Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 32 năm 2009

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 32 năm 2009

Tiết 156 CON CHÓ BẤC

A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu Lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong bài văn này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc

2. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng tìm hiểu biện pháp NT đặc sắc qua nội dung, ý nghĩa của truyện.

3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật.

B.Chuẩn bị các phương tiện dạy học

- GV: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, KHDH bài học.

- HS: Đọc văn bản, tóm tắt và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản

C. Tổ chức các hoạt động dạy học.

-ổn định tổ chức lớp.

-Kiểm tra bài cũ. - Em hãy kể tên một số tác phẩm đã học của các nhà văn Mĩ?

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 32 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soạn: 18/4/2009
Ngày dạy:21/4/2009
Tiết 156	Con chó bấc
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu Lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong bài văn này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng tìm hiểu biện pháp NT đặc sắc qua nội dung, ý nghĩa của truyện.
3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật. 
B.Chuẩn bị các phương tiện dạy học
- GV: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, KHDH bài học.
- HS: Đọc văn bản, tóm tắt và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
-ổn định tổ chức lớp.
-Kiểm tra bài cũ. - Em hãy kể tên một số tác phẩm đã học của các nhà văn Mĩ?
	 - Kể tên các truyện viết về loài vật được nhân cách hoá?
-Tổ chức dạy học bài mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I. Đọc và tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm: 
- Giắc Lân - đơn (1876 – 1916) - nhà văn Mĩ, sớm tiếp cận của CNXH
- Có nhiều tiểu thuyết nổi tiếng: “Tiếng gọi nơ hoang dã” (1903) “Sói biển” (1904), “Nang trắng” (1906), “gót sắt” (1907)
* Xuất xứ: VB trích trong truyện “Tiếng gọi nơi hoang dã”.
2. Đọc , tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục: 3 đoạn
- Đâu”dậy lên được”: mở đầu
- Tiếp”biết nói đấy”: tình cảm của Thóoc – tơn đối với Bấc.
- Còn lại: tình cảm của Bấc đối với chủ
* VB: chủ yếu nói đến con chó Bấc và mọi hiện tình cảm của nó.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc
* Các biểu hiện tình cảm của Thoóc tơn đối với những con chó:
+ Chào hỏi thân mật
+ Nói lời vui vẻ
+ Nói chuyện tầm phào
+ Với Bấc: -túm đầu, dựa đẩy tới, đẩy lui, sủa
=> Coi chúng như con cái hay bạn bè.
+ Đặc biệt với Bấc: coi như 1 con người
“Trời đất! đằng ấynói đấy”
- Bấc đã qua tay nhiều ông chủ nhưng chỉ có Thoóc tơn là có lòng nhân từ với nó.
- Các ông chủ khác chăm sóc chó vì nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh (kéo xe). Còn Thoóc tơn có 1 tình yêu thực sự và nồng nàn”.
2. Những biểu hiện tình cảm của chó Bấc.
- Con xơ kít: “Có thói quenvỗ về” nũng nịu của loài vật nuôi.
- Con Ních: “thường chồmThoóc tơn” cách bày tỏ tình cảm của những con vật có sức mạnh.
- Con Bấc: +"Nó thường há1 lúc lâu": tình cảm sôi nổi.
+ "Nó thường nằmnét mặt": tôn thờ, quan sát chủ từng động tác "nó nằm ra xa hơnđằng sau".
=> Nằm xa quan sát hàng giờ, bám theo sát Thoóc tơn không rời 1 bướcNhưng không đòi hỏi gì ở Thoóc tơn cả => tình cảm đặc biệt như ở con người.
* Glân - đơn có những nhận xét tinh tế, tỉ mỉ và cách miêu tả sinh động để làm nổi bật nét riêng của mỗi con chó đặc biệt là Bấc.
3. "Tâm hồn" của con chó Bấc.
- Con Bấc : không hiểu biết nói những TG "tâm hồn" phong phú của nó được biểu hiện chi tiết, sâu sắc qua lời kể.
- Những chi tiết:
+ "Trước khi cótình yêu như vậy"
+ "Bấc thấymạnh mẽ ấy"
+ "Nó lại tưởngcơ thể"
=> Dường như bấc biết suy nghĩ.
+ "Việc thay thầysợ, "Nó sợnó" => biết vui mừng, lo sợ
+ "Ngay cả banám ảnh" =>nằm mơ => Bấc được nhân hoá như con người.
* G Lân đơn có 1 trí tưởng tượng tuyệt với và lòng yêu thương loài vật sâu sắc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: Nhận xét tinh tếtưởng tượng phong phú.
2. Nội dung: Tình cảm yêu thương loài vật của Thoóc-tơn.
? Giới thiệu ảnh G lân - đơn
? Hãy nêu những thông tin em biết về GLân - đơn
?Theo em biết VB có xuất xứ như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc: giọng kể, tả, chú ý miêu tả những suy nghĩ của nhân vật con Bấc.
- GV đọc mẫu đoạn 1
? Giải thích những thắc mắc về chú thích.
?Dựa vào trật tự diễn biến theo gợi ý SGK, em hãy XĐ bố cục của VB?
?Hãy nhận xét độ dài, ngắn của 2 phần trên? (đoạn 3 dài nhất). Từ đó em thấy nhân văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm từ phía nào? 
? XĐ nhân vật chính? (con chó Bấc) Vì sao? (VB thể hiện tâm trạng, tình cảm con Bấc)
? XĐ phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả)
? Tình cảm của Thoóc tơn đối với những con chó của anh và đối với Bấc có gì đặc biệt?
? Biểu hiện ở những chi tiết nào?
?TS trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành 1 đoạn nói về tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc.
? Tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc như thế nào trong phần mở đầu?
? Phần mở đầu làm nổi bật tình cảm của Thoóc - tơn đối với chó bằng cách nào? (so sánh với những người khác).
? Tìm những chi tiết miêu tả những biểu hiện tình cảm của những con chó khác trong đàn với chủ và cách biểu hiện tình cảm của con Bấc?
? Qua những biểu hiện ấy giúp em nhận xét gì về những con chó?
?So với những con chó khác, Bấc có cử chỉ đòi hỏi, gợi sự âu yếm của Thoóc tơn không? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
? Em có nhận xét gì về nhân văn qua đoạn miêu tả này.
?So sánh cách thể hiện nhân vật con chó Bấc của G lân đơn với con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của la Phông ten, em có nhận xét gì?
?Tìm những chí tiết miêu tả TG "tâm hồn" của con Bấc?
? Những chi tiết ấy giúp em hiểu gì?
?Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về nhà văn Glân đơn?
? Nêu tóm tắt nghệ thuật, nội dung chính của văn bản?
? Bài học rút ra qua văn bản là gì?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
IV. Luyện tập
? Con người sẽ được bồi đắp tình cảm gì sau khi đọc truyện này?
 * Con người được bồi đắp tình cảm yêu quý những giá trị tốt đẹp của cuộc sống qua truyện.
? Truyện khiến em liên tưởng đến những con chó trong những tác phẩm nào? (Vàng 'Lão Hạc"; con vàng "Sao không về vàng ơi".
? Qua văn bản theo em cần có thái độ như thế nào đối với loài vật?
- Quan tâm, chăm sóc loài vật bằm một tình yeu thực sự và nồng nàn.
V. Giao bài tập về nhà
- Viết đoạn văn: Chứng minh tình thương yêu loài vật của Thoóc-tơn qua đoạn trích?
- Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra Tiếng Việt
D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 18/4/2009
Ngày dạy:21/4/2009
 Tiết 157	Kiểm tra tiếng việt
 A.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
- Bài kiểm tra nhằm đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS về phần Tiếng Việt lớp 9 kì II.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể.
3. Thái độ
- Gd hs có tinh thần học và ý thức làm nghiêm túc
B.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
 1. GV: *Lập ma trận và phân bố câu hỏi
Mức độ
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tống số
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khởi ngữ
câu1
Thành phần biệt lập
câu 2
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Câu 3
Câu 5
Nghĩa tường minh và hàm ý
Câu 4
(1 ý)
Câu 4
(1 ý)
Câu 4
(1 ý)
Tổng số câu
2
2
1
1
1
5
Tổng số điểm
1
1
1
1
6
10
* Lựa chọn câu hỏi, xây dựng đáp án và biểu điểm, duyệt lại đề, in đề cho học sinh
 2. HS: Kiến thức, bút viết.
C. Tổ chức các hđ dạy học;
* ổn định lớp. Nhắc nhở yêu cầu giờ KT
* GV phát đề cho học sinh.
Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
Câu 1. Cụm từ "quyển sách" trong câu nào là khởi ngữ
A. Tôi đọc quyển sách này rồi
B. Quyển sách này tôi đọc rồi.
Câu 2. Từ "hỡi" trong câu sau là thành phần gì: "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi"
A. Khởi ngữ	C. Thành phần cảm thán
B. Thành ngữ	D. Thành phần gọi đáp
 Câu 3. Đoạn văn sau đây sử dụng phép liên kết nào: Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích. ( Vũ Khoan).
A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Phép liên tưởng
Câu 4. Trong bài thơ “Mây và sóng” (Ta – Go) có những câu chứa hàm ý.
 A. Đúng B. Sai.
Nếu đúng chỉ ra những câu chứa hàm ý và nêu nội dung của hàm ý đó.
-Câu chứa hàm ý: ....................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nội dung của hàm ý: ...........................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần tự luận: Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Rô- bin –xơn sau khi học văn bản Rô- bin – xơn ngoài đảo hoang, có sử dụng các phương tiện liên kết. Chỉ ra các phương tiện liên kết đó.
 Đáp án- Biểu chấm
Câu 1(0,5đ): Khoanh vào chữ B
Câu 2 (0,5đ): Khoanh vào chữ C
Câu 3 (0,5đ): Khoanh vào chữ C
Câu 4 (2,5đ): Khoanh vào chữ A.(0,5 điểm)
Chỉ ra được 4 câu có hàm ý (1 điểm)
Chỉ ra được hàm ý của mỗi câu( 1 điểm)
Câu 5 (6đ):
- Viết được đoạn văn có sử dụng phương tiên liên kếtphù hợp	1đ
- Đoạn văn hợp lí, lo gíc, rành mạch:	 1đ
- Nêu cảm nhận được về nhân vật Rô- bin – xơn với diện mạo ,trang phục, trang bị từ đó thấy được tinh thần lạc quan bất chấp khó khăn, gian khổ. vượt lên hoàn cảnh để làm cho cuộc sóng của mìng ngày càng tốt hơn (3 điềm) 
- Cộng chữ viết đẹp và trình bày sạch sẽ:	1đ
2. Theo dõi HS làm bài.
3. Hết giờ giáo viên thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
4.Giao bài tập về nhà:
-Về nhà ôn tập kiến thức Tiếng Việt học kì II nắm chắc kiến thức đã ôn, ôn tập lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt. 
-Soạn, chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng.
D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 18/4/2009
Ngày dạy:23/4/2009
Tiết 158	Luyện tập viết hợp đồng
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp HS: 
- Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng. Biết viết một văn bản hợp đồng thông dụng có nội dung đơn giản và gần gũi với lứa tuổi. 
2. Kỹ năng:
-Luyện viết 1 bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ:
- Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng (có thái độ đúng đối với công việc soạn thảo hợp đồng), ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được kí kết trong hợp đồng.
B. Chuẩn bị các phương tiện dạy học
-Giáo viên: sgk, sgv, khdhbh, một số bản hợp đồng mẫu
-Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I. Ôn tập lí thuyết
1. Mục đích và tác dụng của hợp đồng.
2. Loại văn bản có tính chất pháp lý.
- Biên bản.
- Hợp đồng.
3. Các mục của hợp đồng.
4. Yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng: II. Luyện tập
BT1:
a- Cách 1
b - Cách 2 => Đảm bảo tính
c- Cách 2 chính xác nghĩa
d- Cách 2
BT2: ND tối thiểu của HĐ thuê nhà
- Tên HĐ
- Thời gian điểm, các chủ thể thời gian ký kết HĐ
- Các điều khoản (các điểm và trách nhiệm nghĩa vụ quyền lợi của bên A (người cho thuê) và bên B (người thuê).
- Các quy định hiệu lực HĐ: HĐ mấy bản, giá trị pháp lí, thời hạn cam kết và họ tên, chữ ký.
BT2/158:
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời theo các câu hỏi SGK.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- Tổ chức cho hs thảo luận
? Em chọn cách diễn đạt nào?
Tại sao?
* Gọi 1 hs đọc HĐ thuê nhà (tiết trước ) đã làm ở nhà
- yêu cầu cả lớp thảo luận, đóng góp XD 1 hợp đồng thuê nhà.
- Yêu cầu 1 hs đọc 1 HĐ sử dụng nước sạch (đã chuẩn bị ở nhà)
- Yêu cầu 1 hs đọc BT2/158
? Các ND trên đã đủ chưa? Nừu thiếu thì cần thêm những gì?
? Dựa vào những ND đó, em hãy viết lại thành 1 HĐ hoàn chỉnh?
- Gọi 2-3 hs trình bày =? Lớp nhận xét bổ sung theo sườn ND đã trình bày trên bảng (BT2 của tiết trước).
III. Giao bài tập về:
- Làm hoàn chỉnh bài tập SGK
- Học kĩ, nắm chắc phần lí thuyết.
- Chuẩn bị bài Tổng kết văn học nước ngoàI
D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 18/4/2009
Ngày dạy:23+24/4/2009
Tiết 159,160 	Tổng kết văn học nước ngoài
 A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức văn học nước ngoài. Qua đó có cái nhìn khái quát về loại thể, nội dung, hình thức nghệ thuật.
- Bước đầu có thể so sánh với văn học Việt Nam trên một số khía cạnh, một số phương diện. 
 2. Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa
B. Chuẩn bị các phương tiện dạy học:
 - GV có bảng hệ thống.
 - HS làm các bài tập ở nhà.
 C. Tổ chức các hoạt động dạy học
* ổn định tổ chức lớp.
* Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
* Tổ chức dạy học bài mới.
I. Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở THcS.
- GV dùng bảng phụ, HS đọc lại.
- Hoặc GV kẻ lên bảng, HS điền nội dung, GV bổ sung.
TT
Tên bài
Thể loại
Tác giả (Nước)
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Cây bút thần
Truyện
Dân gian (Trung Quốc)
Quan niệm về công lý xã hội, về mục đích tài năng nghệ thuật, ước mơ khả năng kì diệu.
Trí tưởng tượng phong phú, truyện kể hấp dẫn.
2
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Truyện
Dân gian (Nga)
Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, phê phán kẻ tham lam
Lặp lại tăng tiến của cốt truyện, nhân vật đối lập, yếu tố hoang đường
3
Xa ngắm thác núi Lư
Thơ
Lí Bạch (Trung Quốc)
Vẻ đẹp núi Lư và tình yêu thiên nhiên đằm thắm bộc lộ tính cách phóng khoáng của nhà thơ.
Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Thơ
Lí Bạch
Tình cảm quê hương của người sống xa nhà trong một đêm trăng yên tĩnh
Từ ngữ giản dị, tinh luyện. Cảm xúc chân thành.
5
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Thơ
Hạ Tri Chương (Trung Quốc)
Tình cảm sâu sắc mà chua xót của người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới về quê
Cảm xúc chân thành, hóm hỉnh; kết hợp với tự sự.
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Thơ
Đỗ Phủ (Trung Quốc)
Nỗi khổ nghèo túng và ước mơ có ngôi nhà vững chắc để cho chở cho những người nghèo.
Kết hợp trữ tình với tự sự, nghị luận.
7
Mây và sóng
Thơ
Ta-go (ấn Độ)
Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. Kết hợp biểu cảm với kể chuyện
8
Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục
Kịch
Mô-li-e (Pháp)
Phê phán tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang.
Chọn tình huống tạo tiếng cười sảng khoái châm biếm sâu cay.
9
Buổi học cuối cùng
Truyện
Đô - đê (Pháp)
Yêu nước là yêu cả tiếng nói dân tộc
Xây dựng nhân vật thầy giáo và cậu bé Phrăng.
10
Cô bé bám diêm
Truyện
An-đéc-xen (Đan Mạch)
Nỗi bất hạnh, cái chết đau khổ và niềm tin yêu cuộc sống của em bé bán diêm.
Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
11
Đánh nhau với cối xay gió
Trích tiểu thuyết
Xéc-van-tét (Tây Ban Nha)
Sự tương phản về nhiều mặt giữa 2 nhân vật Đôn -ki- hô -tê, Xan - chô - Phan - xa qua đó ngợi ca mặt tốt, phê phán cái xấu.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật gây cười
12
Chiếc lá cuối cùng
Truyện
O.Hen-ri (Mĩ)
Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ: cụ Bơ - men, Giôn Xi và Xiu
Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần.
13
Hai cây phong
Truyện
Ai-ma-tốp (Cư - rơ - giơ-xtan)
Tình yêu quê hương và câu chuyện về người thầy vun trồng mơ ước, hy vọng cho HS.
Lối kể chuyện hấp dẫn, lối miêu tả theo phong cách hội hoạ, gây ấn tượng mạnh.
14
Cố hương
Truyện
Lỗ Tấn (Trung Quốc)
Sự thay đổi của làng quê, của nhân vật Nhuận Thổ phê phán xã hội phong kiến, đặt vấn đề con đường đi cho nông dân, cho xã hội
Lối tường thuật hấp dẫn, kết hợp kể và bình... ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh.
15
Những đứa trẻ
Truyện
Go rơ ki (Nga)
Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ (tác giả, 3 đứa trẻ con 1 đại tá) sống thiếu tình thương, bất chấp cản trở của xã hội).
Lối kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với cổ tích.
16
Rô bin xơn ngoài đảo hoang
Trích tiểu thuyết
Đi-phô (Anh)
Cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật giữa vùng hoang đảo xích đạo trên 10 năm trời
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của nhân vật "tôi" tự hoạ, kết hợp miêu tả.
17
Bố của Xi - mông
Truyện
Mô-pa-xăng (Pháp)
Nỗi tuyệt vọng của Xi mông, tình cảm chân tình của người mẹ (Blăng-sốt), sự bao dung của Phi-líp.
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng 3 nhân vật; kết hợp tự sự với nghị luận.
18
Con chó Bấc
Trích tiểu thuyết
Lân đơn (Mĩ)
Tình cảm yêu thương của tác giả đối với loài vật
Trí tưởng tượng khi đi sâu vào "thế giới tâm hồn" của chó Bấc.
19
Lòng yêu nước 
Nghị luận
E ren bua (Nga)
Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê... như suốt chảy ra sông, sông đi ra bể...
Cảm xúc chân thành, mãnh liệt. Biện pháp so sánh phù hợp.
20
Đi bộ ngao du
Nghị luận
Ru - Xô (Pháp)
Ca ngợi sự giản dị, tự do, thiên nhiên muốn ngao du cần đi bộ tự do...
Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động
 có sức thuyết phục.
21
Chó sói và cừu...
Nghị luận
Ten (Pháp)
Nêu lên đặc trưng của sáng tác nghệ thuật làm đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn
Nghệ thuật so sánh, nghệ thuật lập luận của bài nghị luận văn học hấp dẫn.
Ghi chú: (Về thời gian sáng tác đã được SGK tổng hợp, trang 181)
 II. Khái quát những nội dung chủ yếu.
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 4 (SGK). Cho HS làm việc theo nhóm. Các nhóm cử đại diện trình bày, lớp nhận xét. GV bổ sung.
*Những nội dung chủ yếu là:
1. Những sắc thái về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều châu lục trên thế giới (Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Bố của Xi - mông, Đi bộ ngao du...)
2. Thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên (Đi bộ ngao du, Hai cây phong, Lòng yêu nước, Xa ngắm thác núi Lư...)
3. Thương cảm với số phận những người nghèo khổ, khát vọng giải phóng người nghèo (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Em bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương...)
4. Hướng tới cái thiện, ghét cái ác cái xấu (Cây bút thần, ông lão đánh cá, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục...).
5. Tình yêu làng xóm quê hương, tình yêu đất nước (Cố hương, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Lòng yêu nước...)
(Hết tiết 159- gv tiểu kết và hướng dẫn hs chuẩn bị tiết 160)
 III. Những nét nghệ thuật đặc sắc.
-GV cho HS trao đổi, HS đứng tại chỗ trình bày. GV bổ sung.
1. Về truyện dân gian: Nghệ thuật kể chuyện, trí tưởng tượng, các yếu tố hoang đường (so sánh với một số truyện dân gian Việt Nam).
2. Về thơ: 
- Nét đặc sắc của 4 bài thơ Đường (ngôn ngữ, hình ảnh, hàm súc, biện pháp tu từ...)
- Nét đặc sắc của thơ tự do (Mây và sóng).
- So sánh với thơ Việt Nam?
3. Về truyện:
+ Cốt truyện và nhân vật.
+ Yếu tố hư cấu.
+ Miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong truyện?
4. Về nghị luận:
- Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Hệ thống lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng).
- Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh hay nghị luận.
5. Về kịch. Mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ và hành động kịch?
(Mỗi thể loại có thể hướng dẫn HS phân tích và so sánh với văn học Việt Nam).
 IV. Luyện tập.
1. Đọc 1 bài thơ (nước ngoài) đã học mà em yêu thích nhất
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ đó
2. Hãy chọn một trong những nhân vật sau:
- Em bé bán diêm
- A - li - ô - sa
- Xi - mông
Viết đoạn văn trình bày những suy nghĩ của em xung quanh cuộc đời và số phận của nhân vật.
* Yêu cầu mỗi bài: 1 ->2 hs trình bày bài viết
- Lớp: cùng nhận xét, góp ý, bổ sung
- GV: tổng kết
V. Giao bài tập về nhà
- GV ra một số đề về văn học nước ngoài cho HS làm ở nhà.
- Nắm hệ thống văn học nước ngoài, làm bài tập về văn học nước ngoài.
- Chuẩn bị bài: Bắc Sơn.
D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 31.doc