mới:
 a. Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Thi bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng. Ông không chỉ sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc mà còn là cây bút lí luận phê bình có tiếng. Tiếng nói của văn nghệ được thể hiện qua những cảm nhận sâu sắc, chân thành của một trái tim nghệ sĩ. Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
 b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Gọi 1 học sinh đọc phần chú thích về tác giả và tác phẩm ở sách giáo khoa.
GV: Em hãy nêu một vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi?
HS: Dựa vào văn bản trả lời. 
GV: Nhận xét, bổ sung -> chốt:
 Nguyễn Đình Thi bước vào con đường sáng tác, hoạt động văn nghê từ trước CM. Ông là một con người tài hoa với các sáng tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau:thơ, văn, nhạc, kịch,
GV: Tiếng nói của văn nghệ được sáng tác vào năm nào?
HS: Dựa vào văn bản trả lời. 
GV: Nói thêm về tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của nó.
Tiếng nói văn nghệ có nội dung lí luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của trái tim người nghệ sĩ.Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến, chúng ta đang xây dựng nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Bởi vậy, nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ thường được tác giả gắn với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất. 
GV: Hướng dẫn HS đọc rõ ràng, mạch lạc, dõng dạc.
HS: Đọc văn bản.
GV: Nhận xét.
GV: Kiểm tra một số chú thích: bác ái, luân lí, triết học, nhà pha.
GV: Văn bản chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
HS: Phương thức nghị luận.
GV: Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV kết luận: Hệ thống luận điểm của bài nghị luận gồm:
 - Nội dung của văn nghệ:
+ nhận thức mới mẻ.
+ tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ.
+ tâm hồn.
- Văn nghệ cần thiết đối với đời sống con người.
- Văn nghệ có khả năng cảm hóa con người.
GV: Hãy nhận xét về bố cục của bài nghị luận?
HS: Bố cục chặt chẽ, lôgic giữa các phần.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
 GV chuyển: Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa người nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người
được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. 
GV: Vậy nội dung phản ánh, thể hiện cuả văn nghệ là gì? 
HS: Suy nghĩ trả lời. 
GV nhận xét:
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, chụp ảnh “ nguyên xi” thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, người nghệ sĩ còn gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình.
- Tác phẩm văn nghệ không phải là những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét của người nghệ sĩ
- Nội dung văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó được phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, bạn đọc. 
I.Tìm hiểu chung: 
1.Tác giả:
 - Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003).
- Quê: Hà Nội.
- Là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc.
- Sau CM làm Tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc.
- Đại biểu quốc hội khóa đầu tiên.
- Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. 
 - Hoạt động văn nghệ đa dạng: thơ, văn, nhạc, kịch,
- 1996 nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2.Tác phẩm: 
- Tiếng nói của văn nghệ sáng tác năm 1948.
- In trong cuốn Mấy vấn đề văn học.
3. Đọc – chú thích:
a. Đọc: 
b. Chú thích:
4. Tóm tắt hệ thống luận điểm: 
- Nội dung của văn nghệ:
+ nhận thức mới mẻ.
+ tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ.
+ tâm hồn.
- Văn nghệ cần thiết đối với đời sống con người.
- Văn nghệ có khả năng cảm hóa con người.
II. Phân tích:
1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: 
- Chất liệu: đời sống thực tại khách quan.
+ nhìn nhận.
+ sáng tạo.
+ hình tượng hóa.
- Thể hiện niềm say mê của người nghệ sĩ.
- Rung cảm và nhận thức của người tiếp nhận. 
4. Củng cố: 
 GV: Củng cố lại kiến thức của bài học
 GV: Nhan đề của bài tiểu luận có ý nghĩa gì?
5. Dặn dò: 
Về nhà: Học thuộc bài cũ. 
 Đọc lại văn bản và nắm nội dung chuẩn bị tiết sau tiếp tục phân tích.
 Tìm dẫn chứng các tác phẩm văn nghệ, các mẫu chuyện cụ thể.
 —–—–&—–—–—

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 96 tieng noi cua van nghe tiet 1.doc