Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 15

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 15

A. MTCĐ: Giúp HS:

- Cảm nhận đựơc tình cha con sâu nặng trong hòan cảng éo le của cha con anh Sáu. Nắm nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích chi tíêt nghệ thuật trong truyện

- Giáo dục tình cảm gia đình.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Chủ đề của văn bản; Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 214

+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : + Những nét tính cách đáng quý ở nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sapa.

 + Chủ đề của truyện?

- Dẫn vào bài mới: Là một trong những cây bút truyện ngắn từng gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hoà bình. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu thể hiện tình cảm cha con hết sức cảm động trong thời chiến tranh: Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 (Trích) * Nguyễn Quang Sáng * 
TUẦN 15
 Tiết 71-72
 VĂN HỌC	
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Cảm nhận đựơc tình cha con sâu nặng trong hòan cảng éo le của cha con anh Sáu. Nắm nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích chi tíêt nghệ thuật trong truyện
- Giáo dục tình cảm gia đình.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Chủ đề của văn bản; Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 214 
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : + Những nét tính cách đáng quý ở nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sapa.
 + Chủ đề của truyện?
- Dẫn vào bài mới: Là một trong những cây bút truyện ngắn từng gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hoà bình. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu thể hiện tình cảm cha con hết sức cảm động trong thời chiến tranh: Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (65 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc phần Chú thích :
+ Tóm lược nét chính về tác giả.
Nguyễn Quang Sáng
Chuyên về truyện ngắn
+ Hoàn cảnh ra đời?
* HS đọc đoạn trích (giọng: phân biệt lời thoại từng nhân vật, người kể chuyện ) nhận xét cách đọc
 + Tóm tắt cốt truỵên:
- Trước khi chuẩn bị tập kết, anh Ba cùng anh Sáu về thăm gia đình. Nhưng suốt thời gian ba ngày đêm ở nhà, bé Thu 8 tuổi-con gái anh Sáu nhất định không chịu nhận anh là ba, mặc dù anh đã hết cách để chứng minh anh là ba của nó. Khi nhận ra sự thật thì đã tới lúc chia tay. Ơû khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm và tâm sức để làm chiếc lược bằng ngà voi dành tặng con gái yêu nhớ. Nhưng trong một trận càn, nah đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao chiếc lược ngà cho anh Ba- người bạn- với lời hứa sẽ đưa tận tay cho cháu.
 + Giải thích: SGK
 +Thể loại: truyện ngắn
+ Ngôi kể? Điểm nhìn trần thuật? (Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật anh Ba.Tác dụng:làm tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu chuyện.
 + Tình huống của truyện ?
Tình huống 1 bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha.
Tình huống 2 biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.
Hết tiết 71 chuyển tiết 72
* HS suy nghĩ , thảo luận trả lời:
+ Diễn biến tâm lí và tình cảm bé Thu có thể chia làm mấy giai đoạn?
+ Trước buổi chia tay, trước khi thừa nhận anh Sáu là ba.
+ Trong buổi chia tay đầy nước mắt, khi nhận ba thì ba đã phải đi rồi.
 + Thái độ và tình cảm bé Thu trong phút đầu gặp hai người khách lạ? Lí giải nguyên nhân thái độ đó? (Tìm chi tiết phân tích trả lời)
(hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu)
+ Trong hai ngày đêm tiếp theo, thái độ và tình cảm của bé Thu đối với Ông Sáu?
(chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi ba; nhất định không nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi; hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị đánh một cái thì bỏ về nhà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây coat xuồng kê rrổ rảng thật to)
* HS thảo luận tổ nhận xét thái độ, hành động của bé Thu có đáng chê trách.
- Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để có thế hiểu đuợc những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và ngừoi lớn cũng không ai kịp chuan bị cho nó noun nhận những khả năng bất thường, nên nóp không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết. Phản ứng tâm lí của em hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đúng đó là ba.
+ Nhận xét thái độ và hành động của bé Thu trong buổi sáng chia tay với ông Sáu.
 (Con bé như bị bỏ rơi nghĩ ngợi sâu xa  Ba..a..aba!)
(Tiếng kêu như xé  ôm chặt lấy cổ ba nó; nó vừa ôm chặt cổ ba nógiữ ba nó lại)
+ Khái quát tính cách, tình cảm của bé Thu?
+Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?
- Am hiểu tâm lí trẻ thơ, có tình cảm yêu mến trân trọng những tình cảm hồn nhiên, bồng bột trong trẻo của trẻ thơ.
* GV nhắc lại một vài nét tình cảm, hoàn cảnh và tâm trạng của ông Sáu trong chuyến về thăm nhà:
 - Ngạc nhiên, hụt hẫng, buồn khi thấy con sợ hãi bỏ chạy.
- Tìm cách làm thân, vỗ về mong bé gọi ba mà không thành.
- không nén được tức giện, đánh mắng con.
- trong buổi chia tay đành bất lực chào con ra đi.
- Sung sướng, cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào khi con gái yêu đột ngột thay đổi thái độ.
Việc anh Sáu dồn hết tâm lực để làm chiếc lược bằng ngà voi chứng tỏi điều gì?
+Chi tiết anh Sáu trước khi hi sinh, cố gởi chiếc lược kỉ niệm cho anh Ba nói lên điều gì?
+Qua đây, còn có thể suy ngẫm ra điều gì về chiến tranh và cuộc sống con người?
(thấm thía nội đau thong, mất mát éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu người , bao nhiêu gia đình.)
 Hoạt động 3 : Tổng kết (8 phút)
* HS suy nghĩ trả lời:
+ Nghệ thuật trần thuật của truyện ?
 - Cốt truyện chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 202
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 5 phút)
 + Viết đoạn văn 
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
+ Nguyễn Quang Sáng (1932) quê An Giang. Là một cây bút chuyên truyện ngắn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
+ Viết 1966, khi đang hoạt động ở chiến truờng Nam Bộ, in trong tập truyện ngắn cùng tên.
II/ Kết cấu:
* Đọc –kể tóm tắt:
* Bố cục: 
+ Tình huống1: Anh Sáu về phép thăm nhà, gần 3 ngày, bé Thu không nhận anh là ba nó, đến lúc hiểu ra sự thật thì cha con phải chia tay.
+ Tình huống2: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh
III. Phân tích:
1- Diễn biến tâm lí và tình cảm bé Thu trong lần cha về thăm nhà:
a. Thái độ và hành động bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha:
- Ngạc nhiên bất ngờ -> sợ hãi
- Thờ ơ, lạnh lùng đến bướng bĩnh, ngang ngạnh, khó hiểu.
b. Thái độ và hành động bé Thu khi nhận ra người cha:
+ Thay đổi đột ngột, kì lạ đến khó hiểu và rất cảm động
Bé Thu là một cô bé có cá tính sâu sắc, mạnh mẽ, dứt khoát, rạch ròi, quyết liệt.
Có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có sự hồn nhiên, ngây thơ và chân thành của đứa trẻ.
2- Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu :
-Nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận vì đã trót đánh con
- Vui sướng khi kiếm được khúc ngà voi, dồn hết tâm trí, công sức vào việc làm chiếc lược ngà tỉ mỉ, công phu
 III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ: SGK/ 202)
B/ Luyện tập:
 Bài tập 2: Viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của nhân vật ông Ba hoặc bé Thu.
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút)
 * Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của tình cảm cha con bé Thu? (Tình cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hòan cảnh éo le) - Từ đó, giá trị tình cảm nào của con người được khẳng định trong chiến tranh? (Trong chiến tranh giá trị tình cảm của con ngừơi càng trở nên thắm thiết bền bỉ)
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Củng cố – dặên dò ( 2 phút)
* Chuẩn bị bài Ôn tập Tiếng Việt (Các PC hội thoại cách dẫn gián tiếp) – Nắm khái niệm, cho ví dụ từng loại. 
***
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
 Tiết 73
TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong khio nói – viết.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Xem tìm hiểu bài
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (Kết hợp trong phần ôn tập)	 
Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố lại một số kiến thức đã học về các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp-gián tiếp.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* Hs nhắc lại các phương châm hội thoại đã học (kết hợp kiểm tra bài cũ) cho ví dụ minh hoạ từng phương châm hội thoại.
* Nhắc lại các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại. Tìm ví dụ
* Hs suy nghĩ trả lời:
+ Nêu các từ ngữ thường dùng để xưng hô.
 + Tại sao trong Tiếng Việt thừơng xưng hô theo pc”xưng khiêm – hô tôn”cho ví dụ minh hoạ.
 +Tại sao can phải lựa chọn từ ngữ xưng hô khi giao tiếp?
 + Phân biệt cách dẫn trực tiếp – cách dẫn gián tiếp?
+ Vận dụng chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp.
A/ Tìm hiểu bài:
I. Các phương châm hội thoại:
1- Nội dung các phương châm hội thoại:
 - Phương châm về lượng
- Phương châm về chất
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
- Phương châm lịch sự
2- Các trương hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
II. Xưng hô trong hội thoại:
 1- Các từ ngữ xưng hô thông dụng:
- Bác – cháu, anh – em, chị – em 
- bạn – tớ, gọi tên bạn – mình. 
- bạn – tôi, các bạn – chúng tôi.
2- Trong tiếng Việt thường xưng hô tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
Ví dụ: 
bệ hạ (gọi vua thời trước thể hiện tôn kính); bần sĩ (kẻ sĩ nghèo- thể hiện sự khiêm tốn)
quý ông, quý anh(tỏ ý lịch sự, tôn kính)
3-Trong tiếng Việt , khi giao tiếp phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô:
- Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe nên phải lựa chọn từ ngữ thích hợp để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp:
tôi (ngôi thứ I) -> nhà vua (ngôi thứ ba)
chúa công (ngôi 2) -> vua Quang Trung (ngôi thứ 3)
bây giờ -> bấy giờ
 Hoạt động 3: Đánh giá ( 5 phút)
 * Nắm kĩ , phân biệt, nhận biết thực hành các nội dung ôn tập. 
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 4: Dặn dò ( 5 phút)
 * Chuẩn bị Kiểm tra Tiếng Việt
***
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 Tiết 74
 TIẾNG VIỆT
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt đã học HKI.
- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: ĐỀ BÀI
+ HS: Nội dung kiến thức ôn tập ở tiết 73.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ :
- Dẫn vào bài mới: 
	 Hoạt động 2: Nội dung kiểm tra
Đề:
I. TRẮC NGHIỆM :(4 điểm)
 Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng .
Câu 1: Trong đoạn trích sau (Mã Giám Sinh mua Kiều – Nguyễn Du), lời thoại của nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
	 “ Hỏi tên, rằng : - Mã Giám Sinh,
	 Hỏi quê, rằng: - Huyện Lâm Thanh cũng gần.”
Phương châm hội thoại về chất.	 C. Phương châm hội thoại về lượng .
Phương châm hội thoại về cách thức. 	 D. Phương châm hội thoại về lịch sự.
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình
	A. vật vã 	 B. rũ rượi 	 C. xôn xao	 D. xộc xệch
Câu 3: Từ nào trong các từ sau là từ thuần Việt?
	A. Ba zơ 	B. Ba lê 	 C. Ba ba	 D. Phong ba 
Câu 4: Tìm thuật ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống cho khái niệm sau:
	/./ trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan niệm, chủ trương mà người viết ( nói) nêu ra ở trong bài.	
	 A. Lý luận 	 B. Luận cứ 	C. Luận điểm 	D. Luận chứng 
Câu 5: Từ dùng để gọi những người cùng một nòi giống, một dân tộc, một tổ quốc với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt:
 A. Đồng chí 	 B. Đồng lòng 	 C. Đồng tâm	D. Đồng bào
Câu 6: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống theo mẫu X + học, 
	A. học	 B. sơn	 C.  sĩ D. trường
Câu 7: Xác định từ “áo nâu” “áo xanh” trong câu thơ sau thuộc phép tu từ nào?
	 	“ Aùo nâu liền với áo xanh
	 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”.
	 	 ( Tố Hữu)
 	A. Aån dụ 	 B. So sánh 	 C. Nhân hoá 	D. Hoán dụ
 Câu 8: Tìm từ Hán – Việt thích hợp có yếu tố “ tuyệt” để điền vào chỗ trống cho câu sau:
	 /./ là điểm cao nhất, mức cao nhất, không còn có thể nào hơn.
	A. Tuyệt vời	B. Tuyệt đối	 C. Tuyệt đỉnh 	D. Tuyệt tác
 	 II. TỰ LUẬN : (6 điểm)
	Câu1: Viết đoạn văn (khoảng 4,5 dòng), nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng cách dẵn trực tiếp rồi sau đó chuyển thành đoạn có dùng cách dẫn gián tiếp.
 Câu 2: Tìm từ ghép theo mẫu:
 Hai từ ghép đẳng lập gộp nghĩa (nghĩa của từ ghép là nghĩa của hai yếu tố gộp lại) theo mẫu “cây cỏ”.
Hai từ ghép đẳng lập lặp nghĩa ( nghĩa của từ ghep là sự khái quát hoá nghĩa của hai yếu tố vốn đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau) theo mẫu “ bé nhỏ”.
 Câu 3: Tìm các từ ngữ địa phương được sử dụng trong đoạn thơ sau và cho biết nghĩa của các từ đó:
	Chiều chiều ra đứng ngõ sau
	Hai tay rũ xuống như tàu chuối te.
	Tiếc công vun bón cây mè
	Mè không có trái, chim về đậu lên.
	Tiếc công rày xuống mai lên
	Mòn đàng đứt cỏ, không nên tự trời.
***
* Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
	+ Cẩn thận khi làm trắc nghiệm. Tránh tẩy xoá
	+ Trình bày các ý rõ ràng (tự luận)
 Đáp án – Biểu điểm:
	I/ TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
7
8
Trả lời
D
C
C
C
D
D
C
	Câu 6: Sinh hoc, Trường sơn, Chiến sĩ, Công trường
 - Điền đúng 4 từ cho 0,5 điểm, đúng 2 từ trở lên cho 0,25 điểm
II/ TỰ LUẬN:
	Câu1 : (2điểm)
	- Viết đúng mỗi cách dẫn cho 1 điểm	 
Câu 2: ( 2điểm)
 +Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: nhà cửa, sách vở
	+Từ ghép đẳng lập lặp nghĩa: to lớn, xinh đẹp
	+ Tìm đúng mỗitừ ghép cho 0,5 điểm
Câu 3: (2 điểm)
	+ Từ địa phương: te = rách, mè = vừng, rày = nay, đàng = đường
 Hoạt động 5: Củng cố – dặên dò ( 5 phút)
 * Thu bài 
 * Chuẩn bị cho tiết Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
* * *
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
 Tiết 75
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức về các bài thơ và truyện hiện đại đã học.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: ĐỀ BÀI
+ HS: Nội dung kiến thức về thơ và truyện hiện đại
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ :
- Dẫn vào bài mới: (Nêu yêu cầu bài làm)
	 Hoạt động 2: Nội dung kiểm tra
Đề:
 I. TRẮC NGHIỆM :(4 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ “ Đồng chí” là sáng tác của tác giả nào?
 	A. Chính Hữu	 	B. Huy Cận	
	C. Phạm Tiến Duật 	D. Tố Hữu
Câu 2: Trong bài thơ “Bếp lửa”, 4 lần Bằng Việt nhắc đến, nói đến chim tu hú. Theo em, hình tượng chim tu hú ở đây có ý nghĩa gì?
	A. Âm thanh đồng quê, tiếng vọng đồng quê
	B. Tiếng chim gọi hè
	C. Aán tượng tuổi thơ, kí ức tuổi thơ
	D. Tiếng nhắc nhở gợi nhớ, gợi thương
	E. Cả A, B, C, D
Câu 3: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
	A. Ông Sáu 	B. Bé Thu 	C. Người bạn ông Sáu	D.Tác giả 
Câu 4: Trong câu “Vầng trăng đi qua ngõ” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
	A. So sánh 	 B. Aån dụ 	C. Nhân hoá 	D. Hoán dụ 
Câu 5: Tại sao ông Hai ( trong truyện ngắn “ Làng – Kim Lân) tỏ ra vui mừng khi biết tin nhà mình bị Tây đốt cháy: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!” ?
 A. Vì điều này chứng tỏ làng ông không theo giặc nên nhà cưả bị đốt.
 B. Vì điều này chứng tỏ ông theo cụ Hồ, theo cách mạng chống giặc.
	 C. Vì điều này chứng tỏ ông đặt Tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân.
 D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Ở bài thơ “ Aùnh trăng”,vì sao tác giả Nguyễn Duy lại “giật mình” khi nhìn “vầng trăng im phăng phắc” ?
A.Aân hận, tự trách mình đã sớm quên quá khứ - những ngày tháng gian nan mà hào hùng thời đánh Mĩ.
B.Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho những ngày hoà bình, hạnh phúc hôm nay.
	 C.Lương tâm thức tĩnh, giày vò bản thân có đèn quên trăng, có mới nới cũ.
 	 D.Cả ba ý trên.
Câu 7: Khổ thơ nào trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” đẹp lộng lẫy như một bức tranh sơn mài về cảnh biển đêm?	
A. Khổ: Ta hát bài ca gọi cá vào 	
B. Khổ: Cá nhụ cá chim cùng cá đé
C. Khổ: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
D. Khổ: Câu hát căng buồm với gió khơi
	 Câu 8: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau:
	 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
	A. So sánh	B. So sánh và ẩn dụ C. Hoán dụ 	 D. Nói quá
 II. TỰ LUẬN (6 điểm):
	Câu 1: Trong các truyện ngắn: “ Làng”- Kim Lân; “ Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long; “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng, đều có những tình huống bất ngờ đặc sắc. Đó là những tình huống nào? 	(3 điểm)
	Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.
	(2 điểm)
 Câu 3 : Cảm nghĩ của em sau khi học bài Aùnh trăng của Nguyễn Duy. 	(1 điểm)
***
* Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
	+ Cẩn thận khi làm trắc nghiệm. Tránh tẩy xoá
	+ Trình bày các ý rõ ràng (tự luận)
 Đáp án – Biểu điểm:
	I/ TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
A
E
C
C
D
D
A
B
	 II/ TỰ LUẬN:
	Câu1 : (3điểm)
	-“Làng”: Ông hai tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây từ những người đàn bà chạy tản cư dưới quê lên.
 - “Lặng lẽ Sapa” :cuộc gặp gỡ bật ngờ thú vị giữa bác họa sĩ, cô kĩ sư với anh thnah niên làm công tác khí tượng.
- “Chiếc lược ngà” : - Những ngày về thăm nhà của anh Sáu.
	 - Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà.
* Đúng mỗi ý cho 1 điểm.
Câu 2: ( 2điểm)
 * Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tìn làng Chợ Dầu theo giặc:
	+Bàng hoàng, sững sờ.
+ Xấu hổ, nhục nhã, đau khổ, căm tức làng Chợ Dầu.
+ Lo lắng sợ hãi
+ Bế tắc, tuyệt vọng
	+ Sung sướng tột độ khi nghe tin làng được cải chính.
-> Tình yêu làng quê sâu nặng gắn bó, hoà quyện với lòng yêu nước, yêu cách mạng.
Câu 3: (1 điểm)
	+ Phát biểu cảm nghĩ về ý nghĩa khuyên răn, giáo dục, nhắn nhủ của bài thơ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
 Hoạt động 3: Đánh giá ( 5 phút)
 * Thu bài
 Hoạt động 4: Dặn dò ( 5 phút)
 * Chuẩn bị Soạn vb Cố hương (Ý nghĩa hình ảnh con đường ở cuối bài )
* * *

Tài liệu đính kèm:

  • doc15-VAN9-TUAN15.doc