Tiết: 99 NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Ngày soạn:17/01/2010
Ngày dạy: 19/01/2010
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và xây dựng bố cục một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức đúng đắn khi nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoai, phân tích, thảo luận, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm ví dụ thực tế.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’
II. Bài cũ: (3’)
? Thế nào là luận điểm, luận cứ, luận chứng?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.
TUẦN 22 Tiết: 99 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Ngày soạn:17/01/2010 Ngày dạy: 19/01/2010 A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và xây dựng bố cục một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức đúng đắn khi nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoai, phân tích, thảo luận, thực hành. C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Soạn bài 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm ví dụ thực tế. D. TIẾN TRÌNH: I. Ổn định: (1’ II. Bài cũ: (3’) ? Thế nào là luận điểm, luận cứ, luận chứng? III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới. 2.Triển khai: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (30’) Hướng dẫn tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. * HS đọc văn bản: “Bệnh lề mề”. ? Văn bản nêu ra vấn đề gì để nghị luận? ? Để bàn bạc vấn đề này, tác giả đưa ra những luận điểm cơ bản nào? ? Phân tích các luận điểm trên? * HS thảo luận. * GV gợi ý: ? Hiện tượng đó có những biểu hiện như thế nào? ? Có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó? ? Bệnh lề mề có những tác hại gì? ? Cách khắc phục hiện tượng đó như thế nào? * HS cử đại diện trình bày. * GV nhận xét. ? Em hãy nhân xét bố cục của bài viết? ? Mở bài có nêu được hiện tượng cần bàn bạc không? ? Thân bài làm nổi bật vấn đề như thế nào? ? Kết bài như thế nào? ? Bài viết lập luận theo cách phân tích hay tổng hợp? ? Qua việc phân tích văn bản :Bệnh lề mề, em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? ? Yêu cầu nội dung của bài nghị luận? ? Yêu cầu mặt hình thức của bài nghị luận? * HS trả lời. * GV nhận xét, chốt ghi nhớ, cho HS đọc. I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 1. Ví dụ: - Vấn đề: bệnh lề mề * Luận điểm: - Luận điểm 1: Biểu hiện của bệnh lề mề - Luận điểm 2: Nguyên nhân - Luận điểm 3: Tác hại - Luận điểm 4: Làm gì để chống lại bệnh lề mề. * Bố cục: hợp lí, chặt chẽ: - Mở bài (luận điểm xuất phát): Nêu sự việc, hiện tượng cần bàn luận là bệnh lề mề. - Thân bài (luận điểm khai triển): Nêu biểu hiện cụ thể, nguyên nhân, tác hại của bệnh lề mề -> phân tích các mặt của vấn đề rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, dễ hiểu. - Kết bài (luận điểm kết thúc): Bày tỏ thái độ, ý kiến, gợi nhiều suy nghĩ về bệnh lề mề. * Bài viết theo cách lập luận phân tích. 2. Ghi nhớ: SGK trang 21 Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn luyện tập. * Thảo luận: ? Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của bạn, trong nhà trường và ngoài xã hội? ? Sự việc nào đáng viết bài, sự việc nào không đáng viết? * HS thảo luận (3 phút), cử đại diện trình bày. * GV nhận xét, bổ sung. * HS đọc bài tập 2 và trả lời câu hỏi: ? Đấy có phải là hiện tượng đáng viết bài nghị luận không? Vì sao? * HS trả lời. * GV nhận xét, bổ sung. II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Giúp bạn học tốt - Giúp người già cô đơn trong xóm... -HS nghèo vượt khó học giỏi 2. Bài tập 2: - Hiện tượng hút thuốc lá đáng viết bài nghị luận, vì: + nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ và nòi giống. + Vấn đề bảo vệ môi trường. + Tổn thất về kinh tế. -Nêu hiện tượng hút thuốc lá ở thanh niên hiện nay -Nguyên nhân và tác hại của việc hút thuốc lá -Ý kiến đề xuất IV. Củngcố: (2’) Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này? V. Dặn dò: (2’) - Học thuộc lòng ghi nhớ. - Hoàn thiện các bài tập SGK. - Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về mộ sự việc, hiện tượng đời sống + Đọc kĩ SGK và trả lời câu hỏi, tìm thêm các đề bài tương tự; các bước làm một bài văn nghị luận. E.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: