Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 7

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 7

A. MTCĐ: Giúp HS:

 - Thấy được tư cách bỉ ổi kiểu con buôn của Mã Giám Sinh và thân phận tủi cực của Kiều. Thực trạng xã hội xấu xa và tấm lòng nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.

 - Có thái độ căm ghét kẻ giả dối, xảo quyệt; thông cảm nỗi đau khổ của người khác.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 98-99

Văn bản Truyện Kiều;

+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : + Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?

 + Nhận xét bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du qua đoạn trích.

- Dẫn vào bài mới: Ở đoạn trích Chị em Thuý Kiều chúng ta đã thấy được tài miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua bút pháp ước lệ cổ điển.Bài học hôm nay chúng ta sẽ thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật bằng nét bút hiện thực, khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
 (Trích) * Nguyễn Du *
TUẦN 7
 Tiết 31-32 
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Giúp HS:
 - Thấy được tư cách bỉ ổi kiểu con buôn của Mã Giám Sinh và thân phận tủi cực của Kiều. Thực trạng xã hội xấu xa và tấm lòng nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du.
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động.
 - Có thái độ căm ghét kẻ giả dối, xảo quyệt; thông cảm nỗi đau khổ của người khác.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 98-99 
Văn bản Truyện Kiều; 
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
 + Nhận xét bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du qua đoạn trích.
- Dẫn vào bài mới: Ở đoạn trích Chị em Thuý Kiều chúng ta đã thấy được tài miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua bút pháp ước lệ cổ điển.Bài học hôm nay chúng ta sẽ thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật bằng nét bút hiện thực, khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (60 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc phần Chú thích :
+ Cho biết vị trí của đoạn trích.
Đoạn thơ thuộc phần gia biến và lưu lạc trong kết cấu Truyện Kiều, mở đầu kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương.
Gia đình Thuý Kiều bị tên bán tơ vu vạ, Vương Ôâng và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập dã man, nhà cửa bị bọn sai nha lục soát, vơ vét hết mọi của cải.Thuý Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai hoạ. Được mụ mối mách bảo, Mã Giám Sinh tìm đến mua Kiều.
* HS đọc đoạn trích (giọng phân biệt lời kể chuyện và lời thoại của nhân vật, lời của MGS nói hai lần với ngữ điệu khác nhau) – nhận xét cách đọc
 + Giải thích: viễn khách, Mã Giám Sinh, dợn gió, sính nghi, 
 +Kết cấu đoạn trích? ( 3 phần), 
* HS dựa vào văn bản trích, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của MGS.
- Về Dáng vẻ? Lời nói? Hành vi? Mỗi phương diện ứng với những lời thơ nào trong vb?
- Chi tiết mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao gợi hình ảnh về một người như thế nào? Gắn với một con người quá niên trạc ngoại tứ tuần cho ta hiểu gì về người ấy?
- Chi tiết trước thầy sau tớ lao xao; Ghế trên ngồi tót sổ sáng gợi cảnh tượng như thế nào? Gắn với Mã Giám Sinh, chi tíet đó cho ta hiểu gì về nhân vật này?
- Nhận xét cách miêu tả?Cách dùng từ? So với cách tả Thuý Kiều, Thuý Vân?
Định hướng:
 - Diện mạo: cách ăn mặc, chải chuốt quá đáng, kệch cỡm, không phù hợp lứa tuổi (nhẵn nhụi, bảnh bao hàm ý mỉa mai, chê bai)
- Nói năng:cộc lốc, không thưa gởi, nhát gừng --> thiếu lễ độ, lịch sự.
- Hành động: “ngồi tót”:bất lịch sự, bất nhã, “lao xao”: ồn ào nhốn nháo, mất trật tự.
- Lai lịch: không rõ ràng (viễn khách, cũng gần).
-Hành động “đắn đo” “cò kè bớt một thêm hai” “ngã giá” -- > hành động của một kẻ con buôn ti tiện, bủn xỉn, keo kiệt
- Khắc họa phản ánh nhân vật phản diện bằng nét bút hiện thực, hoàn chỉnh cả diện mạo lẫn tính cách.
à MGS là tên buôn người trắng trợn, xấu xa, đê tiện
* HS đọc các câu thơ miêu tả Thuý Kiều, suy nghĩ trả lời:
+ Nhận xét thái độ, tâm trạng của nàng lúc đó?
+Từ ngữ, chi tiết miêu tả tâm trạng Thuý Kiều?
Định hướng:
 - Kiều hành động như một cái máy, mặc cho mụ mối sai khiến
- Tâm trạng buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng, ê chề : “ngại ngùng”, “thẹn”, “mặt dày”
- Là người ý thức được nhân phẩm, Kiều đau đớn trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ “nỗi mình” tình duyên dang dở, uất bởi “ nỗi nhà”bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều là sự đau đớn, tái tê “ thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”
* HS thảo luận trả lời:
+ Thái độ của tác giả qua đoạn trích?( đối với MGS, với Thuý Kiều)
Định hướng:
Thái độ của tác giả thể hiện rõ qua cách miêu tả trực tiếp nhân vật MGS với cái nhìnmỉa mai, châm biếm, lên án.
Nhà thơ như hoá thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thuý Kiều
 Hoạt động 3 : Tổng kết (10phút)
* HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ? (tài khắc hoạ tính cách nhân vật qua dáng vẻ, cử chỉ)
+ Nội dungý nghĩa của đoạn trích?(MGS mua Kiều làmột bức tranh hiện thực về xã hội, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ
à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 99
 Hoạt động 4 : Luyện tập- cxủng cố ( 5 phút)
+ Suy nghĩ của em về câu thơ: 
 “Tiền lưng đã sẵn, việc gì cũng xong”
A/ Tìm hiểu bài:
I. Vị trí đoạn trích: (SGK)
II/ Kết cấu:
+ 6 câu đầu: Kiều nhờ mụ mối tìm người mua lấy danh nghĩa là lễ hỏi (vấn danh)
+ 24 câu tiếp: MGS đến mua Kiều
+ 4 câu cuối: Quyết định sau cuộc ngã giá
III. Phân tích:
1. Nhân vật Mã Giám Sinh:
 - Lai lịch không rõ ràng
- Aên diện lố bịch, kệch cỡm
- Nói năng cộc lốc thô lổ, thiếu văn hoá 
- Hành động, cử chỉ bất nhã, bất lịch sự
à kẻ giả dối, vô học, bất nhân; có bản chất của một con buôn ti tiện, xấu xa, bỉ ổi 
2. Hình ảnh Thuý Kiều:
Tâm trạng đau đớn, nhục nhã, ê chề
3. Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ
Niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
Thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ: SGK/ 99)
B/ Luyện tập:
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút)
 * Đọc diễn cảm đoạn thơ
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn do ø(5phút)
 * Học thuộc lòng đoạn trích; nắm nghệ thuật tả nhân vật phản diện của tác giả; Soạn bài Miêeu ta trong van ban tu su.
* * *
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 Tiết 33
 TẬP LÀM VĂN 
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong vb tự sự.
	- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 92-93. Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Tìm hiểu các ví dụ trong SGK 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ ( thông qua)
Dẫn vào bài mới: Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy được vai trò của yếu tố miêu tảtrong văn bản tự sự, đồng thời giúp chúng ta biết cách rèn luyện kĩ năngvận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
+ TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VB TỰ SỰ
* HS đọc ví du 1 trong SGK/ 91, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ Đoạn trích kể về trận đánh nào? 
+ Sự việc đó diễn ra như thế nào? Nếu chỉ kể lại các sự việc như vậy thì câu chuyện có sinh động không?
+ Cho biết tại sao đoạn trích lại sinh động, hấp dẫn như vậy?
 Định hướng:
- Đoạn trích kể về việc vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
- Sự việc đó diễn ra như sau: 
a. Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ muời người khiêng một bức rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi.
b. Quân Thanh bắn ra không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
c. Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà dánh.
d. Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
- Nếu kể như trên thì câu chuyện khô khan, kém hấp dẫn vì mới chỉ trả lời câu hỏi “ việc gì đã xảy ra?” chứ chưa trả lời câu hỏi “như thế nào?”
- Đoạn trích nguyên văn hấp dẫn, sinh động vì có các yếu tố miêu tả:
+ Nhân có gió bấc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió Nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
+ Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
 Hoạt động 3: Tổng kết (5phút)
à Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố miêu ta ûtrong văn bản tự sự?
* HS đọc Ghi nhớ SGK/ 92
 Hoạt động 4: Luyện tập- củng cố (25phút)
Yêu cầu chung: đọc văn bản, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận, lần lượt thực hiện các bài tập:
BT1:- Tả người
 “ Vân xem trang trọng khác vời
 . . . 
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
 - Tả cảnh:
 “ Cỏ non . . . bông hoa”
 “ Tà tà . . . bắc ngang”
 à Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động hấp dẫn và giá chất thơ, góp phần làm cho người đọc có khoái cảm thẩm mĩ theo qui luật: “Lời hay ai chẳng ngâm nga 
 Trước còn thuận miệng, sau ra cảm lòng”
 BT2: HS độc lập viết đoạn theo yêu cầu, GV gọi cùng lúc hai em lên trinh bày trên bảng, cả lớp nhận xét, sửa chữa
 BT3: HS làm ở nhà 
 (đọc kĩ, nắm yêu cầu bài tập để thực hiện)
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
 II. Tổng kết:
 Ghi nhớ: (SGK/ 92)
B/ Luyện tập
Bài tập1: Tìm yếu tố tả cảnh, tả người trong Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân
Bài tập 2: Dựa vào Cảnh ngày xuân viết đoạn văn kể việc chị em Thuý Kiều đi chơi xuân có vận dụng yếu tố miêu tả
 Bài tập 3: 
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút)
 * Đọc lại Ghi nhớ SGK / 92
 * GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dò (2phút)
 * Nắm nội dung bài học; chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 2 – xem yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2
VĂN TỰ SỰ
 Tiết 34-35
 TẬP LÀM VĂN
A. MTCĐ: Giúp HS:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật , con người.
 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày; nhầt là kĩ năng sử dụng từ ngữ đã được rèn luyện ở bài Trau dồi vốn từ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Đề bài
+ HS: Tổng hợp các kiến thức về văn bản tự sự
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (2phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ: ( thông qua)
Dẫn vào bài mới:
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (85 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* GV phát đề – Nêu yêu cầu chung của bài làm:
+ Nắm kĩ đặc điểm cơ bản của văn bản tự sự.
+ Kết hợp yếu tố miêu tả cảnh vật, con người, hành động để bài viết sinh động
* HS làm bài tại lớp
Biểu điểm:
+ Điểm 9-10: 
- Đáp ứng đầy đủ nội dung, yêu cầu bài làm; văn viết trôi chảy.
- Ít mắc lỗi chính tả.
+ Điểm 7-8:
- Đáp ứng nội dung, yêu cầu bài làm; văn viết đôi chỗ chưa trôi chảy, lưu loát.
- Còn mắc một vài lỗi chính tả.
+ Điểm 5-6:
- Chưa nêu được đầy đủ các yêu cầu nội dung và hình thức
- Mắc lỗi chính tả nhiều.
+ Điểm 3-4:
- Chưa đáp ứng các yêu cầu của bài làm; văn viết tối nghĩa. lủng củng; bố cục không rõ ràng.
- Sai chính tả từ 5 lỗi trở lên.
+ Điểm 0-2:
- Chưa nắm kiểu bài; bài làm hời hợt, sơ sài, quá cẩu thả.
- Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.
 Đề: 
 Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày nghỉ hè, em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Yêu cầu cụ thể:
Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ trong tương lai, nghiã là khi ấy em đã trưởng thành, có một nghề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định.
Nêu được lí do khiến em về thăm trường cũ.
Cảm xúc khi đến và về.
Hình thức một bức thư gơiû cho bạn học cũ
 Hoạt động 3: Dặên dò ( 3 phút)
 * Thu bài.
 * Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều – Tìm hiểu nghệ thuật tả người ( so sánh với mêu tả Thuý Vân –Thuý Kiều)
* * *

Tài liệu đính kèm:

  • doc7-VAN9- TUAN7.doc