Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 33 - Tiết 165, 166: Tôi và chúng ta (Trích cảnh ba)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 33 - Tiết 165, 166: Tôi và chúng ta (Trích cảnh ba)

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được phần nào tính cách các nhân vật tiêu biểu Hoang Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu tư tưởng với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.

- Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẩn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.

B- Chuẩn bị:

1)Giáo viên: Giáo án, ảnh và tư liệu về Lê Quang Vũ; đèn chiếu; giấy trong

2) Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản SGK/ 172-179

 C- Tiến trình lên lớp:

 I- Ổn định lớp:

 II- Kiểm tra bài cũ:

 Nêu tình huống bất ngờ, gay cấn của các lớp kịch trong vở kịch “Bắc Sơn”? Tác dụng của tình huống ấy?

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 33 - Tiết 165, 166: Tôi và chúng ta (Trích cảnh ba)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: Bài 32; 33; 34
Tiết 165; 166 - VH	 Tôi và chúng ta (Trích cảnh ba) 
Ngày soạn: Lưu Quang Vũ 
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được phần nào tính cách các nhân vật tiêu biểu Hoang Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu tư tưởng với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
- Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẩn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
B- Chuẩn bị:
1)Giáo viên: Giáo án, ảnh và tư liệu về Lê Quang Vũ; đèn chiếu; giấy trong
2) Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản SGK/ 172-179
	C- Tiến trình lên lớp:
	I- Ổn định lớp: 
	II- Kiểm tra bài cũ: 
	 Nêu tình huống bất ngờ, gay cấn của các lớp kịch trong vở kịch “Bắc Sơn”? Tác dụng của tình huống ấy?
	III- Dạy bài mới.
 III.1) Giới thiệu bài: 
	Giáo viên giới thiệu vị trí của vở kịch trong đời sống xã hội của những năm 1980 của thế kỉ XX ® giới thiệu tên vở kịch.
	 III.2) Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc - Tìm hiểu chung
- Gọi hs đọc chú thích về tác giả
? Em hãy nêu những nét chính về tác giả (Năm sinh, quê, mất, quê...)
- Nhấn mạnh:
+ Tác giả là người có tài vừa sáng tác thơ vừa sáng tác kịch. Ở lĩnh vực nào cũng rất nổi tiếng
+ Ngòi bút của ông nhạy bén, sắc sảo, đề cập đến hàng loạt những vấn đề có tính thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời.
+ Năm 2000, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT
- 1 hs đọc
- 1 hs nêu
- Ghi bài vào vở
I- Vài nét về tác giả, tác phẩm.
1- tác giả
Là nhà thơ viết kịch nổi tiếng
- Giới thiệu chân dung, tư liệu về tác giả.
- Gọi hs đọc chú thích SGK /179
? Qua phần chú thích, em hãy cho biết nội dung của đoạn trích vở kịnh.
GV chốt: Cuộc đối thoại gay gắt công khai giữa các nhân vật trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.
? Từ vị trí của nhân vật trong vở kịch, em hãy cho biết có mấy tuyến nhân vật? Nêu nhân vật chính ở mỗi tuyến?
(có 2 tuyến nhân vật: +Tuyến 1: Hoàng Việt
+Tuyến 2: Nguyễn Chính)
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của vở kịch ® giúp hs hiểu vở kịch.
Gv hướng dẫn đọc: Lưu ý cách đọc lời thoại; đọc 1 đoạn.
- Phân vai cho hs theo 10 nhân vật ® nhận xét.
- Gọi hs đọc chú giải SGK /180
* Hoạt động 2: Phân tích
- Giới thiệu cảnh 1; 2 theo SGK/ 183: Hai cánh này đã hé mở tình huống kịch
- Giới thiệu khung cảnh trước đó Xí nghiệp Thắng Lợi: Máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu nhỏ; tổ chức phân công lao động không hợp lí, kém hiệu quả, đời sống công nhân ngày càng khó khăn.
? Theo em, trong cảnh ba tình huống kịch là gì?
- Cho hs thảo luận nhóm.
- Chốt lại ® ghi bảng (màn hình)
- Gv bình: Từ tình huống này đã làm nảy sinh những mâu thuẫn.
? Chỉ rõ những mâu thuẩn cơ bản giữa hai tuyến ở những mặt nào trong mối quan hệ công việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lí trong xí nghiệp?
Hoàng Việt (Giám đốc) và Sơn (Kĩ sư)
 ¯
Tư tưởng tiên tiến, dám nghĩ, dám làm
Phòng Tổ chức lao động tài vụ (Biên chế, tiền lương); Quản đốc phân xưởng
 ¯ 
bảo thủ, máy móc
? Sự xung đột đó là biểu hiện mối quan hệ giữa tư tưởng khác nhau. Vậy những xung đột đó chứng tỏ điều gì?
* Phân tích những nhân vật tiêu biểu
? Đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào
? Cảm nhận về đặc điểm tính cách của từng nhân vật.
? Cử chỉ hành động của Hoàng Việt và Lê Sơn
? Tính cách của Phó Giám đốc được thể hiện qua lời nói, cử chỉ nào?
? Nhận xét về nhân vật qua lời nói
? Quản đốc phân xưởng là người như thế nào
* Tìm hiểu ý nghĩa của mâu thuẩn và cách kết thúc tình huống
? Thực tế cái mới chưa được thử thách có dể chấp nhận không?
Dự đoán về kết quả cảm nhận của em
*Hoạt động 3: Tổng kết
? Điểm lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Giáo viên chốt, Hs đọc ghi nhớ
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- 1 hs đọc
- Trả lời
Suy nghĩ trả lời
- 10 hs đọc theo phân vai 
- 1 hs đọc
- Thảo luận nhóm, đại diện trả lời
- Thảo luận nhóm, đại diện trả lời
- Dựa vào những xung đột rút ra nhận xét
- Thảo luận nhóm, đại diện trả lời, nhận xét
- Hs tìm chi tiết biểu hiện
- Hs nhận xét
- Suy nghĩ trả lời
- Hs nêu tổng kết
- 1 hs đọc
Hs độc lập trình bày
2- Tác phẩm:
SGK/ 179
Chú giải SGK /180
II- Phân tích đoạn trích
1- Tình huống kịch và những mâu thuẩn cơ bản của vở kịch
a- Tình huống kịch
- Giám đốc Hoàng Việt công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và cách làm ăn mới
b- Những mâu thuẫn cơ bản
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa hai tuyến
- Mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi thay mạnh mẽ, đồng bộ
2- Những nhân vật tiêu biểu
a- Giám đốc Hoàng Việt
- Có tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn trung thực, kiên quyết
b- Kĩ sư Lê Sơn trình độ chuyên môn giỏi, cải tiến hoạt động xí nghiệp
c- Phó Giám đốc chính:
- là người máy móc, bảo thủ
- Luồn lách, xu nịnh
d- Quản đốc phân xưởng Trương: làm việc như cái máy, tỏ ra quyền thế, hách dịch
3- Ý nghĩa của mâu thuẩn kịch và cách kết thúc tình huống
- Cuộc đấu tranh giữa hai phái đổi mới và bảo thủ
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng
III- Tổng kết:
Ghi nhớ SGK 
IV- Luyện tập:
Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch
	III.5) củng cố - Dặn dò:
	- Tập diễn kịch
	- Chuẩn bị bài: Tổng kết văn học

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet165-166.doc