A. MTCĐ: Giúp HS:
- Hệ thống hóa kiến thức về tập làm văn
B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- (Tính chất tích hợp và tính kế thừa – phát triển của nội dung phần tập làm văn 9)
+ HS: Xem tìm hiểu bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (7 phút)
- Ổn định lớp
- Bài cũ : (Kết hợp trong phần ôn tập)
- Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tiếp tục củng cố một số kiến thức đã học về các nội dung chính của TLV9 (HKI), nắm được tính tích hợp và kế thừa của chương trình TLV9).
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút)
TUẦN 17 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (BÀI 16) Tiết 81-82 TẬP LÀM VĂN A. MTCĐ: Giúp HS: - Hệ thống hóa kiến thức về tập làm văn B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- (Tính chất tích hợp và tính kế thừa – phát triển của nội dung phần tập làm văn 9) + HS: Xem tìm hiểu bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động (7 phút) Ổn định lớp - Bài cũ : (Kết hợp trong phần ôn tập) Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tiếp tục củng cố một số kiến thức đã học về các nội dung chính của TLV9 (HKI), nắm được tính tích hợp và kế thừa của chương trình TLV9). Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng + So sánh phần TLV9 vê tự sự với các lớp 6-8. + Giải thích tại sao trong một vb dù có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự? Theo em, liệu có một vb nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không? + Cho biết khả năng kết hợp của các phương biểu đạt đã học. + Một số tác phẩm tự sự đã học (6-9) không phải bao giờ cũng có bố cục ba phần? Tại sao bài tập làm văn tự sự vẫn phải có đủ ba phần? + Nhữngn kiếnthức, kĩ năng về kiểu vb tự sự có giúp gì trong việc Đọc-hiểu vb tác phẩm văn học tương ứng không? Phân tich, cho ví dụ. + Ngược lại, những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc-hiểu vb và phần Tiếng Việt tương ứng đãgiúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích, cho ví dụ. Hoạt động 3: Tổng kết ( 5 phút) + Các phương thức biểu đạt? NỘI DUNG ÔN TẬP 7- So sánh các nội dung tự sự ở lớp 9: * Giống: - Có nhân vật. - Có cốt truyện (diễn biến và kết thúc) * Khác: - Có sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm. - Sự kết giữa tự sự với các yếu tố nghị luận. - Đối thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự. - Người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong tự sự. 8-Nhận diện văn bản: a- Khi gọi tên một vb, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của vb đó. Ví dụ: Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: văn bản miêu tả. Phương thức lập luận: văn bản nghị luận. Phương thức tác động vào cảm xúc: văn bản biểu cảm. Phương thức cung cấp tri thức về đối tượng: thuyết minh. Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: tự sự. b- Trong một vb có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là vb tự sự: vì các yếu tố đó chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính. c- Thực tế rất ít khi co vb nào “thuần khiết”đến mức vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất. 9- Khả năng kết hợp: - Tự sự + miêu tả + nghị luận + thuyết minh. - Miêu tả + tự sự + biểu cảm + thuyết minh. - Nghị luận + miêu tả + biểu cảm + thuyết minh. - Biểu cảm + tự sự + miêu tả + nghị luận. 10-Giải thích a- Bố cục ba phần (MB-TB-KB) mang tính bắt buộc khi làm bài tập làm văn. b- Một tác phẩm tự sự được học (lớp 6-9) không phải bao giờ cũng phân biệt bố cục ba phần. 11- Những kiến thức, kĩ năng về tự sự: - Những kiền thức, kĩ năng về kiểu văn bản tự sự có tác dụng giúp cho việc Đọc- hiểu văn bản thuận lợi hơn, hiểu sâu sắc hơn. 12- Những kiến thức, kĩ năng về phần Đọc – hiểu văn bản: - Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc –hiểu vb va phần Tiếng Việt tương ứng đã cung cấp những tri thức cần thiết để làm bài tự sự Hoạt động 3: Đánh giá ( 5 phút) * Em hiểu thế nào về tính tích hợp của chương trình? * Gv nhận xét tiết học. Hoạt động 4: Dặn dò ( 2 phút) * Nắm kĩ các nội dung ôn tập. * Chuẩn bị Kiểm tra tổng hợp học kì I *** KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I Tiết 83-84 (Phòng GD-ĐT ra đề) *** HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: NHỮNG ĐỨA TRẺ (TRÍCH) *Mác-xim Go-rơ-ki* Tiết 85 VĂN HỌC A. MTCĐ: (SGV/ trang 238) B. CHUẨN BỊ: + GV: Tranh chân dung M. Go-rơ-ki; Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 239 + HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Ổn định lớp - Bài cũ : - Phân tích biểu tượng con đường ở phần cuối truyện ngắn Cố hương – Lỗ Tấn - Dẫn vào bài mới: Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (25 phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng * HS đọc phần Chú thích : + Tóm lược nét chính về tác giả. +Xuất xứ tác phẩm? - Thời thơ ấu gồm 13 chương. Đoạn trích thuộc chương 9, sau đoạn A-li-ô-sa cứu sống thằng bé con ông đại tá rơi xuống giếng. * HS đọc đoạn trích (giọng: phân biệt lời thoại từng nhân vật, người kể chuyện ) nhận xét cách đọc + Tóm tắt cốt truỵên: Sau gần một không thấy, ba an hem con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với A-li-ô-sa. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ A-li-ô-sa kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá già cấm các con chơi với A-li-ô-sa, đuổ em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng a-li-ô-sa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy và cả bọn cảm thấy rất vui thích. + Giải thích: SGK +Thể loại: Tiểu thuyết tự thuật + Ngôi kể? (Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật A-li-ô-sa (Go-rơ-ki hồi nhỏ) . + Bố cục và các mối liên kết của truyện ? * HS suy nghĩ , thảo luận trả lời: + Vì sao những đứa trẻ chóng thân với nhau? - Dựa vào lời giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh của A-li-ô- - Cậu bé A-liô-sa mồ côi cha lại không có mẹ, thường bị ông ngoại đánh đòn. - Ba đứa trẻ con lão đại tá tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì: mẹ chết, chúng phải sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn. * HS đọc phần 2 :so sánh, khái quát, phát biểu: + Khi ba đứa trẻ kể chuyện mẹ chất, phỉa sống với dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác, thì chúng ngồi lặng đi trong quan sát và cảm nhận của A-li-ô-sa, em thấy như thế nào? + Hình ảnh 3 đứa trẻ khi bị bố mắng tiếp tục hiện lên dưới sự quan sát và cảm nhận của A-li-ô-sa như thế nào? Điều đó khẳng định thêm phẩm chất gì của A-li-ô-sa? * HS đọc phần 3: +Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đới thường với truyện cổ tích. Đó là đặc điểm nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích em hãy tìm các chi tiết đó?. Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút) * HS suy nghĩ trả lời: + Phát biểu chủ đề của truyện. + Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? à chốt nội dung Ghi nhớ * HS đọc ghi nhớ SGK/ 234 Hoạt động 4 : Luyện tập - củng cố ( 5 phút) + Vì sao tác giả hai lần so sánh những đứa trẻ với hình ảnh những chú ngỗng con? + Việc kết hợp những chuyện thật đời thường hằng ngày với những truyện cổ tích có tác dụng nghệ thuật gì? A/ Tìm hiểu bài: I. Tác giả- tác phẩm: + A-lếch-xây Mác-xi-mô-vích Pê-scốp (1868-1936); bút danh Go-rơ-ki (nghĩa là Cay đắng) + “Thời thơ ấu” là tiểu thuyết tự thuật(1913-1914) Go-rơ-ki kể lại quãng đời của mình mấy chục năm về trước, từ năm lên 3 đến 10 II/ Kết cấu: * Đọc –kể tóm tắt: * Bố cục: + Phần 1: “Từ đầu ...ấn em nó cúi xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng + phần 2: “ tiếp theocấm không được đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán. + Phần 3: “tiếp theo hết”: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn. III. Phân tích: 1- Những đứa trẻ sống thiếu tình thương: - Tuy thành phần xã hội khác nhau nhưng hoàn cảnh sống đều thiếu tình thương giống nhau nên chúng dễ thân thiết với nhau. 2- Sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa : - Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, A-li-ô-sa thấy “cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại” và cậu bé “thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó”. Cậu thấy “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” - Khi A-li-ô-sa kể những câu chuyện cổ tích cho mấy đứa trẻ nghe, cậu bé thấy “lúc đầu thằng anh lớn chỉ mỉm cười, sau nó nhẹ nhàng bảo”, còn hai đứa em thì im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuyủ tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống”. - Lão đại tá trong ấn tượng của A-li-ô-sa là “một ông già với bộ ria trắngxù lông”. Thái độ rất hách dịch: “-Đứa nào đây?... 3- Chuyện đời thường và vườn cổ tích: - Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết dì ghẻ. Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến “mẹ khác”, A-li-ô-sa liền nói “Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ” và liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích mà bà vẫn kể. - Chuện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhua qua chi tiếtngười “mẹ thật”. Nhớ lại truyện mụ dì ghẻ phù thuỷ đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật, A-li-ô-sa liền bảo “mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem!”. Thằng anh lớn vẫn tĩnh táo: “chết rồi cơ mà, về làm sao được” A-li-ô-sa vẫn như lạc bước giữa vườn cổ tích, tự nói vcới mình “không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho một ít nướcbọn phù thuỷ” - Chuyện đời thường và vườn cổ tích lồng vào nhau qua hình ảnh ngừơi bà nhân hậu IV. Tổng kết: (Ghi nhớ: SGK/ 234) B/ Luyện tập: Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút) * Em cảm nhận được vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn? (Gắn bó thủy chung, chân thành,con người- dù làđứa trẻ, sẽ trở nên cao cả trong tình bạn.) * Gv nhận xét tiết học. Hoạt động 6: Củng cố – dặên dò ( 2 phút) * Chuẩn bị Trả bài Tập làm văn bài số 3 (Nắm yêu cầu đề) * * *
Tài liệu đính kèm: