Tiết 106 -107 (106) CHÓ SÓI VÀ CỪU
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG -TEN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Giúp HS hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: khởi động
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu nội dung chính của vấn đề được đưa ra bàn bạc trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" ( Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người)
- Cách bàn bạc của tác giả có gì đáng chú ý ?
Tuần 22 Tiết 106 -107 (106) CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG -TEN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Giúp HS hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: khởi động I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu nội dung chính của vấn đề được đưa ra bàn bạc trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" ( Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người) - Cách bàn bạc của tác giả có gì đáng chú ý ? III. Bài mới: Giới thiệu bài. có thể ghi đề mục trên bảng là Một bài nghị luận văn chương Để dẫn dắt vảo bài, chúng ta có thể nhắc là HS đã từng được học bài văn nghị luận xã hội đi bộ ngao du của nhà văn Pháp Ru-xô ở lớp 8. Tác giả bài nghị luận văn chương chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cũng là người Pháp, nhưng là nhà nghiên cứu văn học H. Ten. *Hoạt động 2 :Tìm hiều bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng GV hướng dẫn HS đọc: Cần phân biệt giọng đọc thơ và giọng đọc văn nghị luận: Đọc thơ giọng ngân nga, đọc văn nghị luận giong rõ ràng rành mạch Hs thực hiện việc đọc theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể có 3 Hs đọc ( 1 em đọc cả bài, hai em khác đọc một vài đoạn ) I.Đọc và tìm hiểu chú thích - Hi-pô-lit Ten, La Phông-ten - Bài văn này thuộc loại văn bản gì ? - Hãy phân biệt nghị luận văn chương và nghị luận chính trị xã hội Bài văn thuộc loại văn bản nghị luận văn chương HS phân biệt nghị luận xã hội là nghị luận về một vấn đề xã hội nào đấy, còn nghị luận văn chương là nghị luận liên quan đến một tác phẩm văn chương, ở đây là bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. - Văn bản nghị luậnvăn chương Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản II.Đọc - hiểu văn bản II.Đọc - hiểu văn bản 1. Bố cục văn bản và cách lập luận. 1. Bố cục văn bản và cách lập luận 1. Bố cục văn bản và cách lập luận Hãy cho biết bài văn có thể chia làm mấy đoạn và ý chính của mỗi đoạn Bài nghị luận gồm hai đoạn : Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten (từ đầu đến tốt bụng như thế) Hình tuợng chó sói trong thơ La Phông-ten (phần còn lại). Hai đoạn -Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten -Hình tuợng chó sói trong thơ La Phông-ten Hãy nhận xét về biện pháp lập luận và cách triển khai lập luận của tác giả của tác giả - Tác giả dẫn ra những dòng viết về hai loaì vật ấy của Buy-phông để làm gì ? - Mạch lập luận của đoạn văn theo trật từ ba bước. Hãy làm rõ điều đó. - Khi bàn về con cừu, tác giả dẫn đoạn thơ của La Phông-ten để làm gì ? Tác dụng của đoạn thơ dẫn ấy là gì ? -Nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói dưới ngòi bút nghệ thuật của nhà thơ ngụ ngôn, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông để so sánh. - Mạch nghị luận theo trật tự ba bước: (dưới ngòi bút của) La Phông-ten - của Buy-phông - của La Phông-ten - Khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng đoạn thơ của La Phông-ten -->nhờ La Phông-ten tham gia vào mạch nghị luận của ông - Lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy-phông để so sánh. - Mạch nghị luận theo trật tự ba bước IV. Củng cố : - Hãy trình bày bố cục của bài văn - Hãy nhận xét về biện pháp lập luận và cách triển khai lập luận của tác giả bài văn V. Hướng dẫn học tập - Nắm vững bố cục và cách triển khai lập luận của bài văn - Chuẩn bị bài mới (Tiết tiếp theo ) Tuần 22 Tiết 106 -107 (107) CHÓ SÓI VÀ CỪU – TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG -TEN MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Giúp HS hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: khởi động I. Ổn định tổ chức II.Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày bố cục của bài văn - Hãy nhận xét về biện pháp lập luận và cách triển khai lập luận của tác giả bài văn III. Bài mới:Giới thiệu bài. có thể ghi đề mục trên bảng là Một bài nghị luận văn chương Để dẫn dắt vảo bài, chúng ta có thể nhắc là HS đã từng được học bài văn nghị luận xã hội đi bộ ngao du của nhà văn Pháp Ru-xô ở lớp 8. Tác giả bài nghị luận văn chương chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cũng là người Pháp, nhưng là nhà nghiên cứu văn học H. Ten. *Hoạt động 2 Tìm hiều bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng 2. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khọa học. 2. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khọa học. 2. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khọa học. Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu và loài chó căn cứ vào đâu ? (những đặc điểm chung và khách quan) - Tại sao Buy-phông không nói đến sự “thân thương” của loài cừu và nỗi “bất hạnh” của loài chó ? (Hs thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện trình bày kết quả trước lớp ) - Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học, nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng (Loài cừu và loài chó-con vật nói chung) - Nhà khoa học không nhắc đến tình cảm mẫu tử thân thương của cừu vì không phải chỉ ở loài cừu mới có. Ông cũng không nhắc đến nỗi bất hạnh của chó sói, vì đấy không phải là nét cơ bản của nó ở mọi nơi mọi lúc. - Bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học, nêu lên những đặc tính cơ bản của cừu và chó 3. Hình tượng con Cừu trong thơ ngụ ngôn. 3. Hình tượng con Cừu trong thơ ngụ ngôn. 3. Hình tượng con Cừu trong thơ ngụ ngôn. - Hãy phân tích hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten. - Con cừu trong thơ -La Phông ten khác gì so với con cừu trong bài viết của Buy-phông ? - Nhà thơ đã chọn những khía cạnh chân thực nào và đã sáng tạo điều gì ? - Hãy phân tích tác dụng của cách nhân cách hoá được sử dụng ở đây . - Con cừu ở đây là một con cừu. cụ thể. : một chú cừu non bé bỏng và đặt chú cừu non ấy vào một hoàn cảnh đặc biệt, đối mặt với chó sói bên dòng suối. - Khắc hoạ tính cách của chú cừu ấy qua thái độ, ngôn từ,... nhà thơ không tuỳ tiện mà (căn cứ vào một trong số những đặc điểm vốn có của loài cừu : tính chất hiền lành, nhút nhát, chẳng bao giờ làm hại ai mà cũng chẳng có thể làm hại ai). - Nhân cách hoá cừa : suy nghĩ, nói năng và hành động như ngườì - Một con cừu. cụ thể được đặt vào một hoàn cảnh đặc biệt, đối mặt với chó sói bên dòng suối. - Tính cách của chú cừu ấy biểu hiện qua thái độ, ngôn từ,(căn cứ vào những đặc điểm hiền lành, nhút nhát, chẳng bao giờ làm hại ai ) - Nhân hoá 4. Hình tựơng chó sói trong thơ ngụ ngôn 4. Hình tựơng chó sói trong thơ ngụ ngôn 4. Hình tựơng chó sói trong thơ ngụ ngôn - Trong thơ ngụ ngôn của la Phông-ten, hình tượng con sói được nói đến như thế nào ? - Nhà thơ đã chọn những khía cạnh chân thực nào và đã sáng tạo điều gì ? - Nhà thơ đã chọn những khía cạnh chân thực nào và đã sáng tạo điều gì ? - Con chó ở đây khác như thế nào với con chó dưới ngòi bút của Buy-phông ? - Con chó sói này là một con chó sói cụ thể. : đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp chú cừu non đang uống nước dưới dòng suối . - Sói muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa của mình: kiếm cớ bắt tội dể gọi là trừng phạt chú cừu - Chó sói cũng được nhân cách hoá như chú cừu non - Xây dựng hình tượng chó sói dựa trên một trong những đặc tính.vốn có của loài chó sói là săn mồi, ăn tươi nuốt sống - Một con chó sói cụ thể đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, - Sói muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa của mình - Xây dựng hình tượng chó sói dựa trên một trong những đặc tính.vốn có của loài chó sói 5. Đáng cười và đáng ghét 5. Đáng cười và đáng ghét 5. Đáng cười và đáng ghét - Hình tượng chó sói trong bài thơ “chó sói và cừu non” không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten mà chỉ ở phần nào có thể được xem là đáng cười , còn chủ yếu lại là đáng ghét . Tại sao ? -Em hiểu như thế nào các khái niệm bi kịch, hài kịch trong trường hợp này ? - Chó sói có mặt đáng cười nếu ta suy diễn vì nó ngu ngốc, chẳng kiếm ra được cái gì ăn nên mởi đói meo (hài kịch của sự ngu ngốc) ; nhưng chủ yếu ở đây nó là con vật đáng ghét, gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Các khái niệm bi kịch, hài kịch trong trường hợp này chỉ cần hiểu theo ngữ như vậy. Nhận định của H. Ten ở câu cuối cùng trong văn bản sẽ không chính xác nếu chỉ vận dụng vào bài thơ Chó sói và cừu non. - Chó sói có mặt đáng cười ngu ngốc, chẳng kiếm ra được cái gì ăn nên mởi đói meo (hài kịch của sự ngu ngốc) -Chủ yếu ở đây nó là con vật đáng ghét: gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác) Tổng kết. Tổng kết. Tổng kết. Dựa vào Ghi nhớ để tổng kết . Cho Hs đọc ghi nhớ Hs đọc ghi nhớ Ghi nhớ (SGK) IV. Củng cố : - H. Ten đã cho biết hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten như thế nào ? - H. Ten đã cho biết hình tượng con sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten như thế nào ? - Em hiểu như thế nào các khái niệm bi kịch, hài kịch trong văn bản này ? V. Hướng dẫn học tập - Nắm vững nội dung văn bản ( nội dung về chó sói và cừu trong thơ La Phông-ten qua cái nhìn của H. Ten - Chuẩn bị bài mới : “Con cò” Tuần 22 Tiết 108 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: - Biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tử tưởng, đạo lí. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC : *Hoạt động 1: khởi động I .Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu các bước làm một bài văn nghị luận - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì ? III. Bài mới: *Hoạt động 2:Tìm hiều bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Tìm hiểu bài văn. Tìm hiểu bài văn. I.Tìm hiểu bài văn. GV cho HS đọc bài Tri thức là sức mạnh. (HS đọc hai lần.) - Văn bản trên bàn về vấn đề gì ? - Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau. a) Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức. b) Văn bản có thể chia làm 3 phần : - Phần mở bài (đoạn l) : nêu vấn đề. - Phần thân bài (gồm 2 đoạn) nêu hai ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh. Một đoạn nêu tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu. Một đoạn nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà trí thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thành công - Phần kết bài (gồm đoạn còn lại phê phán một số người không biết quý trọng tri thức sử dụng không đúng chỗ - Các phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau a) Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức. b) Văn bản có thể chia làm 3 phần - Các phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Đánh dấu các câu mạng luận điểm chính trong bài . Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa ? Các câu mạng luận điểm : “Tri thức là sức mạnh”, “Ai có tri thức người ấy có được sức mạnh. Đó là m,ột tư tưởng sâu sắc . - Tri thức đúng là sức mạnh. - Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng dân chủ, văiệt nam minh sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực - Các luận điểm chính ấy đã nêu rõ tràng, dứt khoát ý kiến của người viết (khẳng định) Đánh dấu các câu có luận điểm chính trong bài : bốn câu của đoạn mở bài, câu mở đoạn và hai câu kết đoạn hai, câu mở đoạn ba, câu mở đoạn và câu kết đoạn bốn. Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính ? Cách lập luận có thuyết phục hay không ? d) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là chứng minh. Bài này dùng sự thực thực tế để nêu một vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức, dùng sai mục đích. - Phép lập luận chủ yếu trong bài này là chứng minh. - Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào ? Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng dùng giải thích, chứng minh,... làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lýdùng giải thích, chứng minh,... làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người. Ghi nhớ : Ghi nhớ : - Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý ? - Yêu cầu chung của bài này như thế nào ? -Hình thức của bài viết ra sao ? Hs dưa vào phần ghi nhớ để trả lời các câu hoi : - Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạ đức, lối sốngcủa con người - Yêu cầu về nội dung : Làm sáng tỏ vấn đề bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tíchchỉ ra chỗ đúng sainhằm khẳng định tư tưởng của người viết . - Yêu cầu về hình thức : Bố cục 3 phần, luận điểm đúng đắn , lời văn chiín xác sinh động Ghi nhớ (SGK) Luyện tập, củng cố. Luyện tập, củng cố. II.Luyện tập - Cho HS đọc văn bản “Thời gian là vàng” một vài lần. -Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào ? Nghị luận về vấn đề gì ? Chỉ ra luận điểm chính của nó - Phép lập luận chủ yếu của văn bản là gì ? Cách lập luận có sức thuyết phục như thế nào ? a) Văn bản thuộc loại nghi luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí b)Nghị luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính của từng đoạn là : - Thời gian là sự sống - Thời gian là thắng lợi - Thời gian là tiền - Thời gian là tri thức. Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian. . c) Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng minh. Các luận được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm. V. Hướng dẫn học tập - Thử đặt một đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý và lập dàn ý cho đề văn đó - Chuẩn bị bài “ Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý” Tuần 22 Tiết 109 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS - Nâng cao hiểu biết và kỉ năng sử dụng phép liên kết - Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn - Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: khởi động Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu công dụng của các thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong câu ? - Tai sao hai thành phần gọi đáp và phụ chú cũng được gọi là thành phần biệt lập trong câu ? Bài mới: *Hoạt động 2 :Tìm hiều bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng I. Hình thành kiến thức về liên kết nội dung và liên kết hình thức I. Hình thành kiến thức về liên kết nội dung và liên kết hình thức I. Khái niệm về liên kết Cho Hs đọc đoạn văiệt nam (SGK tr.42-43) -Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì ? Chủ đề ấy có quan hệ thế nào với chủ đề chung của văn bản ? - Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì ? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào đối với chủ đề của đoạn văn ? Hãy nêu trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn - Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại (Yếu tố ghép vào chủ đề chung tiếng nói của văn nghệ) -Nội dung chính của câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại; của câu 2 : Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ; của câu 3 : Cái mới mẻ ấy là lời gửi của nghệ sĩ - Các nội dung ấy đều hướng vào chủ đề của đoạn văn, trình tự các ý hợp lôgic - Nội dung của đoạn văn phải ghép vào chủ đề chung của văn bản - Nội dung của mỗi câu đều phải hướng vào chủ đề chung của đoạn văn và phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào ? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện ở sự lặp lại các từ : tác phẩm- tác phẩm, dùng từ cùng trường liên tưởng với tác phẩm là nghệ sĩ, thay thế từ nghệ sĩ bằng anh, dùng quan hệ từ nhưng, dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại - Một số biện pháp liên kết chính : lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng Cho Hs đọc ghi nhớ Hs đọc ghi nhớ Ghi nhớ Hướng dẫn thực hiện phần luyện tập Luyện tập II.Luyện tập Bài tập 1 : - Chủ đề chung: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam và những hạn chế cần khắc phục - Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề đó - Trình tự sắp xếp của các câu văn hợp lý : - Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam- những điểm hạn chế - cần khắc phục, hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới Bài tập 1: Bài tập 2 Các câu trong đoạn văn liên kết với nhâu bằng những phép liên kết nào ? Các câu trong đoạn văn liên kết với nhâu bằng những phép liên kết - Bản chất trời phú ấy ( Phép đồng nghĩa ( nối câu 1-2)) - Nhưng (phép nối- câu 3 và 4) - Ấy là nối câu 4-3 ( phép nối) - Lỗ hổng ( câu 4-5) phép lặp từ ngữ Thông minh ( nối câu 5-1) phép lặp từ ngữ IV. Củng cố : - Thế nào là liên kết câu và liên kết đoan văn ? - Liên kết về nội dung như thế nào ? - Liên kết về hình thức như thế nào ? V. Hướng dẫn học tập - Đọc lại các bài tập làm văn đã viết . Nhận xét về liên kết câu em đã sử dụng và nêu hướg khắc phục Tuần 22 Tiết 110 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN ( LUYỆN TẬP ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS - Nâng cao hiểu biết và kỉ năng sử dụng phép liên kết - Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn - Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : *Hoạt động 1: khởi động I.. Ổn định tổ chức II . Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản ? III.Bài mới: *Hoạt động 2 Tìm hiều bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Bài tập 1 a) Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn : Trường học- trường học(lặp ; liên kết câu) Nhö thế thay thế cho câu cuối ở đơạn trước (thế; liên kết đoạn văn). b) Phép liên kết câu và đoạn văn - văn nghệ- văn nghệ (lặp ; liên kết câu) - sự sống- Sự sống; văn nghệ- Văn nghệ (lặp ; liên kết đoạn văn) c) Phép liên kết câu thời gian - thời gian- thời gian ; con người- con người- Con người lặp) d) Phép liên kết câu : yêú đuối.-mạnh; híền Iành – ác (trái nghĩa) Bài tập 2 Các cặp từ ngữ trái nghĩa theo yêu cầu của đề - (thời gian) vật lí- (thời gian) tâm lí - vô hình -hữu hình - giá lạnh -nóng bỏng thẳng tắp – tròn - đều đặn –lúc nhanh lúc chậm. Bài tập 3 Lỗi về liên kết nội dung : Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn. Chữa : Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu. Ví dụ : “ Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồỉ đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. b) Lỗi về liên kết nội dung : Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý Chữa : Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu (2) để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện. Ví dụ : Suốt hai năm anh ốm nặng chị làm quần quật... " Bài tâp 4 Lỗi về liên kết hình thức a) Lỗi : dùng từ ở câu (2) và câu (3) không thống nhất. Cách sửa : thay đại từ nó bằng đại từ chúng b) Lỗi : Từ văn phòng và từ hội trườưg không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này cách sửa: Thay từ hội trường ở câu (2) bằng từ văn phòng IV.Củng cố - Hãy nhắc lại những yêu cầu về liên kết nội dung, liên kết hình thức V. Hướng dẫn học tập - Vận dụng liên kết câu và liên kết đoạn văn vừa học để sửa chữa một trong các bài tập làm văn đã làm - Chuẩn bị bài mới :" Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn "
Tài liệu đính kèm: