Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 20

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 20

A.Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 - Giáo dục thói quen, lòng say mê đọc sách.

- Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bi “Khởi ngữ” v phần TLV qua bi “Php phn tích v tổng hợp” v “Luyện tập phn tích v tổng hợp”

B.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản tìm tài liệu liên quan.

 -Trò : Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

D. Tiến trình hoạt động dạy và học:

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Tiết 91:	BÀN VỀ ĐỌC SÁCH 	 
Ngày soạn: 8/1/2009	( Chu Quang Tiềm )
Ngày dạy: 13/1/2009
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 - Giáo dục thói quen, lòng say mê đọc sách.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Khởi ngữ” và phần TLV qua bài “Phép phân tích và tổng hợp” và “Luyện tập phân tích và tổng hợp”
B.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản tìm tài liệu liên quan.
 -Trò : Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 
D. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I. Ổn định nề nếp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
*) Giới thiệu bài : Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Tìm hiểu chung về văn bản
GV trình bày những hiểu biết về tác giả. Em biết gì về tác giả tác phẩm?
HS trả lời, GV bổ sung
GV giới thệu văn bản bàn về đọc sách.
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS đọc văn bản : Đọc rõ ràng, mạch lạc. Nội dung văn bản ?
 Hoạt động 3:
Hãy trình bày tóm tắt ý kiến của tác giả về tầm quan trọng của sách.Ý nghĩa của sách là gì?
Thảo luận: Tác giả đã trình bày ý nghĩa của việc đọc sách như thế nào? Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng như thế nào với em?
1. Đọc – Tìn hiểu chung về văn bản.
a. Tác giả – tác phẩm :
*) Tác giả : Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mỹ học, lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách.
*)Tác phẩm : Văn bản bàn về đọc sách. - Xuất xứ : Từ Trung Quốc
Bài viết là một quá trình tích luỹ kinh nghiệm ,dày công suy nghĩ đầy tâm huyết.
- Người dịch : Trần Đình Sử.
- Phương thức biểu đạt : Nghị luận.
- Vấn đề nghị luận : Bàn về đọc sách.
b. Đọc - chú thích : SGK
c. Bố cục : 3 phần .
- Phần 1 : Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2 : Những khó khăn sai lệch trong việc đọc sách.
- Phần 3 : Còn lại. Bàn về phương pháp đọc sách.
2. Đọc – Tìm hiểu văn bản.
Nội dung văn bản:Đề cao tầm quan trọng ,ý nghĩa của đọc sách.Chỉ ra những lệch lạc và định hướng cho việc đọc sách.
a. Tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của đọc sách
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy nghìn năm qua.
- Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
- Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
- Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
- Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát triển thế giới mới.
*) Tiểu kết luyện tập :
 - Đối với con người sách là tài sản vô giá,là ngôi sao dẫn đường.
-Bài viết có ý nghĩa thiết thực,cách lập luận có cơ sở thuyết phục người đọc.
_Bản thân học sinh được cung cấp,bồi dưỡng,trau dồi tri thức.
D. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố : Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì ?
 - Dặn dò : + Đọc kĩ văn bản, đề ra những việc làm cụ thể cho bản thân.
 + Chuẩn bị nội dung tiết 2 phần còn lại của văn bản. Nghiên cứu hệ thống câu hỏi .
Tiết 92:	BÀN VỀ ĐỌC SÁCH	 
Ngày soạn: 8/1/2009	 ( Chu Quang Tiềm )
Ngày dạy: 13/1/2009
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Nắm sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 - Giáo dục thói quen, lòng say mê đọc sách. Biết quý trọng những tri thức mà sách ban tặng.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Khởi ngữ” và phần TLV qua bài “Phép phân tích và tổng hợp” và “Luyện tập phân tích và tổng hợp”
B.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản tìm tài liệu liên quan.
 -Trò : Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I. Ổn định nề nếp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
*) Giới thiệu bài : Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa đọc sách thưởng thức và đọc sách chuyên môn. Qua bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm đã trình bày những ý kiến xác đáng.
Hoạt động của thầy và trò
 Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS phân tích lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách đọc, phương pháp đọc qua các câu hỏi gợi ý.
Theo em đọc sách có dễ không?Cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?HS thảo luận trình bày trên cơ sở tìm hiểu văn bản.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS phân tích tính thuyết phục, sưùc hấp dẫn của văn bản.
Hoạt động 3:
HS thảo luận, trả lời.Gv định hướng. GV hướng dẫn HS tổng kết theo các nội dung ghi nhớ trong SGK. 
Hoạt động 4: Các em thực hiện luyện tập.Em thường đọc sách nào Tác dụng của sách ấy ?
Nội dung kiến thức
 b.Những sai lạc trong việc đọc sách :
- Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách không phải là dễ.
Trước hết tác giả chỉ ra hai thiên hướng sai lệch khi chọn sách.
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian.
+Đọc để đối phó,hoặc để khoe khang .
c.Những định hướng chung cho việc đọc sách 
* Cách lựa chọn sách. 
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ những cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Đảm bảo nguyên tắc “Vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu.
*) Phương pháp đọc sách :
+ Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân.
 3 Tổng kết : 
- Về nội dung : Bài viết của tác giả xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại hiện nay.
- Về nghệ thuật : Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện.
+ Nội dung luôn thấu tình đạt lý.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.Cách viết giàu hình ảnh, ví von, cụ th ể sinh động.
4.Luyện tập :-HS phải đọc sách phổthông,chuyên sâu vào sách giáo khoa và các sách khoa học về bbộ môn yêu thích.
D. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố : Khi đọc sách cần chú ý những điểm gì ? Cảm nhận của em về nội dung nghệ thuật của văn bản ?
 - Dặn dò : + Đọc kĩ văn bản, đề ra những việc làm cụ thể cho bản thân.
 + Chuẩn tiết 93 “Khởi ngữ”. Nghiên cứu hệ thống câu hỏi và tìm hiểu khái niệm .
Tiết 93:	KHỞI NGỮ	 
Ngày soạn: 9/1/2009
Ngày dạy: 14/1/2009
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó, biết đặt những câu có khởi ngữ.
- Tích hợp với phần Văn qua bài “Bàn về đọc sách” và phần TLV qua bài “Phép phân tích và tổng hợp” và “Luyện tập phân tích và tổng hợp”
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng hợp lý. 
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B. Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu khái niệm tìm tài liệu liên quan.
 -Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I. Ổn định nề nếp: 
II. Kiểm tra bài cũ: : Kiểm tra vở sách của học sinh .
III.Bài mới: 
*) Giới thiệu bài : Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Hoạt động 1:GV cho HS tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
 HS đọc to các câu trong ví dụ. Các HS khác theo dõi.
Thảo luận: phân biệt từ ngữ in đậm với CN về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.
 HS thảo luận, trình bày ý kiến.
Hoạt động 2:
HS phân tích các ví dụ và trả lời.
 Thế nào là khởi ngữ ? 
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập trong SGK.Định hướng kiến thức toàn bài.
1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
a. Ví dụ : 
*) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh , anh không gìm nổi xúc động.
 Từ in đậm đứng trước CN có quan hệ trực tiếp với CN, nêu lên đối tượng được nhắc tới trong câu.
*) Giàu, tôi cũng giàu rồi.- Vị trí : Đứng trước CN- Tác dụng : Quan hệ dán tiếp với VN ở sau, nêu đặc điểm của đôí tượng.
*) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta,, không sợ nó thiếu giàu và đẹp(...).
Nhận xét : Cụm từ “các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ” đứng trước CN, có quan hệ gián tiếp với VN, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
b. Nhận xét : 
- Về vị trí : Các từ in đậm đều đứng trước CN . Có thể dễ dàng thêm các từ : Về, với, đối với... thì.
- Về nội dung : Có quan hệ trực tiếp với yếu tố trong thành phần câu còn lại.Nêu lên đề tài của câu.
2. Ghi nhớ : SGK
3.Luyện tập:Thực hiện các bài tập.
 Bài tập 1: Câu a:Điều này .Câu b: Đối với chúng mình. Câu c: Một mình .Câu d:Làm khí tượng.Câu e :Đối với cháu.
Bài tập 2: Câu a:Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. 
Câu b: Hiểu thì tôi hiểu rồi,nhưng giải thì tôi chưa giải được.
D. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố : Khởi ngữ là gì ?Vai trò của nó trong câu ? 
- Dặn dò : Thực hiện trọn vẹn các bài tập còn lại. 
 Chuẩn bị cho tiết 94 “ Phép phân tích và tổng hợp”. Nghiên cứu hệ thống câu hỏi .
Tiết 94:	PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP	 
Ngày soạn:11/1/2009 
Ngày dạy: 16/1/2009
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận. 
- Tích hợp với phần Văn qua bài “Bàn về đọc sách”, phần Tiếng Việt qua bài “Khởi ngữ” và phần TLV qua bài “Luyện tập phân tích và tổng hợp”
 - Rèn luyện kĩ năng hiểu và vận dụng phép phân tích tổng hợp khi diễn đạt và làm văn .
 - Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập,tích cực vận dụng .
B. Chuẩn bị: - Thầy : Nghiên cứu tài liệu,bảng phụ,mẫu.
 -Trò : Nghiên cứu mẫu,hệ thống bài tập. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I. Ổn định nề nếp: 
II. Kiểm tra bài cũ: : Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ minh hoạ? Vai trò của khởi ngữ trong câu ?
III.Bài mới: 
*) Giới thiệu bài : Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp,điều này sẽ sáng tỏ trong tiết học này?.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV giúp học sinh tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp.
 HS đọc văn bản.
 GV nêu vấn đề, đưa ra các câu hỏi để học sinh thảo luận, qua đó tìm hiểu văn bản.
 - Văn bản bàn luận vấn đề gì ?
 - Trước hết văn bản nêu những hiện tượng gì ? (MB)
 - Tiếp đó tác giả nêu ra biểu hiện nào ?
-Thảo luận: Các hiện tượng đó nêu lên một nguyên tắc nào trong (ăn mặc)trang phục của con người ? 
- Tất cả các hiện tượng đó đều hướng tới quy tắc ngầm. trong xã hội?
 Bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt” vấn đề?
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
-Theo em câu này có thâu tóm được các ý trong từmg phần nêu trên không?
-Từ đó tác giả đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?
-Cuối cùng tác giả đã khẳng định điều gì ở phần kết thúc?
Vậy thế nào là phép lập luận tổng hợp? Phép lập luận tổng hợp thường được thực hiện ở vị trí nào trong văn bản?
HS rút ra kết luận, GV bổ sung hoàn thiện.
Quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp(chỉ ra bản chất của từng phương pháp để chứng minh, mối quan hệ giữa chúng)?
Hoạt động 2:
Các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản trên?
Thế nào là phép lập luận, phân tích và tổng hợp?
GV cho HS tổng kết và luyện tập. Cảm nhận của em về phép phân tích tổng hợp?
1. Tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp:
a. Phép phân tích :
 Văn bản : “Trang phục”
(SGK, tr. 9)
Vấn đề bàn luận : Cách ăn mặc, trang phục. Phần đầu nêu 2 hiện tượng không có thực .
+ Mặc quần áo chỉnh tề đi chân đất.
+ Đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo để lộ cả da thịt.
* Cô gái một mình trong hang sâu .
- Không mặc váy xoè, váy ngắn...
* Anh thanh niên tát nước, câu cá ngoài đồng vắng : không chải chuốt, áo quần không tươm tất ...
Nguyên tắc chung:- Ăn mặc phải đồng bộ.
- Ăn mặc phải phù hợp với công việc và tính chất công việc.
Như vậy:Phép phân tích là dùng dẫn chứng,từng bộ phận từng phương diện của một vấn đề để chỉ ra nội dung vấn đề.
b. Phép tổng hợp : 
- Nêu các biểu hiện : + Aên mặc đồng bộ.
- Chốt vấn đề : “ăn cho mình, mặc cho người”
Câu nói có tác dụng thâu tóm, tổng hợp lại các ý đã trình bày, phân tích.
Vấn đề bàn luận : Trang phục đẹp – phù hợp với môi trường, hiểu biết, trình độ, đạo đức.
Trang phục đẹp : Hợp văn hoá, môi trường.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Phép tổng hợp thường được thực hiện ở cuối văn bản.
c. Mối quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp.
- Phân tích : Phân chia sự vật thành các bộ phận phù hợp với cấu tạo quy luật của sự vật cùng một bình diện. 
 - Tổng hợp là phương pháp tư duy ngược lại với phân tích, đem các bộ phận, các đặc điểm.
Các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng giúp người đọc hiểu sâu sắc, cặn kẽ chủ đề.
2. Ghi nhớ :SGK
3. luyện tập : Sáng tỏ nhiều vấn đề xưa nay chưa làm được.
Hiểu rõ hơn khái niệm để vận dụng.
Đối với học sinh đây là kĩ năng cần thiết để vận dụng.
D. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố : Thế nào là phép phân tích tổng hợp ?Vai trò của nó trong văn bản?
 - Dặn dò : Chuẩn bị tiết 95 “ Luyện tập phân tích và tổng hợp”. Nghiên cứu hệ thống câu hỏi bài tập .
Tiết 95:	LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH	 
Ngày soạn:11/1/2009	VÀ TỔNG HỢP
Ngày dạy: 16/1/2009
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận. 
- Tích hợp với phần Văn qua bài “Bàn về đọc sách”, phần Tiếng Việt qua bài “Khởi ngữ” và phần TLV qua bài “Phép phân tích và tổng hợp” 
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng,giải các bài tập liên quan . Có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận. 
 - Giáo dụcý thức chăm chỉ,yêu thích tiếng Việt .
B. Chuẩn bị : - Thầy : Chuẩn bị bảng phụ,hệ thống bài tập. 
 -Trò : Nghiên cứu lý thuyết,hệ thống bài tập. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I. Ổn định nề nếp: 
II. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép lập luận, phân tích và tổng hợp?Lấy ví dụ minh hoạ?
III.Bài mới: 
*) Giới thiệu bài : Phân tích tổng hợp là một kiến thức đối với học sinh không thể thiếu được. Cần rèn luyện để có kỹ năng tốt là điều cần thiết.
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: GV và các em nhắc lại lý thuyết về phép phân tích tổng hợp.
 Hoạt động 2:
Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ra sao?
Tác giả đã chỉ ra những cái hay (thành công) nào? Nêu rõ những luận cứ đểv làm rỏ cái hay của thơ Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Thu điếu”.
Thảo luận: Trong bài tập b, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? Phân tích các bước lập luận của tác giả.
HS đọc bài tập 2, độc lập làm bài trên phiếu học tập.
Một vài em khác chữa, bổ sung.
GV hướng dẫn cho HS đọc, làm bài tập 3 trên giấy, một số HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV hướng dẫn cho HS viết theo yêu cầu của bài.
Trên cơ sở đã phân tích ở Bài tập 3, HS viết phần tổng hợp ra giấy (phiếu học tập), sau đó một vài em đọc, các em khác nhận xét phần trình bày của bạn.
1. Định hướng các kiến thức đã học :
2. Thực hiện các bài tập: 
Bài tập 1 : 
Bài tập a : Phép lập luận phân tích.
+ Cái hay ở trình tự phân tích của đoạn văn : “hay cả hồn lẫn xác – hay cả bài”.
+ Cái hay ở các điệu xanh : Aùo xanh, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh bèo, xen với màu vàng của lá cây.
+ Cái hay ở những cử động : Thuyền lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, chiếc cần trúc, con cá động.
+ Cái hay ở các vần thơ : Vần hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa, chữ.
+ Cái hay ở các chữ không non ép, kết hợp thoải mái, đúng chỗ, cho thấy một nghệ sĩ cao tay, đặc biệt là các câu 3,4.
Bài tập b : Phép lập luận phân tích. 
“Mấu chốt của sự thành đạt”.
Gồm hai đoạn : 
- Đoạn 1 : Nêu quan niệm mấu chốt của sự thành đạt gồm : Nguyên nhân khách quan
(do gặp thời, do hoàn cảnh bức bách, do có tài trời ban) và nguyên nhân chủ quan (con người).
- Đoạn 2.
+ Phân tích từng quan niệm đúng – sai; cơ hội gặp may; hoàn cảnh khó khăn, không cố gắng không tận dụng sẽ qua.
Tài năng : Chỉ ra khả năng tiềm tàng, không phát hiện hoặc bồi dưỡng thì cũng sẽ thui chột.
Kết luận : Mấu chốt của sự thành đạt ở bản thân mỗi thể hiện ở sự kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, trau dồi đạo đức.
 Bài tập 2 : 
Phân tích thực chất của lối học đối phó :
- Xác định sai mục đích của việc học.
- Học không chủ động mà bị động.
- Không hứng thú, chán học, kết quả học thấp.
- Bằng cấp mà không có thực chất, không có kiến thức.
 Bài tập 3 : 
Phân tích các lý do buộc mọi người phải đọc sách.
- Sách vở đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân loại từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ, phải đọc sách để tiếp thu tri thức kinh nghiệm mà người đi trước khó khăn gian khổ tích luỹ được (coi đây là xuất phát điểm tiếp thu cái mới).
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ – hiểu sâu đọc quyển nào nắm chắc quyển đó.
- Đọc kiến thức chuyên sâu pục vụ ngành nghề.
– Cần phải đọc rộng giúp hiểu các vấn đề
chuyên môn tốt hơn.
 Bài tập 4 : 
(Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân
tích trong bài).
 Một trong những con dường tiếp thu tri thức khoa học – con đường ngắn nhất là đọc sách. Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những cuốn sách quan trọng mà đọc kĩ. Không chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc sách mở rộng những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.
D. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố : Hãy viết một đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về dọc sách.
 - Dặn dò : Chuẩn tiết 96 “ Tiếng nói của văn nghệ”. Đọc văn bản, nghiên cứu hệ thống câu hỏi .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 ngu van 92 cot.doc