A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của hs về các tác phẩm truyện đã học trong học kì II.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm bài
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:ẩi và phô tô đề
2- Học sinh: Ôn tập kĩ các tác phẩm truyện hiện đại
C- Tiến trình lên lớp:
I- Ổn định lớp: Nắm sĩ số lớp, Dặn dò cho tiết làm bài
II- Kiểm tra bài cũ:
III- Bài mới:p
III.1) Tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Gv nêu yêu cầu - Gia đề cho Hs (kèm theo đề)
* Hoạt động 2: Hs tiến hành làm bài; Gv coi kiểm tra nghiêm túc.
* Hoạt động 3: Thu bài.
Tuần 31: Bài 31 Tiết 155 - TV Kiểm tra Văn (Phần truyện) Ngày soạn: A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của hs về các tác phẩm truyện đã học trong học kì II. - Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm bài B- Chuẩn bị: 1- Giáo viên:ẩi và phô tô đề 2- Học sinh: Ôn tập kĩ các tác phẩm truyện hiện đại C- Tiến trình lên lớp: I- Ổn định lớp: Nắm sĩ số lớp, Dặn dò cho tiết làm bài II- Kiểm tra bài cũ: III- Bài mới:p III.1) Tổ chức các hoạt động * Hoạt động 1: Gv nêu yêu cầu - Gia đề cho Hs (kèm theo đề) * Hoạt động 2: Hs tiến hành làm bài; Gv coi kiểm tra nghiêm túc. * Hoạt động 3: Thu bài. III.2) Nhận xét - Dặn dò: - Nhận xét - Dặn dò: Chuẩn bị bài “Con chó Bấc” Đề bài: I- Phần trác nghiệm: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Truyện ngắn “Làng” viết về đề tài gì? A- Người tri thức C- Người nông dân B- Người phụ nữ D- Người lính Câu 2: Tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được sáng tác vào giai đoạn lịch sử nào: A- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp B- Thời kì kháng chiến chống Mĩ. C- Thời kì hoà bình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. D- Thời kì từ sau năm 1975. Câu 3: Cốt truyện của “Lạng lẻ Sa Pa” là: A- Cuộc gặp gở bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. B- Cuộc nói chuyện đầy thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông hoạ sĩ. C- Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình. D- Cuộc gặp gở giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, nhưng trước đó chưa hề biết về nhau. Câu 4: Tác phẩm nào có ngôi kể là nhân vật xưng “tôi”? A- Làng C- Bến quê B- Những ngôi sao xa xôi D- Lặng lẽ Sa Pa Câu 5: Nhân vật Phương Định được khắc hoạ ở những phương diện nào A- Ngoại hình C- Hành động B- Tâm trạng D- Cả ba phương diện trên Câu 6: Nhân vật Nhĩ đã cảm nhận điều gì về Liên, người vợ của anh. A- Vất vả, giản dị C- Đảm đang, tháo vát B- Tần tảo và chịu đựng hi sinh D- Thông minh, giỏi giang trong công việc Câu 7: Điền, tóm tắt nội dung vào cột bên phải cho phù hợp với tên tác phẩm tác phẩm cột bên trái: Tên tác phẩm Nội dung Làng Chiếc lược ngà Lặng lẽ Sa Pa Những ngôi sao xa xôi II- Phần tự luận: (5 diểm) Câu 1: Chọn và phân tích giá trị biểu tượng một hình ảnh trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. Câu 2: Nêu cảm nghĩ của em về các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” và hiểu biết về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì ấy? ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I- Phần trắc nghiệm Từ câu 1 ® 6 mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm; câu 7: 2 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C B A B D B II- Tự luận: (5 điểm) Câu 1: Chọn 1 hình ảnh phân tích giá trị biểu tượng tuỳ sự lựa chọn và phân tích để giáo viên đánh giá cho điểm. Câu 2: Cảm nghĩ tập trung nhấn mạnh: - Hoàn cảnh sống và chiến đấu gian khổ, nguy hiểm. - Phẩm chất cao đẹp Khái quát đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ
Tài liệu đính kèm: