Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 98: Các thành phần biệt lập

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 98: Các thành phần biệt lập

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh

- Nhận biết hai thành phần biệt lập : tình thái và cảm thán.

- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.

- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Giáo án, tài liệu , phấn màu, bảng phụ.

- HS : Soạn theo yêu cầu của bài, bảng phụ.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 98: Các thành phần biệt lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
TIẾT 98 : 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
- Nhận biết hai thành phần biệt lập : tình thái và cảm thán.
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Giáo án, tài liệu , phấn màu, bảng phụ.
- HS : Soạn theo yêu cầu của bài, bảng phụ.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
H Đ CỦAGV
H Đ CỦAHS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1 : Khởi động.
* Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ?
- Xác định khởi ngữ trong câu : Đối với tôi, bạn ấy luôn là người bạn tốt.
* Giới thiệu bài mới :
Trong một câu, có những bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câu ( CN, VN, TrN, BN), có những bộ phận chỉ nêu thái độ người nói, người nghe hoặc với sự việc nói đến trong câu đó là TP biệt lập. Bài học hôm nay có 2 nội dung :
+ Đặc điểm TP tình thái.
+ Đặc điểm TP cảm thán.
HĐ2 :Hình thành kiến thức.
1. Tìm hiểu thành phần tình thái.
- Các từ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận điều gì của người nói đối với sự việc trong câu?
- Từ chắc, có lẽ thể hiện thái độ như thế nào ?
- Nếu không có những từ ngữ in đậm trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác không? 
Vì sao?
- Kể thêm một số từ chỉ tình thái ?
- Thành phần tình thái là gì?
* GV chốt lại kiến thức và làm BT nhanh ở bảng phụ, sau đó chuyển ý sang phần2
2. Tìm hiểu thành phần cảm thán.
- Gọi 1 HS đọc vd 
- Các từ in đậm trong 2 ví dụ có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
- Các từ in đậm dùng để làm gì?
- Nhờ những từ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc “trời ơi”?
- Thành phần cảm thán có đặc điểm gì ?
- Kể thêm những từ chỉ cảm thán ?
- BT nhanh ở bảng phụ.
* Tóm lại :
- TP tình thái và thành phần cảm thán được gọi là TP gì trong câu ?
HĐ3 : LUYỆN TẬP
BT1/ Gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu.
- Chốt lai kiến thức ở bt – ghi bài
BT2/ Gợi ý HS làm tại chỗ sau đó cho học sinh lên bảng trình bày bảng phụ.
BT3/ Xác định yêu cầu, giải thích theo cánh hiểu của mình ( hs trình bày bảng phụ).
- GV chọn cách giải thích hợp lí nhất -> chốt ý lại.
- Đọc VD sgk/18
-> Có lẽ, chắc: là nhận định (thái độ) của người nói đối với sự việc nói trong câu.
+ chắc: thái độ tin cậy cao
+ có lẽ: thái độ tin cậy thấp
- Nếu không có những từ ngữ in đậm trên thì nghĩa sụ việc của câu chứa chúng không thay đổi.
* 2 HS đọc ghi nhớ (1) sgk/18
- VD : sgk/18
- Trả lời độc lập : ồ, trời ơi : không chỉ sự vật, sự việc trong câu.
+ ồ: cảm xúc sung sướng
+ trời ơi: cảm xúc tiếc rẻ
- Nhờ nhũng từ ngữ đứng phía sau chỉ sự vật sự việc.
- Dựa vào ghi nhớ (2) sgk/18
- HS trả lời theo ghi nhớ (3) sgk/18
- 2 HS đọc ghi nhớ
- HS đọc và xác định yêu cầu
- Làm bài vào giấy nháp, nhận xét, sửa chữa, bổ sung
- Thời gian 1 phút, xung phong lên bảng sắp xếp theo y/c ( thứ tự tăng dần độ tin cậy)
- Mỗi em trình bày 1 ý kiến, nhận xét, bổ sung.
II/ THÀNH PHẦN TÌNH THÁI.
* Ví dụ : sgk/18
- Có lẽ, chắc: là nhận định (thái độ) của người nói đối với sự việc nói trong câu.
+ chắc: thái độ tin cậy cao
+ có lẽ: thái độ tin cậy thấp
II/ THÀNH PHẦN CẢM THÁN.
* Ví dụ : sgk/18
- ồ, trời ơi : không chỉ sự vật, sự việc trong câu.
+ ồ: cảm xúc sung sướng
+ trời ơi: cảm xúc tiếc rẻ
* GHI NHỚ : sgk/18
BT1/ Tìm các TP tình thái và cảm thán.
a/có lẽ à thành phần tình thái
b/chao ôi à thành phần cảm thán
c/hình như àthành phần tình thái
d/chả nhẽ àthành phần tình thái
BT2/ Sắp xếp từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy:
Dường như - hình như - có vẻ như – có lẽ - chắc là – chắc hẳn – chắc chắn.
BT3/Giải thích:
-chắc chắn: thái dộ tin cậy cao
-hình như: thái dộ tin cậy thấp
- Tác giả chọn chắc vì tình cảm diễn ra như vậy.
HĐ4 : 
* Củng cố :
- Sau khi học xong bài này, em rút ra kiến thức gì cho mình ?
- Xác định TP biệt lập trong những câu sau và cho biết đó là TP gì ?
 Chao ôi ! Giá anh được ăn bát chè kia ! Biết đâu anh đã chẳng mát lòng mát ruột mà sống được.
 (Nam Cao)
* Hướng dẫn về nhà.
- Bài vừa học :
+ Làm BT 4 sgk/19
+ Hoc thuộc ghi nhớ
Chuaån bò baøi môùi: “ Nghò luaän veà moät söï vieäc, hieän töôïng ñôøi soáng”.
 + Ñoïc vaên baûn “ Bệnh lệ mề”, tìm boá cuïc cuûa vaên baûn.
 + Tìm hieåu, suy nghó vaø traû lôøi 4 caùc caâu hoûisgk/20,21.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 98.doc