Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương

A.Mục tiêu: Giúp học sinh:

 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.

 - Tích hợp với phần văn qua bài “Trả bài kiểm tra Văn”, phần TV qua bài “Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”, phần TLV qua bài “Ôn tập Tập làm văn”

 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết.

 - Giáo dục ý thứchọc tập nghiêm túc, biết khắc phục những nhược điểm.

B. Chuẩn bị: - Thầy : + Bài viết của học sinh . Bảng chữa lỗi chung .Dàn ý.

 - Trò: Nắm lại bố cục văn tự sự đã học chuẩn bị dàn ý.

C. Tiến trình hoạt động dạy và học:

I/ Ổn định nề nếp:

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Tiết 79	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3	 
Ngày soạn :13/12/2008
Ngày dạy : 18/12/2008 
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
 - Tích hợp với phần văn qua bài “Trả bài kiểm tra Văn”, phần TV qua bài “Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”, phần TLV qua bài “Ôn tập Tập làm văn”
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết.
 - Giáo dục ý thứchọc tập nghiêm túc, biết khắc phục những nhược điểm. 
B. Chuẩn bị: - Thầy : + Bài viết của học sinh . Bảng chữa lỗi chung .Dàn ý. 
 - Trò: Nắm lại bố cục văn tự sự đã học chuẩn bị dàn ý. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Không
III/ Bài mới: 
Hoạt động1: Khởi động : Bài viết số 3 có ý nghĩa quan trọng văn tự sự kết hợp với miêu tả, thông qua tiết này giúp các em nhận ra những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, bố cục và kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm nghị luận, chuyển đổi ngôi kể.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2: Giáo viên ghi đề lên bảng. 
Học sinh nhận diện lại những ưu, nhược điểm bài viết của mình.
Giáo viên chỉ ra những ưu, nhược 
điểm của học sinh trong bài viết.
GV nhấn mạnh những lỗi thường gặp,hướng dẫn các em cách khắc phục. Đọc cho các em nghe1 
bài sai nhiều lỗi nhất
Cho học sinh quan sát bố cục sau đó tiến hành viết bổ sung những thiếu sót trong bài viết của mình. Đọc bài đạt điểm cao và rút kinh nghiệm
Hoạt động 3 : Luyên tập
Thảo luận: Chỉ ra lỗi đã mắc phải ở bài viết của mình. Dựa vào dàn ý để viết lại phần thân bài. 
Nội dung kiến thức
1.Đề bài : Nếu được làm con ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Em sẻ kể về bố mình như thế nào.
2. Lập dàn ý :
(Như tiết 68, 69)
3.Nhận xét chung :
a. Ưu điểm:
- Xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề ra, một số bài viết có cảm xúc, trình bày được. Sắp xếp sự việc trình tự tạo ra những tình huống phù hợp.
- Bố cục bài tự sự hợp lý.
- Đã chú ý vận dụng các yếu tố biểu cảm nghị luận, chuyển đổi ngôi kể phù hợp yêu cầu đề ra.
b. Hạn chế : Diễn đạt còn lủng củng, ngôn ngữ còn nghèo nàn, một số bài chữ quá xấu, trình bày lộn xộn. Còn sai chính tả, còn kể 
sơ sài sự việc chi tiết lộn xộn. Chú ý một số
câu chưa chuẩn.chưa biết hoá thân.
4. Chữûa một số lỗi : 
a.Khắc phục những lỗi thông thường : Như phát âm, diễn đạt, dùng từ, viết câu.Viết đoạn,viết hoa...
b. Chữa lỗi bố cục:
Học sinh quan sát bố cục,dàn ý ở bảng phụ (Tiết 68,69)
5. Luyện tập: Viết những đoạn để bổ sung cho bài viết của mình dựa trên việc chữa lỗi. Trình bày bài viết.
Nghe đọc một bài đạt điểm cao của lớp.
D. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố : Xem lại bài làm.
- Dặn dò : + Nắm vững đặc điểm văn tự sự, chữa những lỗi còn lại.
 + Chuẩn bị tốt văn bản“ Đồng chí” ( Chính Hữu )
Tiết 80:	TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT	 
Ngày soạn: 17/12/2008 
Ngày dạy: 22/12/2008 
A.Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh nhận ra những điểm yếu trong bài viết của mình để có hướng khắc phục.
 - Tích hợp với phần văn qua bài “Trả bài kiểm tra Văn”, phần TLV qua bài “Ôn tập Tập làm văn” và “Trả bài Tập làm văn số 3”
 - Rèn kĩ năng diễn đạt trả lời đúng ý, biết cách sử dụng Tiếng Việt trong nói, viết, giao tiếp chuẩn mực.
 - Giáo dục ý thức học tập, biết vận dụng những kiến thức Tiếng Việt đã học vào thực hành.
B. Chuẩn bị: - Thầy : Chấm bài, tổng hợp hệ thống ưu nhược điểm.
 - Trò : Ôn tập kiến thức đã học.
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Không 
III/ Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động : Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết những nhược điểm của mình để có hướng khắc phục, ôn tập củng cố kiến thức. 
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 : GV nêu nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm, HS ghi lại để rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3 : Cho các em quan sát dàn ý và kết quả đúng của phần trắc nghiệm.
GV giúp các em chữa những lỗi thông thường.
Đọc những bài đạt điểm tốt cho lớp nghe và học tập, đọc và cho quan sát những bài điểm thấp để rút kinh nghiệm.
GV đọc bài văn mẫu cho HS học tập.
Hoạt động 4 : Hô điểm 
Nội dung kiến thức
1. Đánh giá chung những ưu nhược điểm:
a.Ưu điểm: Đa số các em đã nhận diện được kiến thức.Nhiều em trả lời trắc nghiệm chính xác.Bài tự luận thưc hiện khá tốt.Chữ viết rõ ràng trình bày đẹp mắt.
b.Nhược điểm : Nhiều bài viết không nắm được kiến thức cơ bản, còn có những nhầm lẫn quá lớn trong việc thực hiện câu hỏi trắc nghiệm. Nhiều em chưa biết tóm tắt văn bản tự sự .
2/ Đáp án: 
I- Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Trả lời
A
A
D
C
D
D
II- Tự luận: 7 điểm
Câu 1/ Các phương châm hội thoại: 
1- Phương châm về lượng.
2- Phương châm về chất.
3- Phương châm về quan hệ.	
4- Phương châm về cách thức. 	
5- Phương châm về lịch sự.
 Câu 2/ Phân tích biện pháp ẩn dụ trong câu thơ:
- Hình ảnh "mặt trời" trong câu 1 là mặt trời thật.
- Hình ảnh "mặt trời" trong câu 2 là hình ảnh ẩn dụ.
- Cách so sánh sự liên quan mật thiết giữa hai hình ảnh "mặt trời" đối với sự vật (bắp) và đối với mẹ (đứa con) tạo nên hình ảnh thơ rất đẹp, sống động.
. Câu 3/ Yêu cầu Hs viết được đoạn văn theo chủ đề tự chọn, trong đó dụng các biện pháp tu từ đã học.
3. Giáo viên gọi điểm vào sổ. 
D . Củng cố – dặn dò
 - Củng cố : Để làm bài kiểm tra Tiếng Việt có hiệu quả cần chú trọng những vấn đề gì?
 - Dặn dò : Về nhà chuẩn bị ôn những kiến thức liên quan đến văn bản tự sự. Viết một văn bản tự sự có kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố : Biểu cảm, nghị luận, ngôi kể.
Tiết 81:	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 	 
Ngày soạn: 18/12/2008
Ngày dạy: 23/12/2008
A. Mục tiêu : 
 - Đánh giá cho học sinh nắm các bài thơ truyện hiện đại ở mức như thế nào?
 - Giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về tri thức, kĩ năng, thái độ để có thể khắc phục những điểm còn yếu.
 - Tích hợp với phần TV qua bài “Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”, phần TLV qua bài “Ôn tập Tập làm văn” và“Trả bài Tập làm văn số 3”
 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị: - Thầy : Chấm bài, tập hợp các lỗi học sinh thường vấp.
 - Trò : Nhớ lại bài viết của mình.
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Không 
III/ Bài mới : 
Hoạt động 1: Khởi động : Những tác phẩm văn học hiện đại luôn để lại cho ta tình cảm ấn tượng quý giá. Được đánh giá lại những hiểu biết của mình là cơ hội thật quý.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 : GV nêu nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm, HS ghi lại để rút kinh nghiệm.
Thảo luận: để rút ra những đáp án chính xác cho phần trắc nghiệm
Hoạt động 3 : Cho các em quan sát dàn ý và kết quả đúng của phần trắc nghiệm.
GV giúp các em chữa những lỗi thông thường.
Đọc những bài đạt điểm tốt cho lớp nghe và học tập, đọc và cho quan sát những bài điểm thấp để rút kinh nghiệm.
GV đọc bài văn mẫu cho HS học tập.
Hoạt động 4 : Hô điểm 
Nội dung kiến thức
1. Đánh giá chung những ưu nhược điểm:
a.Ưu điểm: Đa số các em đã nhận diện được kiến thức.Nhiều em trả lời trắc nghiệm chính xác.Bài tự luận thưc hiện khá tốt.Chữ viết rõ ràng trình bày đẹp mắt.
b.Nhược điểm : Nhiều bài viết không nắm được kiến thức cơ bản, còn có những nhầm lẫn quá lớn trong việc thực hiện câu hỏi trắc nghiệm. Nhiều em chưa biết hoá thân vào tác phẩm, chưa biết chuyển đổi ngôi kể nên còn lạc đề, kể lễ dài dòng thiếu trọng tâm, hoặc chưa trọn vẹn. Nhiều em chưa biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, nhân hoá khi kể chuyện .
2. Đáp án : 
 I- Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
D
B
D
B
II- Tự luận: 7 điểm
Câu 1/ Hs chép được 2 khổ thơ đầu "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", từ đầu đến câu "Như sa như ùa vào buồng lái".
 Câu 2/ Hs phải nêu dược hình ảnh vầng trăng trong 3 bài thơ ở 3 hoàn cảnh khác nhau: Trăng cùng người chiến sĩ trong chiến đấu "Đầu súng trăng treo" (Đồng chí), trăng cùng người lao động "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao" (Đoàn thuyền đánh cá), vầng trăng sau ngày giải phóng "Ánh trăng im phăng phắc, đủ làm ta giật mình" (Ánh trăng).
Câu 3/- Hs nêu được cảm nhận của mình về bé Thu: + Gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu
	+ Có cá tính mạnh mẽ.
	+ Tình yêu cha sâu nặng.	
- Tình cha con trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước vừa thiêng liêng vừa da diết.
3. Giáo viên gọi điểm vào sổ. 
D. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố : Muốn thành công trong văn bản tự sự cần chú ý những yếu tố nào?
 - Dặn dò : Về nhà chuẩn bị mỗi em một bài thơ 8 chữ chủ đề tự chọn. Xem lại luật thơ 8 chữ.
Tiết 82:	ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 
Ngày soạn: 20/12/2008
Ngày dạy: 25/12/2008
A.Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Thấy được tính chất thích hợp của chúng với văn bản chung. Tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học .
 - Tích hợp với phần văn qua bài “Trả bài kiểm tra Văn”, phần TV qua bài “Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”, phần TLV qua bài “Trả bài Tập làm văn số 3”
 - Kĩ năng thực hành viết văn bản thuyết minh và vận dụng các yếu tố nghệ thuật.
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập, yêu thích thể loại thuyết minh.
B.Chuẩn bị: - Thầy : Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập thực hành.
 - Trò : : Ôn tập kiến thức về văn bản thuyết minh.
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số văn bản thuyết minh mà em đã được học?
III/ Bài mới: 
Hoạt động1: Khởi động : Văn bản thuyết minh luôn có chức năng hoàn thiện hơn các loại. Biết vận dụng các yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh là một điều cần thiết.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 : Giáo viên định hướng cho học sinh nắm được trọng tâm chủ yếu của hai dạng văn bản thuyết minh và tự sự.
 Những nội dung chính của phân môn Tập làm văn lớp 9, hãy nêu rõ vai trò vị trí tác dụng của các yếu tố trong văn bản thuyết minh?
 Hướng dẫn các em tìm hiểu.
Thảo luận: Văn bản thuyết minh có chứa yếu tố miêu tả tự sự giống và khác với văn bản miêu tả tự sự ở chỗ nào?
Vai trò của đối thoại độc thoại? Hiểu rõ các tình huống đối thoại khác độc thoại?
Hoạt động3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập. Đọc cho học sinh nghe baiø văn mẫu.
Nội dung kiến thức
*Định hướng những kiến thức ôn tập:
1. Thuyết minh .
- Thuyết minh kết hợp với miêu tả.
- Thuyết minh kết hợp với lập luận giải thích.
2. Tự sự .
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả.
- Tự sự kết với nghị luận.
3. Điểm giống và khác giữa văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả với văn bản miêu tả tự sự.
- Miêu tả : Có hư cấu tưởng tượng.
- Dùng nhiều phép so sánh liên tưởng.
- Ít số liệu cụ thể, ít có tính khuôn mẫu.
- Dùng nhiều trong văn bản văn chương nghệ thuật thuyết minh
- Thuyết minh : Trung thành với đặc điểm đối tượng sự vật.
- Bảo đảm tính khách quan khoa học ít
dùng tưởng tưởng so sánh.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống văn hoá khoa học.
4. Vai trò của yếu tố đối thoại độc thoại trong ngôn ngữ.
- Đối thoại để làm rõ các tình tiết của sự vật sự việc. 
- Độc thoại là bộc lộ tâm trạng tính cách nhâ vật.
- Nghị luận : Sắp đặt các dẫn chứng lý lẽ hợp lý tạo nên sự lô gíc hợp lý trong diễn đạt.
5. Luyện tập : 
Bài 1 : Chỉ ra những đoạn văn miêu tả trong truyện Cố Hương.
- Đó là đoạn văn miêu tả Nhuận Thổ trong ký ức của nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ trong hiện tại.
-Đoạn văn thuyết minh – Đó là đoạn thuyết minh kết hợp với giải thích tên của Nhuận Thổ. 
D. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố : Nêu rõ vai trò vị trí của văn bản thuyết minh trong văn học và trong cuộc sống?
 - Dặn dò : Về nhà chuẩn bị “Ôn tập tập làm văn tiếp theo” tiết 83.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 ngu van 92 cot.doc