Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 32 - Tiết 156: Con chó Bấc

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 32 - Tiết 156: Con chó Bấc

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu đực G. Lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này.

- Qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho hs lòng yêu thương loài vật.

B- Chuẩn bị:

1- Giáo viên: Ảnh, tư liệu về G. Lân - đơn - Tác phẩm

2- Học sinh: Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK

 C- Tiến trình lên lớp:

 I- Ổn định lớp: Sĩ số lớp?

 II- Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra vở soạn bài của hs.

 III- Bài mới:

 III.1) Giới thiệu bài: Ở các lớp 8 các em đã được tiếp xúc với một tác phẩm văn học của Mĩ? “Chiếc lá cuối cùng” (Ô Hen- Ri). Hôm nay chúng ta lại làm quen với một tác giả người Mĩ đó là G. Lân - đơn với “Con chó Bấc”

 III.2) Tổ chức các hoạt động

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 32 - Tiết 156: Con chó Bấc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32: Bài 31; 32
Tiết 156 - VH Con chó Bấc
Ngày soạn: (Giắc. Lân - đơn)
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu đực G. Lân - đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này.
- Qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho hs lòng yêu thương loài vật.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Ảnh, tư liệu về G. Lân - đơn - Tác phẩm
2- Học sinh: Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK 
	C- Tiến trình lên lớp:
	I- Ổn định lớp: Sĩ số lớp?
	II- Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra vở soạn bài của hs. 
	III- Bài mới:
	 III.1) Giới thiệu bài: Ở các lớp 8 các em đã được tiếp xúc với một tác phẩm văn học của Mĩ? “Chiếc lá cuối cùng” (Ô Hen- Ri). Hôm nay chúng ta lại làm quen với một tác giả người Mĩ đó là G. Lân - đơn với “Con chó Bấc”
	 III.2) Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
Bước 1: Nắm tác giả, tác phẩm
- Hs đọc chú thích*
? Em hãy tóm tắt vài nét chính về tác giả
Gv bổ sung: 
+ Có tuổi thơ vất vả
+ Say mê tác phẩm của Mac- Ăng Ghen
+ Bắt đầu sự nghiệp bằng sáng tác truyện ngắn. Tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” có tính tự thuật, giá trị hiện thực. Nhan đề đoạn trích do biên soạn đặt, chuyện đã chuyển thể thành phim.
- Giới thiệu ảnh và tác phẩm (Trực quan)
- 1 hs đọc
- Hs độc lập trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
SGK /153
- Gv hướng dẫn đọc và đọc mẫu
Hs đọc - Giải từ khó
- Gv nêu trình tự diển biến:
+ Mở bài
+ Tình cảm của Thooc - tơn với Bấc
+ Tình cảm của Bấc đối với chủ
? Hãy xác định bố cục theo trình tự trên: Đoạn I; đoạn II; còn lại
? Tại sao phần 3 dài đến 3 đoạn, nêu tác dụng (Nhà văn chủ yếu muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ của nó)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích
? Nhân vật chuyện có gì khác lạ
(người: Thooc- tơn; vật: Bấc)
? Phương thức biểu đạt (tự sự)
? Nhắc lại nguyên nhân gặp gở giữa Thooc- tơn và Bấc
- Hs đọc đoạn I
? Đoạn này nói lên điều gì?
(Những ngày Bấc ở với gia đình ông Thẩm)
? Giữa họ và Bấc có tình cảm như thế nào?
(Tình cảm không nồng thắm lắm)
Gv bình: Khi ở với gia đình ông Thẩm, Bấc là chú chó phục vụ chủ, chỉ có tình bạn trịnh trọng và đàng hoàng nhưng không sâu sắc.
? Khi gặp được Thooc- tơn, Bấc nhận được điều gì?
(Tình yêu thương)
- Gọi hs đọc đoạn 2
? Nêu nội dung ý chính đoạn em vừa đọc
? Tìm những biểu hiện tình cảm của Thooc- tơn đối với Bấc
(chào hỏi thân mật, nói... trò chuyện... tóm chặt đầu nó...)
? Cách cư xử có gì đặc biệThooc- tơn
(Đó là cách cư xử bạn bè)
? Tại sao trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn dành một đoạn để nói lên tình cảm của của Thooc- tơn đối với Bấc?
(mục đích làm sáng tỏ tình cảm của Bấc đối với anh)
Gv bình: Thooc- tơn là một ông chủ lí tưởng, khác với những người chăm chó chỉ là nghĩa vụ. Thooc- tơn yêu thương chú như con, quý như bạn. Trong mắt Bấc Thooc- tơn là một ông chủ nhân hậu, tử tế... ngưởng mộ Thooc- tơn 
- Hs đọc ba đoạn cuối
? Nêu nội dung của ba đoạn
? Nêu những biểu hiện tình cảm của Bấc đối với chủ
(+ cử chỉ, hành động: Cắn vờ, nằm phục..., mắt háo hức... nằm xa hơn quan sát.... bám theo.
+ Tâm hồn: Trước khi chưa thấy tình yêu thương như vậy.
+ Không có gì vui sướng bằng...
+ Nó lại tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực
+ Không muốn rời Thooc- tơn 
? Hãy nhận xét về năng lực quan sát tác giả khi viết đoạn văn này.
Gv: Có nhận xét tinh tế về Xơ - Kít, Ních với những biểu hiện tình cảm rõ rệt. Nhân hoá những con vật, có nhận xét tỉ mĩ.
? Người ta nói: “cho là nhận” theo em có đúng trong câu chuyện này không?
Thooc- tơn đã cho nó tình yêu thương và anh nhận lại ở nó tình yêu thương.
Gv bình: cho thế nào thì nhận thế ấy, đó là lẽ phải của cuộc đời...
? Em hãy chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc
(Nhà văn không nhân hoá chó Bấc như La Phông ten trong ngụ ngôn, không cho Bấc nói tiếng người mà diễn tả nó theo cảm nhận, thấu hiểu của mình. Ông tưởng tượng nó biết nghĩ...
Gv bình: Bằng lòng yêu thương loài vật, nhà văn đã có trí tưởng tượng tuyệt vời khi kể, tả, bộc lộ cảm xúc của Bấc.
* Hoạt động 3: Tổng kết
? Qua tìm hiểu, phân tích nêu tóm tắt nghệ thuật, nội dung chính của văn bản.
- Hs đọc ghi nhớ SGK 
* Hoạt động 4: Luyện tập
- Nghe
- 3 hs đọc - nhận xét
- Thảo luận, trả lời
- Hs trả lời
- Trả lời
- Nhắc lại
- Suy nghĩ trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- 1 hs đọc
- Hs nêu ý chính
- Tìm chi tiết
độc lập trả lời
- Trả lời
- Thảo luận đại diện trả lời
- Hs lắng nghe
- 1 hs đọc
- Trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Trả lời và bổ sung
- Suy nghĩ trả lời
- Trả lời
- Hs lắng nghe
- Nhận xét và bổ sung
- 2 hs đọc
2- Đọc, tìm bố cục:
Bố cục: 3 phần
II- Phân tích
1- Tình cảm của Thooc- tơn đối với Bấc
- Thương yêu như bạn, như người thân.
- Cư xử tế nhị, trìu mến
2- Những biểu hiện tình cảm của Bấc
- Ngưỡng mộ, tôn thờ, gần gủi, không đòi hỏi gì cả
III- Tổng kết 
* Hgi nhớ SGK/ 154
IV- Luyện tập 
Bài học rút ra qua văn bản
III.3) Củng cố - Dặn dò:
- Đoạn trích thuộc phương thức biểu đạt nào (Tự sự)
 Nêu lại một số chi tiết biểu lộ tình cảm của Bấc.
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet156.doc