Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 22

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 22

A. MTCĐ: Giúp hs:

 - Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.

- Viết một bài văn trình bày vấn đề với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

- Nhận thức đúng đắn về một vấn đề thực tế liên quan trong đời sống.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Nắm yêu cầu bài viết

+ HS: Tìm hiểu yêu cầu bài viết

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ :

 Hoạt động 2: Nội dung chuẩn bị (30 phút)

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Hướng dẫn chuẩn bị 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tập làm văn) 
 Tiết 101
 TẬP LÀM VĂN	
A. MTCĐ: Giúp hs:
	- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
- Viết một bài văn trình bày vấn đề với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
- Nhận thức đúng đắn về một vấn đề thực tế liên quan trong đời sống.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm yêu cầu bài viết 
+ HS: Tìm hiểu yêu cầu bài viết
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : 
 Hoạt động 2: Nội dung chuẩn bị (30 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình:
- Bài học nhằm giúp HS hoà nhập vào cuộc sống của địa phương mình bằng cách tìm hiểu, suy nghĩ và viết một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở điạ phương.
* HS đọc yêu cầu 1(SGK)
+Yêu cầu của bài là gì?
* HS đọc yêu cầu 2 (SGK) 
+ Cách làm bài?
* Lưu ý: Đây không phải là bài báo cáo hoặc tường trình sự việc mà chỉ là bài luyện tập làm văn nên không dược nêu têân người, cơ quan, đơn vị có thật ở địa phương.
Nội dung:
Tìm hiểu,suy nghĩ và viết về tình hình địa phương.
Yêu cầu: (sgk)
Cách làm: (SGK)
 Hoạt động 5: Củng cố – dặên dò ( 10 phút)
Bài làm rõ ràng, cụ thể, có lập luận thuyết phục (lưu ý: không nêu tên người, tên cơ quan cụ thể)
Thời gian nộp bài: tuần 27
Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.(Liên hệ văn nghị luận xã hội)
***
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
(Trích) - Vũ Khoan - 
 Tiết 102
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Giúp hs:
- Nhận thức được điểm mạnh- yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầøu gáp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào CNH-HĐH trong thế kỉ mới.
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
- Giáo dục tinh thần cầu thị, ý thức dân tộc trong tình hình mới hiện nay.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm” những điều cần lưu ý” SGV/28-29
+ HS: Tìm hiểu văn bản – soan bài
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : -Sức mạnh kì diệu của văn nghệ? Con đường văn nghệ đến với người đọc, người tiếp nhận như thế nào?
- Bài mới: Vào thế kỉ XXI, thiên niên kỉ III, thanh niên Việt Nam chúng ta đã, đang và sẽ chuan bị những gì cho hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong mỏi ngay từ ngày độc lập đầu tiên? Một trong những lời khuyên, những lời chuyện trò về một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của Phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001.
 Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản (28phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc chú thích(SGK)
 +Em biết gì về tác giả Vũ Khoan?
- Nhà hoạt động chính trị, từng làm thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ Thương mại, phó thủ tướng.
 + Viết vào thời điểm nào của lịch sử?
- Đầu năm 2001, bước vào thiên niên kỉ mới.
- Việt Nam ta bước sang thế kỉ mới với mục tiêu phấn đấu cao, giải quyết nhiệm vụ cơ bản thành nước công nghiêp vào năm 2020.
* HS đọc đoạn trích (giọng khách quan rõ ràng, mạch lạc, phấn chấn ) nhận xét cách đọc
 + Giải thích: động lực, kinh tế tri thức
 +Kiểu văn bản: Nghị luận giải thích
 + Phân tích bố cục: Tìm hệ thống luận cứ của bài viết?
* HS đọc phần 1
+ Luận cứ đầu tiên là gì? Luận chứng nào?
- Đây là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của toàn bài, có ý nghĩa đặt vấn đề, mở ra hương lập luận toàn bài.
* HS đọc phần 2
+ Luận cứ thứ hai là gì? Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? (Bối cảnh của thế giới hiện tại? Nhiệm vụ của đầt nước ta hiện nay?)
* HS đọc phần 3 (Cái mạnh -> hội nhập)
+ Cách lập luận của tác giả về điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam ta như thế nào? (Nêu song song).Những điểm mạnh, yếu cụ thể như thế nào?
* HS thảo luận nhóm: Thái độ của tác giả? Ngôn ngữ của văn bản?
 - Không đề cao quá mức, không tự ti, miệt thị dân tộc 
 - Ngôn ngữ thích hợp , dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ à giản dị, gần gũi, dễ hiểu, ý vị sâu sắc.
Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
* HS suy nghĩ trả lời:
+ Ý nghĩa của bài viết? cách lập luận?
à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 5 phút)
* HS Đọc bài tập – thảo luận – phát biểu
* GV tập hợp, nhận xét
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
+ Vũ Khoan
+ Viết đầu năm 2001
II/ Kết cấu:
* Bố cục: 
Luận điểm: (2 câu đầu)
+ Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng
+ Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước.
+ Điểm yếu – mạnh của con ngườøi Việt Nam
+ Kết luận
 III. Phân tích:
1- Chuẩn bị con người là quan trọng nhất:
+ Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
+ Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò con người lại càng nổi trội.
2- Bối cảnh thế giới và mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước:
+ Một thế giới mà khoahọc công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
+ Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
3- Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỉ mới:
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành;
+ Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen cường độ khẩn trương;
+ Có tinh thần đòan kết, đùm bọc, nhất là trong nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày;
+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”
IV. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK/
B/ Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm dẫn chứng thực tế để thấy mặt mạnh, yếu của người Việt Nam.
Bài tập 2: Liên hệ bản thân
Hoạt động 5: Đánh giá ( 3phút)
 * Bài tập trắc nghiệm:
	+ Tại sao theo ý kiến tác giả, trong hành trang cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị về bản thân con người lại là quan trọng nhất?
	A. Vì bước vào thế kỉ mới, moị mặt chúng ta đã đáp ứng được, chỉ còn bản thân con người là chưa.
 B. Vì từ trước tới giờ, con người luôn là động lực phát triển của lịch sử và trong nền kinh tế tri thức phát triển thì vai trò con người càng nổi trội.
 C. Vì hiên tại bản thân con người Việt Nam còn hạn chế rất nhiều về mọi mặt so với trình độ về mọi mặt của các nước trên thế giới.
 D. Vì hiện tại con người Việt Nam không đủ trình độ tiếp cận thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong thời kì kinh tế phát triển.
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 2phút)
Tìm một số thành ngữ, tục ngữ nói về điểm mạnh, yếu của người Việt Nam.
Soạn bài: Các thành phần biệt lập (tt) ( tìm hiểu ví dụ)
***
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
(tiếp theo)
 Tiết 103
TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Nhận biết hai thành phần biệt lập tiếp theo: gọi – đáp và phụ chú.
	- Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.	
	- Biết đặt câu cho mổi thành phần trên.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Xem tìm hiểu bài
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (phiếu trắc nghiệm)
	- Thế nào là thành phần tình thái, cảm thán?
	- Câu văn nào không chứa thành phần cảm thán:
	A. Ôi những cánh đồng quê chảy máu. (Nguyễn Đình thi)
	B. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông. (Chế Lan Viên)
	C. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. (Bích Khê)
	D. Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hóa” nữa. (Nguyễn Đình Thi)
Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm hai thành phần biệt lập khác đồng thời biết cách nhận biết chúng trong sử dụng .
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* Hs đọc ví dụ sgk/I- 
+ Xác định các từ ngữ gọi? để đáp?
 + Các từ gọi, đápcó tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu?
 +Từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, để duy trì cuộc gọi?
+ Khái quát về thành phần gọi – đáp. Cho ví dụ?
* Hs đọc ví dụ sgk/II
+ Các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào, về điều gì?
+ Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, ngĩa sự việc của mỗi câu có thay đổi không? Vì sao?
+ Dấu hiệu ngăn cách thành phần phụ chú trong câu?
* Lưu ý: cần phân biệt ngữ điệu (khi đọc) với các thành phần khác trong câu.
+Cho ví dụ.
+ Thế nào là thành phần phụ chú? 
 Hoạt động 3 : tổng kết ( 3 phút)
 + Nhắc lại hai thành phần câu đã học.
* Hs đọc ghi nhớ 1,2 (SGK/32)
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 10 phút)
* Hs đọc bài tập cho biết yêu cầu từng bài tập, cách thực hiện
 Bài tập 1: Xác định từ gọi – đáp, mối quan hệ 
Bài tập 2: Xác định từ gọi –đáp -> hướng đến:
Bài tập 3-4: Xác định thành phần phụ chú:
 Bài tập 5: Viết đoạn văn có thành phần phụ chú.
A/ Tìm hiểu bài:
I. Thành phần gọi – đáp:
- Tạo lập và duy trì cuộc thoại.
- Không tham gia vào việc tạo nghĩa.
Vd:- Thưa cô, em xin phép đọc bài ạ!
II. Thành phần phụ chú:
- Chú thích, bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính.
- Không tham gia vào việc tạo nghĩa sự việc trong câu.
- Đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang và dấu phẩy.
Vd: - Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ : ( Sgk / 32)
B/ Luyện tập:
Bài tập1: Xác định từ gọi – đáp, mối quan hệ.
+ này – vâng (quan hệ trên- dưới)
Bài tập 2: Xác định từ gọi –đáp -> hướng đến:
+ Bầu ơi -> các thành viên trong cộng đồng.
Bài tập 3-4: Xác định thành phần phụ chú:
“kể cả anh” -> mọi người.
 “Các thầy người mẹ” -> “những người nắm chìa khóa cửa này”
“Những người chủ tới” -> lớp trẻ.
“Có ai ngờ” -> nhân vật trữ tình “tôi”
Bài tập 5: Viết đoạn văn có thành phần phụ chú.
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút)
 * Bài tập trắc nghiệm:
	+ Thành phần gọi-đáp có chức năng gì trong câu?
	A. Để bày tỏ thái độ. 	 B. Đểû nêu đề tài trong câu nói. C. Để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
	* Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6 : Dặn dò ( 2 phút)
 * Nắm kĩ và phân biệt, nhận biết thành phần gọi-đáp, phần phụ chú - tìm các ví dụ trong các văn bản đã học. 
 * Chuẩn bị làm Bài viết Tập làm văn số 5 (Nắm nội dung yêu cầu của bài nghị luận xã hội)
* * *
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
 Tiết 104-105
TẬP LÀM VĂN
A. MTCĐ: Giúp HS: 
	- Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về nột sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Đề bài
+ HS: chuẩn bị kiến thức về nghị luận về một sự việc, hiện tượng.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (3phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (Nhắc yêu cầu của bài làm)
Dẫn vào bài mới:
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 85 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* Hs chép đề.
 BIỂU ĐIỂM
+ Điểm 9-10: 
- Đáp ứng đầy đủ nội dung, yêu cầu bài làm; văn viết trôi chảy.
- Ít mắc lỗi chính tả.
+ Điểm 7-8:
- Đáp ứng nội dung, yêu cầu bài làm; văn viết đôi chỗ chưa trôi chảy, lưu loát.
- Còn mắc một vài lỗi chính tả.
+ Điểm 5-6:
- Chưa nêu được đầy đủ các yêu cầu nội dung và hình thức
- Mắc lỗi chính tả nhiều.
+ Điểm 3-4:
- Chưa đáp ứng các yêu cầu của bài làm; văn viết tối nghĩa. lủng củng; bố cục không rõ ràng.
- Sai chính tả từ 5 lỗi trở lên.
+ Điểm 0-2:
- Chưa nắm kiểu bài; bài làm hời hợt, sơ sài, quá cẩu thả.
- Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.
Đề:
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công ncộng. Em hãy đặt một nhan đề để gọi hiện tượng đó và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
* Yêu cầu:
- Nhận rõ vấn đề trong hiện tượng cần nghị luận.
- Đặt nhan đề (ngắn gọn, hàm xúc)
- Có bố cục mạch lạc, liên kết.
- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận hợp lí.
 * Yêu cầu cụ thể:
Bài viết cần thể hiện các nội dung:
Nêu được các biểu hiện của hiện tượng xả rác.
Phân tích nguyên nhân (chủ quan – khách quan)
Phân tích mặt tác hại của việc xả rác (trước mắt, lâu dài; bản thân, cộng đồng)
Hướng khắc phục 
Bày tỏ quan điểm của bản thân, kêu gọi ý thức mọi người trong việc giữ gìn môi trường.
 Hoạt động 3: Củng cố – dặên dò ( 2 phút)
 * Thu bài
 * Chuẩn bị Soạn Vb: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten (Nghệ thuật nghị luận của H.Ten)
* * *

Tài liệu đính kèm:

  • doc22-VAN9.doc