Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 13

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 13

A. MTCĐ: Gíup HS:

- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó tháy được một biểu hiện cụthể, sinh động về tin thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phan tích tâm lí nhân vật.

- Biết yêu quê hương đất nước bằng những hành động cụ thể.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Tư liệu nhà văn Kim Lân; Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 185

+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (6 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : + Đọc thuộc lòng – diễn cảm bài thơ Anh trăng – Nguyễn Duy. Nêu chủ đề bài thơ.

 + Phân tích cử chỉ giật mình của tác giả trong câu thơ cuối bài thơ

- Dẫn vào bài mới: Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời. Sống ở làng, chết nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng tha hương cầu thực , lâm vào cảnh sống nơi đất khách quê người, chết chôn quê người Tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt: kháng chiến chống Pháp- qua truyện ngắn Làng

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
LÀNG
 (Trích) *Kim Lân*
 Tiết 61-62
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Gíup HS:
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó tháy được một biểu hiện cụthể, sinh động về tin thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phan tích tâm lí nhân vật.
- Biết yêu quê hương đất nước bằng những hành động cụ thể.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Tư liệu nhà văn Kim Lân; Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 185 
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (6 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : + Đọc thuộc lòng – diễn cảm bài thơ Aùnh trăng – Nguyễn Duy. Nêu chủ đề bài thơ.
 + Phân tích cử chỉ giật mình của tác giả trong câu thơ cuối bài thơ
- Dẫn vào bài mới: Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời. Sống ở làng, chết nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng tha hương cầu thực , lâm vào cảnh sống nơi đất khách quê người, chết chôn quê người Tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt: kháng chiến chống Pháp- qua truyện ngắn Làng
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (60 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc phần Chú thích :
+ Tóm lược nét chính về tác giả.
Kim Lân (1920-2007 )
Gắn bó, am hiểu đời sống nông thôn và người nông dân .
Sở trường về truyện ngắn
+ Hoàn cảnh ra đời?
- Viết vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1948- trên chiến khu VIệt Bắc). Câu chuyện có liên quan nhiều đến làng quê và con người tác giả 
* HS đọc đoạn trích (giọng đối thoại, độc thoại , từ địa phương. ) nhận xét cách đọc
 + Giải thích: Vạt, gồng, liếp, ghét thậm, vưỡn
 +Thể loại: truyện ngắn
 + Phân tích bố cục 
* HS đọc phần 1:
+ Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật , Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào? Tình huống ấy có tác dụng gì?
- Xét về mặt hiện thực hợp lí, về mặt nghệ thuật , tạo nên nút thắt của câu chuyện, tạo điều kiện thể hiện tâm trạng, tính cách và phẩm chất của nhân vật thêm chân thật và sâu sắc, góp phần thể hiện chủ đề truyện: Ca ngợi tình yêu làng – yêu nước chân thành giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Hết tiết 61 chuyển tiết 62
* HS đọc phần 2: 
+ Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây:
+ Khi nghe tin do những người tản cư cho biết “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, thái độ và tâm trạng ông Hai như thế nào? (phân tích cử chỉ, lời nói)
+ Khi về đến nhà, nhìn lũ con chơi với nhau, tâm trạng ông như thế nào?
+ Đoạn trò chuyện với vợ?
+ Tâm trạng ông Hai mấy ngày sau đó?
+ Đoạn trò chuyện với thằng Húc?
+ Đến đỉnh điểm câu chuyện, tác giả giải quyết mâu thuẫn và tâm trạng của nhân vật như thế nào?Tâm trạng, thái độ, cử chỉ ông Hai khi biết được sự thật về làng của mình?
+ Nghệ thuật đặc sắc của truyện?”
 Hoạt động 3 : Tổng kết (10phút)
* HS suy nghĩ trả lời:
+ Nội dung chính và nghệ thuật của truyện ngắn?
à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 174
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 7 phút)
 + Viết đoạn văn phân tích tâm lí nhân vật
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
+ Kim Lân: sở trường truyện ngắn.Am hiểu, gắn bó với nông thôn.
+ Viết trong thời kì đầu của cuỗc kháng chiến chống Pháp
II/ Kết cấu:
* Bố cục: 
+ Từ đầu nhúc nhích: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Pháp
+ Đã ba bốn hôm  đôi phần: Tâm trạng xấu hổ, đau khổ, buồn bực của ông Hai những ngày sau đó.
+ Đoạn còn lại:Tâm trạng vui sướng, tự hào về làng khi nghe tin làng được cải chính
 III. Phân tích:
1- Tình huống truyện:
- Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu yêu quí của ông trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.
2- Diễn biến tâm trạng ông Hai :
a. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
 - Ngạc nhiên,sững sờ đến hốt hoảng -> trốn tránh vì xấu hổ và nhục nhã 
 - Đau khổ, cay đắng, tủi nhục, uất hận
- Cáu gắt với vợ con
- Bế tắt và tuyệt vọng
- Tâm trạng buồn bã, ăn năn, đau khổ và quyết tâm trung thành với Bác Hồ, với cách mạng
 b. Khi nghe tin cải chính:
- Vui mừng hớn hở khôn xiết (khoe Tây đốt nhà mình, ông lấy làm vui sướng, tự hào)
* Tình yêu nước, yêu làng quê thật hồn nhiên mà sâu sắc.
4- Nghệ thuật truyện:
-Ngòi bút miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật đặc sắc (Tình huống hợp lí, chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại nhân vật cụ thể mà sâu sắc cảm động)
 III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ: SGK/ 174)
B/ Luyện tập:
 Bài tập 1: Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai.
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút)
 * Những biểu hiện tốt đẹp nào trong tấm lòng quê của ông Hai? Những điều đáng quí nào của nhân dân ta đối với quê hương, đất nước, với kháng chiến? (Những đau khổ và sung sướng của ông Hai là dấu hiệu của tình yêu chân thành, trong sáng; Dù trong hoàn cảnh nào nhân dân ta cũng giữ gìn và mong ước những điều tốt đẹp cho quê hương.)
* Gv nhận xét tiết học. 
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút)
 * Học thuộc lòng đoạn trích; Chuẩn bị bài Aùnh trăng- Nguyễn Duy (ý nghĩa vầng trăng)
* * *
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
 Tiết 58
 TIẾNG VIỆT
A. MTCĐ: (Giúp HS:
- Oân tập, hệ thống hóa các nội dung về chương trình địa phương đã học.
- Rèn luyện kĩ năng giải thích ý nghĩa của từ ngữ địa phuơng và phân tích giá trị của nó trong vb.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 190 – Tài liệu ngữ văn địa phương.
+ HS: Tìm tư liệu về tiếng địa phương (phương ngữ Bắc – Trung – Nam)
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : - Kiểm tra bài soạn 3 em
- Dẫn vào bài mới: Bài học hôm nay giúp ta tìm hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền của đất nước, đồng thời có ý thức sử dụng đúng và có hiệu quả giao tiếp cao.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (20 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc bài tập 1 và thực hiện theo yêu cầu
(dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, các tổ học tập lên trình bày )
* HS đọc bài tập 2, thảo luận trả lời 
* HS đọc bài tập 3, suy nghĩ trả lời.
* HS đọc bài tập 4, thảo luận trả lời.
 Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
+ Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân khác nhau điểm nào?
+ Ý nghĩa của vịêc sử dụng từ ngữ địa phương trong văn bản.(cần trnh1 sử dụng khi nào?)
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 10 phút)
+ Tìm những đoạn thơ có sử dụng từ ngữ địa phương
+ Đọc và phân tích giá trị của việc sử dụng nó.
I/ Mở rộng vốn từ ngữ địa phương:
 1- Tìm các phương ngữ (đã sử dụng hoặc biết)
a- chỉ các sự vật , hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác hoặc phương ngữ toàn dân:
* Nghệ – Tĩnh:
- nuộc chạc: mối dây
- tắc : một loại quả họ quít
* Nam Bộ:
- mắc : đắc
b- Đồng nghĩa nhưng khác về âm:
- bố – ba (tía); mẹ – má; nghiện – ghiền; 
c- Đồng âm nhưng khác nghĩa:
- hòm (đựng đồ) – hòm (quan tài)
- bắp (bắp chân) – bắp (ngô)
II/ Vai trò của từ ngữ địa phương:
2- 
- Điều kiện tự nhiên, địa lí, khí hậu, thổ nhưỡng  ở mỗi địa phương khác nhau, do đó có những sự vật hiện tuợng có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác. Vì vậy có những từ ngữ gọi tên sự vật, hiệntượng chỉ có ở một địa phương nhất định.
-> chứng tỏ tính đa dạng phong phú về tự nhiên và xã hội các vùng miền trên đất nước. Tuy nhiên số lượng không nhiều.
3- Không có từ ngữ nào trong (1), (2) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân vì trong vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân đã có những từ ngữ có nghĩa tương đương.
4- Có thể dùng từ ngữ địa phương để tạo không khí “địa phương” sinh động cho văn bản.
III. Tổng kết:
B/ Luyện tập:
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 2 phút)
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 3 phút)
 * Học thuộc lòng bài thơ; Chuẩn bị bài Tổng kết về từ vựng ( Luyện tập tổng hợp)
* * *
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG 
( Luyện tập tổng hợp)
Tiết 59
 TIẾNG VIỆT 	
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Hệ thống kiến thức - Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Xem lại kiến thức đã học vận dụng luyện tập 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ ( Kết hợp trong bài học)
Dẫn vào bài mới: Bài học nhằm mục đích nắm vững hơn và biết vận dụng kiến thúc đã học vào bài tập.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
So sánh hai dị bản
Nhận xét cách hiểu nghĩa.
Xác đinh nghĩa gốc , nghĩa chuyển.
Xác định trường từ vựng.
Nhận xét cách đặt tên – cho ví dụ.
Nhận xét ý nghĩa phê phán của truyện.
Nội dung luyện tập:
 1- So sánh dị bản của câu ca dao:
- Gật đầu: chỉ sự tán thưởng của đôi vợ chồng nghèo đố với món ăn dân dã đạm bạc.
- Gật gù: vừa chỉ sự tán thưởng vừa mô phỏng tư thế của hai vợ chồng
 2- Nhận xét cách hiểu nghĩa:
- Hiện tượng ông nói gà bà nói vịt.
 3- Xác định từ được dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển:
-Nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ)
 4 – Trường từ vựng:
- đỏ, xanh, hồng à trường nghĩa màu sắc.
- lửa, cháy, tro à các sự vật liên quan đến lửa.
5 – Nhận xét cách đặt tên:
- Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới: rạch, rạch Mái Giầm.
- Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên: kênh, kênh Bọ mắt
- Ví dụ: Cá bạc má, rắn sọc dưa, gấu chó, cà tím, cây xương rồng , ớt chỉ thiên..
6 – Ý nghĩa phê phán của truyện:
- phê phán thói sinh dùng chữ nước ngoài.
 Hoạt động 3: Đánh giá ( 5 phút)
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 4: Dặn dò ( 5 phút)
 * Nắm kĩ các kiến thức đã ôn, vận dụng vào bài tập, tìm các ví dụ trong các văn bản đã học
 * Chuẩn bị Luyện nói tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận với miêu tả nội tâm (chuẩn bị dàn bài Đề 2/SGK-179)
***
* * *
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI 
NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
 Tiết 60
 TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba, có kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
- Rèn luyện kĩ năng nói trên.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cầnlưu ý (SGV-197) 
+ HS: Chuẩnbị dàn bài đề số 2 SGK/179
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? Tác dụng?
Dẫn vào bài mới: Bài học nhằm vận dụng những kiến thúc đã học về văn bản tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm qua cách trình bày miệng trước tập thể lớp. 
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
 Yêu cầu:
Nói rõ ràng, mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng người nghe.
 - Nội dung câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, cóù kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
 Cả lớp chú ý nghe, nhận xét về nội dung và hình thức phần trình bày miệng của bạn.
 Đề: 
Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu để chứng minh Nam là một người bạn tốt.
 Hoạt động 3 : Đánh giá ( 5 phút)
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 4 : Dặn dò ( 5 phút)
 * Nắm kĩ các kiến thức đã ôn, tìm các ví dụ trong các văn bản đã học
 * Chuẩn bị: Soạn Lặng lẽ Sapa (Tác giả, Tình huống truyện, tính cách nhân vật anh thanh niên)
* * *

Tài liệu đính kèm:

  • doc13-VAN9-TUAN13.doc