A. MTCĐ: Giúp HS:
- Nắm được cách phát triển từ vựng thông dụng nhất.
- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ theo cách phát triển từ vựng.
B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/53-54. Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Tìm hiểu các ví dụ trong SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động ( 4 phút)
- Ổn định lớp
- Bài cũ : + Nêu cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
+ Kiểm tra vở bài tập ( 4 em).
- Dẫn vào bài mới: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của Tiếng Việt cũng như ngôn ngữ nói chung, được thể hiện trên cả ba mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ về sự phát triển của Tiếng Việt về mặt từ vựng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 10phút)
TUẦN 5 BÀI 5 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG Tiết 21 TIẾNG VIỆT A. MTCĐ: Giúp HS: - Nắm được cách phát triển từ vựng thông dụng nhất. - Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ theo cách phát triển từ vựng. B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/53-54. Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài + HS: Tìm hiểu các ví dụ trong SGK C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động ( 4 phút) Ổn định lớp Bài cũ : + Nêu cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. + Kiểm tra vở bài tập ( 4 em). Dẫn vào bài mới: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của Tiếng Việt cũng như ngôn ngữ nói chung, được thể hiện trên cả ba mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ về sự phát triển của Tiếng Việt về mặt từ vựng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 10phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng + TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ * HS đọc ví dụ trong SGK, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi: + Nghĩa của từ kinh tế trong câu thơ là gì? Nghĩa ấy hiện nay có còn dùng nữa không? Nhận xét gì về nghĩa của từ? Định hướng: - “Kinh tế”= Kinh bang tế thế: trị nước cứu đời ( ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời. - “Kinh tế”ngày nay: chỉ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra. Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành. * HS đọc kĩ các câu thơ mục I.2, trao đổi, trả lời câu hỏi: + Trong vd (a), (b) các từ “xuân”, “tay” có nghĩa gì? Nghĩa gốc, nghĩa chuyển? Hiện tượng chuyển nghĩa được tiến hành theo phương thức nào?; Định hướng: - “Xuân”1 : chỉ mùa của đầu năm ( nghĩa gốc). - “Xuân”2 : chỉ tuổi trẻ (nghĩa chuyển) - “Tay”1 : chỉ bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc). - “Tay”2 : chỉ người chuyên hoạt động hay giỏi vế một môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển) --> “xuân” chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. --> “tay” chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. Hoạt động 3: Tổng kết ( 2phút) + Các phương thức chuyển đổi nghĩa của từ? * HS đọc Ghi nhớ SGK/56 Hoạt động 3: Luyện tập- củng cố (25phút) Yêu cầu chung: đọc văn bản, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận, lần lượt thực hiện các bài tập: BT1:-a/ Nghĩa gốc: một bộ phận cơ thể con người. -b/ Nghĩa chuyển: một vị trí trong đội tuyển ( hoán dụ) -c/ Nghĩa chuyển: vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng(ad) -d/ Nghĩa chuyển: vị trí tiếp xúc với đất của mây (ẩn dụ) BT2: HS thảo luận trả lời: - Trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm được dùng theo nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ. BT3: HS thực hiện theo nhóm (phiếu học tập) - Đồng hồ điện: dùng để đếm số đo đơn vị điện tiêu thụ. - Đồng hồ nước: -----------------nước------------------------ - Đồng hồ xăng: -----------------xăng------------------------ BT4,5: HS làm ở nhà (BT4: tìm vd chứng minh các từ trên là từ nhiều nghĩa) A/ Tìm hiểu bài: I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: - Nghĩa của từ ngữ có thể biến đổi và phát triển theo sự phát triển của xã hội. - Phương thức chuyển nghĩa của từ : ẩn dụ và hoán dụ. II/ Ghi nhớ: (SGK/ 56) B/ Luyện tập Bài tập1: Xác định nghĩa gốc, chuyển của từ “chân” Bài tập 2: Nhận xét cách dùng từ gọi tên Bài tập 3: Nêu nghĩa chuyển của các từ “đồng hồ” Bài tập 4,5: Hoạt động 4: Đánh gia ù( 2phút) * Đọc lại Ghi nhớ SGK / 54 * GV nhận xét tiết học. Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút) * Nắm nội dung bài học; Chuẩn bị bài CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CÚA TRỊNH – (Nắm nội dung – nghệ thuật của thể loại tuỳ bút) * * * CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích: Vũ trung tuỳ bút) * Phạm Đình Hổ * Tiết 22 VĂN HỌC A. MTCĐ: Giúp HS: - Hiểu được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự những nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tíchthể loại tùy bút. - Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tùy bút thời trung đạivà đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này. B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/61-62 + HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động (7phút) Ổn định lớp Bài cũ : + Kể tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương –Nguyễn Dữ + Những yếu tố thần kì, hoang đường đã được kết hợp với những yếu tố hiện thực trong truyện như thế nào và sự kết hợp đó có tác dụng nghệ thuật như thế nào? Dẫn vào bài mới: Như đã biết, chế độ phong kiếnVN giai đoạn thế kỉ XVI-XVII đã đi vào giai đoan khủng hoảng trầm trọng.Bài học hôm nay chúng ta sẽ đuợc tìm hiểu kĩ hơn sự khủng hoảng ấy qua đọan trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, đồng thời hiểu thêm về một thể loại văn học trung đại: tuỳ bút. Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (20 phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng * GV: hướng dẫn tìm hiểu xuất xứ đoạn trích: * HS tìm hiểu phần chú thích (µ) trả lời câu hỏi: * Vài nét về tác gỉa Phạm Đình Hổ? ( cuộc đời- sự nghiệp) * Xuất xứ tác phẩm?(giải thích Vũ trung tuỳ bút; nội dung Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh) * GV: nói thêm thể loại tuỳ bút: cốt truyện đơn giản, kết cấu, bố cục tự do, cách ghi chép tự nhiên, thoải mái, chi tiết chân thực xen những lời bình. * HS: + Đọc văn bản (giọng bình thản, chậm rãi,hơi buồn hàm ý phê phán kín đáo) + Thể loại văn bản? (bút kí, thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản) + Giải thích một số từ Hán – Việt ( trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, triệu bất tường, phụng thủ, cung nhân) + Bố cục? Nội dung của từng phần? * Đọc- phân tích phần 1 * HS: đọc đoạn 1, tìm hiểu, thực hiện yêu cầu: +Tìm những chi tiết, sự việc thể hiện thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa + Nghệ thuật miêu tả của tác giả? +Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: “kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường” ? + Nhận xét khái quát về cuộc sống của chúa và quan lại hầu cận? Định hướng: - Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý “thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp. - Những cuộc dạo chơi của chúa: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, các nội thần, các quan hộ giá, nhạc công, bày nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém. - Việc tìm vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa. - Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm thú, cổ mộc quái thạch” nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp yên bình, phồn thực. Cảm xúc chủ quan của tác giả xem đó là "triệu bất thường”: điềm gở, điềm chẳng lành. - Cách kể kỹ lưỡng, tỉ mỉ, hầu như khách quan, không để lộ thái độ, cảm xúc mà muốn để tự sự việc nói lên vấn đề. à GV chốt nôi dung ghi bảng. * Đọc- phân tích phần 2 * HS: Đọc đoạn 2, suy nghĩ, thảo luận trả lời các câu hỏi: +Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu nhân dân bằng những thủ đoạn nào?(Dựa thế chúa, bọn hoạn quan đã làm gì? Vì sao chúng có thể làm được như vậy? Thực chất những hành động đó là gì?) + Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu vì cớ ấy”. Định hướng: - Bọn hoạn quan ra ngoài doạ dẫm; dò xét nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quý thì biên hai chữ phụng thủ ; đêm đến, lẻn ra đem về, có khi phá nhà, đập tường để cưa cây hoặc đá; buộc gia chủ cất giấu vật phụng thủ, doạ dẫm tống tiền. - Ý nghĩa đoạn văn cuối: Bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê, hai cây lựu quý truớc nhà để tránh tai hoạ.--> làm cho tính chân thực đáng tin cậy của câu chuyện tăng thêm, đồng thời làm cho cách viết thêm phong phú, sinh động. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) được gửi gắm một cách kín đáo qua đó. * HS thảo luận trả lời: +Thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện ? (đặc trưng tuỳ bút). Định hướng: - Ở thể truyện, hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truyện và nhân vật. Truyện có hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú. - Tuỳ bút nhằm ghi chép về những con người,sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.. Sư ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không gò bó theo hệ thống, kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng , cảm xúc chủ đạo. Hoạt động 3 : Tổng kết (8 phút) * HS: khái quát nội dung bài học, trả lời câu hỏi: + Qua câu chuyện, có thể khái quát một trong những nguyên nhân khiến triều Lê – Trịnh suy tàn và sụp đổ không thể cứu vãn? + Đặc sắc nghệ thuật của bài là những điểm nào? Định hướng: - Cuộc sống xa hoa của chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại - Ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động. * HS đọc ghi nhớ SGK/63 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 5 phút) + Viết đoạn văn ngắn trình bày nhận thức về xã hội dưới thời vua Lê – chúa Trịnh cuôi thế kỉ XVIII ( Trình bày miệng trước lớp) A/ Tìm hiểu bài: I. Tác giả- tác phẩm: a- Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768-1839) - Quê: Hải Dương, từng là sinh đồ Quốc tử giám. Có ra làm quan thời Minh Mạng rồi lại mấy lần từ quan - Để lại nhiều công trình biên khảo thuộc nhiều lĩnh vực văn hoá, văn học bằng chữ Hán. Tác phẩm giá trị:Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục. b- Tác phẩm: -Vu ... åu bàn luận câu hỏi: + Qua những lời phủ dụ của vua Quang Trung trong buổi duyệt binh lớn ở Nghệ An, với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện với cống sĩ La Sơn, lại chứng tỏ nhà vua còn có phẩm chất gì? Định hướng: Lời phủ dụ ở Nghệ An: như lời hịch ngắn gọn mà hào hùng kích động tam can quân lính, làm tăng thêm phấn khích, tự hào và sẵn sàng chiến đấu Lời phủ dụ đối với bọn quan tướng thân cận được giao trọng trách: tất cả đều mang gươm trên lưng đến xin chịu tội. Qua lời nói với Nguyễn Thiếp và với Sở, Lân, ta thấy ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa rộng của Quang Trung. à Nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao có trí tuệ sáng suốt nhìn xa trông rộng, biết mình biết người, sâu sắc và tâm lí. + Tài dùng binh, tài chỉ huy chiến đấu giành chiến thắng như thế nào? (tìm dẫn chứng, phân tích) + Hình ảnh Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào? ( tả lại theo truyện và sự tưởng tượng của mình) Định hướng: - Hành quân thần tốc làm người đời sau kinh ngạc (binh đông, đi nhanh và an toàn, đảm bảo bí mật) - Nhà vua cưỡi voi, đội khăn vàng chỉ huy ba quân trong khói đạn mù trời, tiếng quân reo dậy đất; Quang Trung ngồi trên bành voi, chiến bào đỏ đã sạm đen vì khói súng , dẫn đầu đoàn tượng binh vào Thăng Long. * HS trao đổi tranh luận vấn đề: +Tại sao vốn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn, thậm chí xem Tây Sơn như giặc, mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình đầy cảm hứng đến như vậy? Định hướng: - Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến trực tiếp; là những trí thức có lương tâm, tài năng nê không thể không tôn trọng sự thật lịch sử. - Mặt khác cũng được tận mắt chứng kiến sự thối nát, kém cõi,hèn mạt của vua chúa Lê – Trịnh cùng những độc ác, hống hách của bọn giặc Thanh, Tôn sĩ Nghị nên không thể không cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao +Phân tích Hình ảnh quân nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống * HS tìm hiểu, trả lời: +Phân tích những chi tiết kế tả bọn cướp nước và bọn bán nước trong những ngày đầu xuân Kỉ Dậu. + Cách miêu tả hai cuộc tháo chạy trên khác nhau như thế nào? à chốt nội dung ghi bảng - Cách miêu tả: giống nhau đều là tả thực với những chi tiết cu thể; khác nhau về âm hưởng. Đoạn 1: nhịp nhanh, mạnh, hối hả, miêu tả khách quan nhưng hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận ; Đoạn 2: nhịp điệu có chậm hơn, âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Hoạt động 3 : Tổng kết (10phút) * HS: khái quát nội dung bài học, trả lời câu hỏi: + Giá trị nội dung và nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí? à chốt nội dung ghi nhớ * HS đọc ghi nhớ SGK/ 72 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 8 phút) + Viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789) ( Trình bày trước lớp- nhận xét) A/ Tìm hiểu bài: I. Tác giả- tác phẩm: a- Tác giả: Do một số người trong dòng họ Ngô Thì viết trong nhiều thời điểm nối tiếp nhau. b- Tác phẩm: -Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán, ghi chép về việc thống nhất của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam II.Kết cấu: + Đại ý: Hồi thứ mười bốn Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và số phận của vua tôi Lê Chiêu Thống. + Bố cục: Đoạn1:Từ đầu tháng chạp năm Mậu Thân (1788): Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc Đoạn 2: tt rồi kéo quân vào thành: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. - Đoạn 3: tt cũng lấy làm xấu hổ: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống III. Phân tích: 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ: - Con người hành động mạnh mẽ. - Trí tuệ sáng suốt nhạy bén. - Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. - Tài dụng binh như thần. - Hình ảnh oai phong, lẫm liệt trong chiến trận. à Hình ảnh người anh hùng đuợc khắc hoạ khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại. 2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước: a- Quân tướng nhà Thanh: - Mưu cầu lợi riêng, bất tài, kiêu căng chủ quan, tự mãn b- Bọn vua tôi bán nước, hại dân: - Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đầu hàng, bù nhìn, cùng chung số phận của kẻ vong quốc. VI. Tổng kết : ( Ghi nhớ – SGK/ 72) B/ Luyện tập: Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút) * Hồi thứ mười bốn của tác phẩm HLNTC mang lại cho em những hiểu biết gì về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ? Về số phận của quân Thanh xâm lược và vua tôi Lê Chiêu Thống? * GV nhận xét tiết học. Hoạt động 6: Dặên dò ( 2 phút) * Nắm nội dung bài học; Chuẩn bị bài SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( TT) – tìm hiểu các cách tạo từ mới. * * * SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( tiếp theo) Tiết 25 TIẾNG VIỆT A. MTCĐ: Giúp HS: - Biết cách mở rộng vốn từ và chính xác hóa vốn từ (Tạo thêm từ mới; mượn từ ngữ nước ngoài). - Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của từ ngữ mới. B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 73-74. Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài + HS: Tìm hiểu các ví dụ trong SGK C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động ( 3phút) Ổn định lớp Bài cũ : + Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ như thế nào? Các phương thức phát triển nghĩa của từ? + Kiểm tra vở bài tập ( 2 em). Dẫn vào bài mới: Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng nhưng khác với tiết trước – phát triển về chất, ở đây là sự phát triển từ ngữ về lượng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 10 phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng + TÌM HIỂU TẠO TỪ MỚI: * HS đọc ví dụ 1,2 trong SGK/72, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi: + Trong thời gian gần đây có những từ ngữ mới nào được cấu tạo trên cơ sở các từ: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ cấu tạo đó. + Tìm các từ mới được cấu tạo theo mô hình x+ tặc. + Nêu cách phát triển nghĩa của từ? Định hướng: HS thực hiện theo mẫu:x+y (x và y là từ ghép) - Điện thoại di động: điện thoai vô tuyến, có kích thuớc nhỏ, sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao. - Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế. - Kinh tế trí thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. - không tặc: kẻ chuyên cướp trên máy bay. - hải tặc: kẻ chuyên cướp trên tàu biển. - Lâm tặc: kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng. Chốt nội dung ghi nhớ 1 * HS đọc kĩ các vd 1.2 SGK/73 tìm hiểu, trả lời câu hỏi: + Xác định các từ Hán – Việt trong hai đoạn trích a, b. + Tìm những từ biểu thị các khái niệm a, b. Định hướng: 1/a- thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân. b- bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. --> những từ mượn tiếng Hán 2/a- AIDS b- ma- két-tinh --> những từ ngữ này mượn của tiếng Anh * HS đọc Ghi nhớ 2 SGK/ 74 Hoạt động 3: Tổng kết ( 2 phút) + Sự phát triển của từ? * HS đọc lại Ghi nhớ 1, 2 Hoạt động 4: Luyện tập- củng cố (25phút) Yêu cầu chung: đọc văn bản, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận, lần lượt thực hiện các bài tập: BT1:-a/ x + trường (thị trường, chiến trường, thương trường...) -b/ x+tập: (học tập, thực tập, luyện tập, sưu tập) BT2: HS thưcï hiện phiếu học tập theo nhóm trả lời: - Bàn tay vàng, cơm bụi, công viên nước, BT3: HS thực hiện theo 2 nhóm (phiếu học tập) a- Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán,ca sĩ, nô lệ. b- Từ mượn của các nước châu Aâu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, cà phê, ca nô. BT4,5: HS thảo luận - Xã hội phát triển, nhận thức phát triển, ngôn ngữ cũng phải phát triển để đáp ứng các nhu cầu thông tin khoa học và trao đổi tư tưởng tình cảm của con người. Trong sự phát triển của ngôn ngữ nói chung thì từ vựng bao giờ cũng là bộ phận phát triển mạnh nhất. à Sự phát triển của từ vựng là môt đòi hỏi tất yếu A/ Tìm hiểu bài: I. Tạo từ mới: - Tạo từ ngữ mới. II/ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: - Tiếng Hán và các ngôn ngữ châu Âu III/ Tổng kết: Ghi nhớ: (SGK/ 73-74) B/ Luyện tập Bài tập1: Tìm hai mô hình cấu tạo từ ngữ mới theo mẫu x+tặc: Bài tập 2: Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến và giải thích nghĩa: Bài tập 3: Xác định từ mượn: Bài tập 4: Thảo luận vấn đề: từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không? Hoạt động 5: Đánh giá ( 2phút) * Đọc lại Ghi nhớ SGK / 73-74 * GV nhận xét tiết học. Hoạt động 6: Dặn dò ( 3 phút) * Nắm nội dung bài học; đọc thêm; chuẩn bị bài TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU (Nắm kĩ tác giả, giá trị nội dung – nghệ thuật của truyện Kiều) * * * Trắc nghiệm Nối các từ với phần giải thích nghĩa thích hợp: 1. Ngô Gia văn phái a- nhà giữa. 2. Nhà trung đường b- làm cho cương vị được rõ ràng. 3. Chính vị hiệu c- một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì. 4. Kẻ thức giả d. một cách đối xử đầy đặn, thâm tình. 5. Hậu tình e- người có học vấn, có kiến thức
Tài liệu đính kèm: