Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Tiết 131, 132: Tổng kết văn bản nhật dụng

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Tiết 131, 132: Tổng kết văn bản nhật dụng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nắm một cách có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học ở THCS .

- Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh cuộc sống của em.

B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: SGK, SGV NV9.

 Bảng phụ, tài liệu tham khảo.

HS: Chuẩn bị bài

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ:

Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 2. Dạy – học bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 27 - Tiết 131, 132: Tổng kết văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 12 tháng 3 năm 2009
Ngày dạy 18 tháng 3 năm 2009
Tuần 27 Bài 26
Tiết 131 – 132: Tổng kết văn bản nhật dụng .
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm một cách có hệ thống nội dung, ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học ở THCS . 
- Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh cuộc sống của em.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
GV: SGK, SGV NV9.
	 Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
HS : Chuẩn bị bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2. Dạy – học bài mới: 
Đây là tiết ôn tập cuối cùng, ôn tập toàn bộ các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập 
* Học sinh đọc mục I SGK. 
* Giáo viên cho học sinh thảo luận, phát biểu theo hệ thống câu hỏi sau: 
? Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không? 
? Những đặc điểm chủ yếu cần lưu ý của khái niệm này là gì? 
- Điểm cần lưu ý và nhấn mạnh: Chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.
? Em hiểu thế nào là tính cập nhật? Tính cập nhật với tính thời sự có liên quan gì với nhau. 
- HS lấy VD
? Chức năng, đề tài chủ yếu của văn bản nhật dụng?
? Em có nhận xét gì về tính cập nhật về nội dung của VBND? Từ đó rút ra được điều gì lúc học VBND ?
I. Lí thuyết
1. Khái niệm văn bản nhật dụng.
- K/N văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.
 + Cập nhật: Kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại. Nó có liên quan đến tính thời sự đó cũng là những vấn đề thường xuyên được báo, đài đề cập, là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của tổ chức quốc tế.
 + Chức năng, đề tài: Đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá...những vấn đề, hiện tượng...gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng. 
=> Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi lúc học VBND, nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
Giáo viên tóm tắt, tổng kết (có bảng mẫu kèm theo) trên bảng phụ.
GV: Yêu cầu HS quan sát, so sánh với bài làm của mình, nếu sai thì yêu cầu hs sửa ngay
HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv và kẻ bảng thống kê nội dung chính vào vở
Hoạt động 2 : 2. Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng .
Lớp
Tên văn bản ND
Nội dung
Chủ đề , đề tài
PT biểu đạt
6
1. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử .
2. Động Phong Nha .
3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ .
- Nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội .
- Là kì quan thế giới, thu hút khách du lịch, tự hào và bảo vệ danh thắng này.
- Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, lo bảo vệ môi trường. 
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh .
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
- TS + MT +biểu cảm 
- TM + MT. 
- NL + BC 
7
4. Cổng trường mở ra .
5. Mẹ tôi .
6. Cuộc chia tay của những con búp bê .
7. Ca Huế trên sông Hương .
- Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái. Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người .
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái.
- Tình cảm thân thiết của hai anh em và nỗi đau chua xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh. 
- Vẻ đẹp của sông Hương VH và những con người tài hoa xứ Huế.
- Giáo dục, nhà trường, gia đình, trẻ em.
- nt 
- nt 
- Văn học dân gian 
- TS + MT + TM + NL + BC.
TS+ MT + NL + BC 
- TS + NL + BC.
- TM + NL + TS + BC.
8
8. Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
9. Ôn dịch và thuốc lá.
10. Bài toán dân số.
- Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông với môi trường
- Tác hại của thuốc lá đến kinh tế và sức khoẻ.
- Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội.
- Môi trường
- Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá 
- Dân số và tương lai nhân loại.
NL + TM
- TM + NL + BC 
- TM+ NL
9
11. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
12. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
13. Phong cách Hồ Chí Minh .
- Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em của cộng đồng quốc tế.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hoà bình thế giới.
- Vẻ đẹp của phong cách HCM, tự hào, kính yêu về Bác .
- Quyền sống con người.
- Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
- Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 
- NL + TM + BC 
- NL + BC
- NL + BC 
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bảng hệ thống hoá của cá nhân, giáo viên bổ sung. 
? Những văn bản đã học có phải chỉ có tính thời sự nhất thời hay không? Vì sao? 
? Những VB trên có đạt các yêu cầu của một văn bản nhật dụng không? Có mang tính cập nhật không? Có giá trị văn học không (có).
? Ta có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng? 
Hoạt động 3: HD HS ôn tập phương pháp học văn bản nhật dụng
- Những văn bản có tính cập nhật cao và đều viết về những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài. Vì nó gắn chặt với thực tiễn mà thực tiễn lại luôn thay đổi trong khi một trong những yêu cầu lớn của nội dung giáo dục của chương trình SGK là đảm bảo tính tương đối ổn định.
=> Có thể sử dụng tất cả mọi phương thức biểu đạt của văn bản.
3. Phương pháp học văn bản nhật dụng.
- Học sinh đọc SGK.
- Nhấn mạnh 5 yêu cầu:
+ Lưu ý nội dung các chú thích của văn bản nhật dụng. 
+ Liên hệ các vấn đề trong văn bản nhật dụng. 
+ Có ý kiến , quan điểm riêng trước vấn đề đó.
+ Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra trong văn bản nhật dụng.
+ Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu hiện để phân tích một văn bản nhật dụng.
 *Ghi nhớ 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm vững chức năng, tính cập nhật của văn bản nhật dụng và hệ thống văn bản nhật dụng được học ở THCS .
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap VBNDtiet 131132.doc