Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường T.T.C.S Bùi La Nhân

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường T.T.C.S Bùi La Nhân

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK Ngữ văn 9t1, giáo án. Bảng phụ, phiếu học tập, những mẩu chuyện về Bác.

 - HS: SGK Ngữ văn 9t1. Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác. Vở soạn.

C. KIỂM TRA BÀI CŨ.

 ? Thế nào là văn bản nhật dụng ?

 ? Kể tên một số văn bản nhật dụng đã học.

 

doc 179 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường T.T.C.S Bùi La Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
01
phong cách hồ chí minh
(Lê Anh Trà)
Ngày soạn: 23/8/2008
A. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS:
	- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: SGK Ngữ văn 9t1, giáo án. Bảng phụ, phiếu học tập, những mẩu chuyện về Bác.
	- HS: SGK Ngữ văn 9t1. Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác. Vở soạn.
C.	Kiểm tra bài cũ.
 ? Thế nào là văn bản nhật dụng ?
	? Kể tên một số văn bản nhật dụng đã học.
d. hoạt động dạy học:
GV giới thiệu bài.
 Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
	" Phong cách Hồ Chí Minh" thuộc chủ đề về sự hội nhập thế giới và bảo vệ giữ gìn, bản sắc văn hoá dân tộc. Không chỉ mang ý nghĩa cập nhật, mà còn có ý nghĩa lâu dài. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc-hiểu chung văn bản.
- GV: Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc tiếp.
- HS: Hai HS đọc, cả lớp theo dõi.
? Nêu xuất xứ của văn bản.
- HS: Dựa vào SGK để nêu được xuất xứ của văn bản.
- GV: Nêu những từ ngữ khó rồi hướng dẫn HS giải nghĩa từng chú thích.
- HS: Giải nghĩa được những từ ngữ khó.
? Theo em, văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" được viết với mục đích gì?
? Theo em, phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
(HS chọn 1 đáp án đúng trong 4 đáp án sau) : A, Biểu cảm ; B, Miêu tả ; C, Thuyết minh ; D, Nghị luận.
? Em hãy nêu bố cục của văn bản?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- GV: Gọi HS đọc bài
-> HS: Đọc phần 1.
? Con đường nào đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với tri thức văn hoá của nhân loại?
? Tìm chi tiết cho thấy vốn tri thức văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng.
-> HS chỉ ra: “ Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào .như Chủ tịch Hồ Chí Minh.”
? Để có vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác đã làm gì?
? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh? 
- HS: Thảo luận trả lời.
? Những ảnh hưởng quốc tế cùng với văn hoá dân tộc đã tạo nên ở Hồ Chí Minh một nhân cách như thế nào?
I. Đọc-hiểu chung văn bản.
1. Đọc văn bản. 
2. Tìm hiểu chú thích.
- Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ.
- Phương thức thuyết minh.
3. Bố cục: Hai phần
- Từ đầu... rất hiện đại: Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Còn lại: Nét đẹp trong lối sống của Người.
II. Đọc-hiểu chi tiết văn bản.
1). Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Trong c/đ hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả, Hồ Chí Minh đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây. 
=> Người có vốn hiểu biết rất sâu rộng về tri thức văn hoá nhân loại (châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ ).
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ .
+ Học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán.
+ Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề.
- Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài:
 + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 + Tiếp thu mọi vẻ đẹp và cái hay, đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực.
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
=> Một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
E. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Nắm nội dung chính tiết 1.
	- Nghiên cứu phần còn lại.
Tiết
02
 phong cách hồ chí minh
 (tiếp theo) - Lê Anh Trà-
Ngày soạn: 23/8/2008
A. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS:
	- Tiếp tục thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
	- Tiếp tục giáo dục cho HS lòng kính yêu, tự hào về Bác; HS có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Bảng phụ, phiếu học tập, những mẩu chuyện về Bác.
	- HS: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác.
C.	 kiểm tra bài cũ.
	? Nhắc lại bố cục của văn bản. Nội dung của từng phần.
 ? Em hiểu từ “phong cách” trong “phong cách Hồ Chí Minh” có nghĩa là gì?
d. hoạt động dạy học:
GV giới thiệu bài: Củng cố lại nội dung tiết trước và dẫn dắt HS vào nội dung tiếp theo.
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: Gọi HS đọc bài
- HS: Đọc phần còn lại.
?Nét đẹp trong lối sống của Bác được tác giả đề cập đến trên những phương diện nào? chi tiết nào?
 (Gợi ý: Nơi ở, trang phục, ăn uống, tài sản...)
-> GV cho HS liên hệ một số câu chuyện về Bác nói về những khía cạnh trên mà các em biết.
? Qua đó,em có nhận xét ntn về lối sống của một vị chủ tịch nước như Bác Hố?
? Hãy nhận xét cách thuyết minh của tác giả trên các phương diện:
	- Ngôn ngữ.
	- Phương thức lập luận.
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- HS: Thảo luận - trả lời.
- GV: Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến các bậc hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trải, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
? Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
? Nêu ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
- GV: hiện nay cả nước đang tổ chức cuộc thi: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
? Nêu những biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
Ii. Đọc-hiểu chi tiết văn bản .
2) Nét đẹp trong lối sống của Người.
- Nơi ở: Nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh ao như cảnh làng quê quen thuộc: "vẻn vẹn có vài phòng dùng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ"...
- Trang phục: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
- Tài sản: chiếc vali con, vài vật kỷ niệm...
=> Lối sống rất giản dị-thanh cao.
*Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ: giản dị, với những từ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, vẻn vẹn...).
- Phương thức: chứng minh ( liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác).
* Sống giản dị đạm bạc như bậc hiền triết ngày xưa.
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
=> Đây là một cách sống có văn hoá, đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ "cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên,thanh cao". 
=>Là vẻ đẹp vốn có tự nhiên, gần gũi không xa lạ với mọi người; ai cũng đều có thể học tập.
->(Hoà nhập với thế giới và khu vực nhưng luôn bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc).
III. Tổng kết.
- Kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên: "có thể nói.... Hồ Chí Minh", " Quả như một câu chuyện... trong cổ tích".
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập: vĩ đại mà giản dị, gần gũi; am hiểu nhiều nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
- So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt.
E. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Đọc bài: Hồ Chí Minh: niềm hy vọng lớn nhất.
	- HS kể một số mẫu chuyện về Bác Hồ mà mình đã sưu tầm được.
	- Soạn bài mới: Các phương châm hội thoại.
Tiết
03
Các phương châm hội thoại
Ngày soạn: 27/8/2008
A. Mục tiêu cần đạt. 	
Giúp HS:
	- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
	- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: SGK Ngữ văn 9t1, giáo án, bảng phụ, phiếu trắc nghiệm.
	- HS: SGK nghữ văn 9t1, đọc, trả lời các câu hỏi SGK, vở soạn.
C. kiểm tra bài cũ.
	? Thế nào là hội thoại?
 d. Hoạt động dạy học.
	GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: treo bảng phụ ghi đoạn đối thoại SGK.
- GV: gọi 2 HS đọc phân vai.
? Khi An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Vì sao?
- Gợi ý: Bơi nghĩa là gì? Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Vậy theo em điều mà An muốn biết là gì?
? Câu trả lời như thế có thể coi là một câu nói bình thường không? Vì sao?
? Qua đó, chúng ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
- Gợi ý: Ghi nhớ 1- SGK
- GV: Gọi HS đọc truyện cười: "Lợn cưới áo mới".
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra cần hỏi và trả lời như thế nào?
? Qua câu chuyện, ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
? Để đảm bảo phương châm về lượng, trong giao tiếp cần tuân thủ những yêu cầu gì?
- GV gọi HS đọc truyện: "Quả bí khổng lồ"
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- GV nêu ra một số tình huống:
* Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì có nên thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? Vì sao?
* Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì có nên nói với thầy (cô giáo) là bạn ấy bị ốm không?
? Nếu gặp trường hợp như vậy, chúng ta phải nói như thế nào?
? Qua 2 tình huống trên, em rút ra được bài học gì?
? Để đảm bảo phương châm về chất, cần tuân thủ những yêu cầu gì?
- HS: Đọc ghi nhớ.
Bài tập1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi câu.
*Lưu ý: Có một vài trường hợp đồng nghĩa lại đợc chấp nhận:
- Cây cổ thụ: (thụ = cây)
- Anh trai, chị gái: ( anh = trai; chị = gái) => Quan hệ ruột thịt.
- Thấy bạn đang đọc sách, ăn cơm nhưng ta vẫn hỏi: 	Đọc sách đấy à?
 	Ăn cơm đấy à?
=>Dạng câu hỏi này dùng để chào.
Bài tập 2. Điền vào chỗ trống:
Bài tập 3. Gọi HS đọc truyện cười
Bài tập 4. Vì sao đôi khi người nói phải dùng cách nói như vậy?
Bài tập 5. Giải nghĩa các thành ngữ sau:
- Ăn đơm nói đặt.
- Ăn ốc nói mò
- Ăn không nói có
- Cãi chày cãi cối
* GV nêu một số thành ngữ cho HS giải nghĩa:
- Khua môi múa mép
- Nói dơi nói chuột
- Hứa hươu hứa vượn
- GV: Đây là điều tối kị trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vì một yêu cầu khác cao hơn thì phương châm về chất có thể không được tuân thủ (Bí mật quốc gia, mục đích nhân đạo...)
Ví dụ: - Đối với kẻ địch, không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai hết mọi bí mật của đơn vị. 
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh nan y, thầy thuốc không nên nói sự thật về bệnh tật cho họ. Để những ngày sống cuối đời của họ thật vui vẻ. => Vì mục đích nhân đạo, tình nhân ái giữa con người...
I. Phương châm về lượng.
1. Ví dụ
- HS đọc ví dụ
- Câu trả lời không mang đầy đủ nội dung, vì trong nghĩa của " bơi" đã có " ở dưới nước".
- HS nghe
- Một địa điểm cụ thể nào đó như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển...
- Không bình thường, vì trong giao tiếp, mỗi câu được nói ra bao giờ cũng chuyển tải một nội dung nào đó.
=> Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng với yêu cầu của giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
- HS đọc.
- Phê phán tính khoe khoang.
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những  ... g hành động đó của bé Thu.
? Lí giải và nhận xét ntn về sự ương bướng đó của bé Thu. 
- HS lí giải, nhận xét -> GV giảng thêm:
 +Trong h/c trắc trở của chiến tranh, bé Thu
còn quá nhỏ để hiểu được những tình thế
khắc nghiệt, éo le của đ/s,nó không tin
ông Sáu là cha nó vì trên mặt ông có thêm
vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết.
? Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ điều gì ở em ( cá tính? Tình cảm đối với ba?) 
? Khi nhận ra ba, tâm lí bé Thu như thế nào? Em đã có những hành động như thế nào đối với ba.
? Những hành động đó nói lên t/c của em đối với ba ntn.
? Cảm nghĩ của em trước cảnh cha con ông Sáu phải chia tay ntn.
? Qua diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện, cho thấy tác giả là một con người ntn.
- GV yêu cầu HS tìm những chi tiết (trong phần sau của truyện) thể hiện t/c của ông Sáu đối với con. 
? Vì sao chiếc lược ngà lại trở thành một vật quý giá và thiêng liêng đối với ông Sáu.
? Nêu cảm nghĩ về t/c của ông Sáu đối với đứa con.
? Qua câu chuyện, em cảm nhận được những gì.
 + Tình cảm cha con thắm thiết.
 + Những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
- GV cho HS nhận xét :
? Nghệ thuật trần thuật của truyện có gì đáng chú ý.
? Tác dụng của việc lựa chọn vai kể.
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS tổg kết bài.
? Nêu những giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện.
? Nêu chủ đề của truyện.
? Qua chủ đề đó, tác giả muốn khẳng định, ca gợi điều gì.
- GV tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật dựa theo phần Ghi nhớ (SGK).
- Gọi 1-2 HS đọc to nội dung phần Ghi nhớ.
 Hoạt động 5. Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV hdẫn HS làm Bài tập 1 tại lớp. Chú ý lí giải thái độ và hành động của bé Thu thực ra là xuất phất từ sự nhất quán trong suy nghĩ và tính cánh của em.
- GV hdẫn HS làm Bài tập 2( ở nhà): Nếu chọn vai kể là bé Thu thì nên dùng lối hồi tưởng (sau nhiều năm, khi đã lớn lên, Thu hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ cuối cùng với người cha).
II. đọc - Hiểu chi tiết văn bản:
1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà.
a. Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha.
- Ông Sáu: vui mừng, vồ vập >< bé Thu: tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách. 
 + Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên
 + Chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha.
 + Nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi.
 + Hất cái trứng cá mà ông gắp cho.
 + Khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ về nhà ngoại, cố ý khua dây cột thuyền kêu rổn rảng thật to.
-> Hành động ương bướng- không đáng trách. 
- Bé Thu không nhận ra cha vì:
 Cha không giống trong tấm hình chụp chung với mẹ.
-> phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên.
=> Cá tính mạnh mẽ, t/c sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. 
b. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ông Sáu là cha.
- Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”, tiếng kêu như tiếng xé.
- Vừa kêu vừa chạy xô tới ôm chặt lấy cổ ba.
- Hôn ba cùng khắp: tóc, cổ, vai, vết thẹo dài trên má.
- Hai tay xiết chặt cổ, dang cả hai chân ôm chặt lấy ba, đôi vai run run.
-> Tình yêu và nỗi nhớ cha bị dồn nến bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.
=> Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả sing động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những t/c trẻ thơ.
2. Tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu.
- Tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà. Đặc biệt là ở phần sau của truyện: khi ông ở khu căn cứ:
+ Ông day dứt, ân hận vì đã đánh con
+ Nhớ lời dặn của con: “ Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”.
+ Khi kiếm được khúc ngà, ông vô cùng sung sướng.
+ Giành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược
+ Khắc một hàng chữ nhỏ trên sống lưng lược mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
+ Chiếc lược ngà thành một vật quý giá thiêng liêng đối với ông:
 . Nó làm dịu đi nỗi ân hận.
 . Chứa đựng bao nhiêu t/c yêu mến, nhớ thương mông đợi của người cha với đứa con xa cách.
 + Ông chưa kịp trao chiếc lược ngà cho con gái thì ông đã hy sinh.
=> Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu, những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình.
3 . Nghệ thuật trần thuật của truyện.
- Xây dựng một cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí ()
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
Người kể chuyện là người bạn thân của ông Sáu.
- Cách chọn vai kể như vậy có ưu điểm:
+ Chứng kiến khách quan.
+ Bảy tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật.
+ ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.
+ Câu truyện trở nên đáng tin cậy.
III. tỏng kết.
1.Nghệ thuật.
- Tình huống bất ngờ mà tự nhiên hợp lý.
- Miêu tả sinh động, hấp dẫn tâm lý và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em.
- Ngôi kể phù hợp.
2. Nội dung.
- Truyện chiếc lược ngà đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. 
- Qua đó, tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm của cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.
=> Ghi nhớ (SGK).
IV. Luyện tập.
Bài tập 1. 
Lí giải thái độ và hành động của bé Thu thực ra là xuất phất từ sự nhất quán trong suy nghĩ và tính cánh của em.
e. dặn dò.
	- Đọc lại văn bản: Nắm chắc nội dung, nghệ thuật.
	- Học thuộc ghi nhớ - SGK.
	- Làm Bài tập 2 phần Luyện tập.
	- Soạn bài: Ôn tập Tiếng Việt.
Tiết
73
Ôn tập phần Tiếng Việt 
Ngày soạn: 13/12/2008
Ngày dạy: 15/12/2008
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh.
	- Nắm vững các nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kì I.
	- Các phương châm hội thoại.
	- Xưng hô trong hội thoại .
	- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
B. Chuẩn bị:
	- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
	- Giáo án.
	- Bảng phụ.
c. kiểm tra bài cũ.
	- GV kiểm tra bài soạn của HS. Kết hợp kiểm tra trong dạy học bài mới.
 D. Hoạt động dạy học. 	
 - GV giới thiệu mục tiêu giờ ôn tập.
	I. Các phương châm hội thoại:
	- GV kẻ bảng HS điền vào 
Các phương châm hội thoại
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về quan hệ
Phương châm cách thức
Phương châm lịch sự
KN: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa
KN: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có.
KN: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
KN: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn , rành mạch , tránh nói mơ hồ.
KN: Khi giao tiếp cần nói tế nhị và tôn trọng người khác .
VD: 	HS nêu
VD: 	HS nêu
VD: 	HS nêu
VD: 	HS nêu
VD:	HS nêu
	- GV treo bảng phụ 
	- HS đối chiếu .
	- HS làm tốt - GV ghi điểm.
	II. Xưng hô trong hội thoại :
? Em hãy tìm các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt?
? Nêu cách dùng chúng?
? Tại sao trong Tiếng Việt phải “xưng khiêm”, “ hô tôn”?
? Cho ví dụ minh hoạ?
- HS lấy ví dụ .
? Vì sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
- HS thảo luận.
- HS khá trình bày.
- GV liên hệ thêm:
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
1. Các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và cách dùng chúng:
- Tôi, tao, tớ mình  Ngôi thứ nhất.
- Mày, mi, chúng mày  Ngôi thứ hai.
- Nó, hắn, chúng nó  Ngôi thứ ba.
2. “ Xưng khiêm”, “ hô tôn” trong Tiếng Việt:
- Nghĩa là ăn nói một cách khiêm tốn, lễ phép, biết tôn trọng, kính trọng người đang giao tiếp với mình.
- Biết xưng khiêm, hô tôn là biết tuân thủ phương châm quan hệ, phương châm lịch sự.
	III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
	1. Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
	2. Đọc lại đoạn trích ở SGK:
 	- HS đọc.
	- Cả lớp theo dõi.
	- GV chia lớp thành 2 nhóm .
	Nhóm 1: Chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp.
	Nhóm 2: Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.
 	- Các nhóm thảo luận, thư kí ghi lên phiếu học tập.
	- Đại diện nhòm trình bày.
	- GV nhận xét.
E. dặn dò: 2 Tiết sau kiểm tra: 1 tiết TV, 1 tiết Văn.
	- Ôn tập thật kĩ kiến thức Tiếng Việt từ đầu năm lại nay để chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
	- Ôn tập phần văn học hiện đại:
 + Thơ là phải học thuộc.
 + Truyện là phải tóm tắt, nắm các đặc điểm cơ bản của nhân vật chính.
	 + Nắm chắc hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm đã học.
Tiết
74
Kiểm tra tiếng việt
Ngày soạn: 14/12/2007
Ngày dạy: 15/12/2007
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS: 
	- Khắc sâu những kiến thức cơ bản về phần Tiếng Việt đã học.
	- Qua bài kiểm tra, đánh giá trình độ của HS về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Ra đề, in ấn	
	- HS: Ôn tập phần Tiếng Việt.
C. hoạt động trên lớp:
1. ổn định: 	KT sĩ số HS.
2. Bài mới:	GV phát đề cho HS.
II. Đáp án và biểu điểm:
Phần I. Trắc nghiệm: Mổi câu đúng cho 0,5 điểm.
Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: A Câu 4: B.
Phần II : Bài tập:
Câu 1: Phương châm quan hệ không được tuân thủ vì thầy giáo hỏi về kiến thức Vật Lí về" Sóng" mà học sinh lại trả lời tên một bài thơ của Xuân Quỳnh.
Như vậy người trả lời không nói đúng đề tài giao tiếp, nói lạc đề. ( 3 điểm ).
Câu 2: Dùng từ ngữ xưng hô thích hợp trong giao tiếp sẽ giúp cho quá trình giao tiếp tiến triển tốt đẹp hơn, có hiệu quả hơn. ( 2 điểm ).
Câu 3: Học sinh nêu chính xác 3 khái niệm: Thạch nhủ, So sánh, Nói quá ( Mỗi khái niệm đúng cho 1 điểm.
Tiết
75
Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
Ngày soạn: 14/12/2007
Ngày dạy: 15/12/2007
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
	- Khắc sâu những kiến thức cơ bản về thơ và truyện hiện đại đã học.
	- Qua bài kiểm tra, đánh giá trình độ của HS về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Ra đề, in ấn	
	- HS: Ôn tập phần thơ và truyện hiện đại.
C. hoạt động trên lớp:
1. ổn định: 	KT sĩ số HS.
2. Bài mới:	GV phát đề cho HS.
II. Đáp án và biểu điểm:
I. Phần trắc nghiệm: Đúng 1 câu được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
B
D
B
C
Câu 7: ( 1 điểm ) Học sinh xếp được đúng tên các tác giả của các tác phẩm theo đúng yêu cầu sau- đung mỗi ý được 0,2 điểm.
- Đồng chí - Chính Hữu
- Bếp lửa - Bằng Việt
- Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
- Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng.
II. Phần tự luận: ( 6 điểm )
Phân tích tình yêu làng quê và tình yêu nước của ông Hai.
+ Tình yêu làng vô cùng sâu nặng: - Khoe làng, tự hào về làng.
 - Đau khổ tủi nhục khi nghe tin làng theo giặc
 - Vui sướng khi biết nhà bị Tây đốt, làng không theo giặc.
+ Thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng, ý thức giác ngộ cách mạng, yêu nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9.doc