Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 34 - Tiết 167, 168: Tổng kết văn học

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 34 - Tiết 167, 168: Tổng kết văn học

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp THCS.

- Có cái nhìn tổng thể về văn học Việt Nam.

B- Chuẩn bị:

1)Giáo viên: Giáo án, đèn chiếu; giấy trong.

2) Học sinh: Xem lại các văn bản văn học đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Học lại các định nghĩa về: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, chèo. Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.

 C- Tiến trình lên lớp:

 I- Ổn định lớp:

 II- Kiểm tra bài cũ:

 Kết hợp trong tiết tổng kết.

 III- Dạy bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 34 - Tiết 167, 168: Tổng kết văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34: Bài 33; 34
Tiết 167; 168 - VH	 Tổng kết văn học 
Ngày soạn: 
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp THCS.
- Có cái nhìn tổng thể về văn học Việt Nam.
B- Chuẩn bị:
1)Giáo viên: Giáo án, đèn chiếu; giấy trong.
2) Học sinh: Xem lại các văn bản văn học đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Học lại các định nghĩa về: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, chèo. Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
	C- Tiến trình lên lớp:
	I- Ổn định lớp: 
	II- Kiểm tra bài cũ: 
	Kết hợp trong tiết tổng kết.
	III- Dạy bài mới.
 III.1) Giới thiệu bài: 
	 III.2) Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Lập Bảng thống kê các tác phẩm đã học (Tên tác phẩm- tác giả, thời gian sáng tác)
Gv cho hs đọc câu 1. Yêu cầu hs nhớ lại và thống kê đầy đủ các tác phẩm hoặc các đoạn trích đã học và ghi vào vào bảng thống kê theo mẫu
Văn học
dân gian
Văn học
trung đại
Văn học
hiện đại
Gv nhận xét, bổ sung, chiếu bảng thống kê
* Hoạt động 2: Định nghĩa về từng thể loại Văn học dân gian
- Gọi Hs đọc câu 2
- Yêu cầu hs định nghĩa về từng thể loại VHDG
- Hs xem bảng thống kê theo mẫu (đã soạn) và phát biểu tại chỗ
- Hs nghe và sửa chữa sai sót (nếu có)
- Hs hoạt động theo nhóm
 Câu 1: Lập bảng thống kê tác phẩm
Câu 2: Định nghĩa về từng thể loại VHDG
- Gv phát biểu có chú thích về từng thể loại cho 7 nhóm:
+ Nhóm 1: Truyền thuyết
+ Nhóm 2: Truyện cổ tích
+ Nhóm 3: Truyện cười
+ Nhóm 4: Truyện ngụ ngôn
+ Nhóm 5: Ca dao, dân ca
+ Nhóm 6: Tục ngữ.
+ Nhóm 7 Sân khấu (chèo)
- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung và chốt ý (dùng đèn chiếu)
Truyền thuyết: Kể về nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường xuyên có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Cổ tích: Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quên thuộc (bất hạnh, dũng sĩ...) có yếu tố hoang đường thể hiện niềm tin, hi vọng và ước mơ chiến thắng...
Ngụ ngôn: Mượn chuyện về vật, đồ vật, (hay chính con người) để nói bóng gió, kín đáo chuyện về con người, để khuyên nhủ một bài học nào đó.
Truyện cười: Kể chuyện về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Ca dao, dân ca: Chỉ các thể loại dân gian trữ tình, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Sân khấu (chèo) Là loại kịch hát múa dân gian kể chuyện diễn tích bằng các hình thức sân khấu, phổ biến ở Bắc bộ
* Hoạt động 3: Thống kê chi tiết các thể thơ, văn học đã học trong VH trung đại
- Yêu cầu hs xem lại bảng thống kê ở phần VHTĐ. Nêu các thể văn, thơ của các tác phẩm VHTĐ
Gv chốt ý (đèn chiếu):
Các thể văn, thơ
Tên tác phẩm
*Các thể văn:
- Truyện trung đại
- Truyện truyền kì
- Tuỳ bút
Tuyện chương hồi
- Nghị luận
- Truyện thơ
* Các thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Ngũ ngôn tứ tuyệt
- Thất ngôn bát cú
- Song thất lục bát
- Lục bát
- Con hổ có nghĩa
- Thầy thốc giỏ
- Truyện người con gái Nam Xương
- Chuyện cũ ở phủ Chúa
- Hoàng Lê nhất thống chí (trích)
- Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ...
- Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên (các đoạn trích)
- Sông núi nước Nam, Buổi chiều... trông ra
- Phò giá về kinh
- Qua đèo ngang, Bạn đến chơi nhà
- Sau phút chia li
- Bài ca Côn Sơn
* Hoạt động 4: Nhận ra phương thức biểu đạt chủ yếu ở mỗi thể loại của VHHĐ
- Gọi hs đọc câu 4
? Các văn bản tác phẩm thuộc văn học hiện đại Việt Nam đã cho em làm quen với những thể loại nào?
(Gồm: Truyện, tuỳ bút, thơ, nghị luận, kịch)
? Mỗi thể loại chỉ dùng một phương thức biểu đạt?
- Trong từng thể loại, phương thức biểu đạt nào có vị trí chủ đạo?
- Gv cho cả lớp nhận xét bổ sung
Chốt ý: 
- Trong các tác phẩm truyện luôn có cả tự sự, miêu tả, biểu cảm và đôi khi có cả nghị luận thế nhưng phương thứcbiểu đạt tự sự là chủ yếu (có diễn biến các sự việc, cốt truyện, nhân vật...)
- Các tác phẩm thơ, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm, bên cạnh đó vẫn có phương thức biểu đạt tự sự hay miêu tả (Lượm, Đêm nay Bác không ngủ).
- Các tác phẩm nghị luận, phương thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận (Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận).
* Hoạt động 5: Nhìn chung về văn học Việt Nam
Phần 1: Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
? Văn học Việt Nam được tạo thành từ những bộ phận nào?
(Hai bộ phận: Văn học dân gian và văn học viết)
? Hoàn cảnh ra đời của văn học dân gian
(Trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội...)
? Đối tượng sáng tác (chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới mang tính cộng đồng)
? Thể loại của văn học dân gian
(phong phú: Truyện, ca dao, vè, câu đố, chèo...)
? Nội dung thể hiện:
(Sâu sắc: Tố cáo xã hội cũ; thông cảm nỗi nghèo khổ; ca ngợi nhân nghĩa đạo lí và tình yêu quê hương đất nước, tình bạn bè..., ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời...)
? Xét về mặt văn tự văn học viết bao gồm những loại chữ viết nào?
(Văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm, văn học chữ Quốc ngữ.
? Về nội dung của văn học viết
(Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kì, mọi thời đại)
Gv giải thích sơ lược về chữ Nôm, phân biệt chữ Nôm với chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Bước 2: Tìm hiểu tiến trình lịch sử văn học Việt nam
? Văn học Việt Nam (chủ yếu văn học viết) trải qua mấy thời kì lớn.
Bước 3: Tìm hiểu mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt nam
- Hs đọc mục III/SGK /191
? Nêu những nét nổi bật của văn học Việt Nam
Gv chốt lại: 
- Tư tưởng yêu nước
- Tinh thần nhân đạo
- Sức sống bền bĩ và tinh thần lạc quan
- Tính thẩm mĩ
* Hoạt động 6: Hướng dẫn tìm hiểu về một số thể loại văn học
? Theo em hiểu thể loại văn học là gì?
- Hs đọc phần này
? Nêu các thể loại văn học dân gian; văn học trung đại; văn học hiện đại
Gv chốt lại
- Hs đọc ghi nhớ SGK/ 201
* Hoạt động 7: Luyện tập
Bài 3/200
- Lần lượt từng nhóm đọc bài làm
- Hs xem bảng thống kê
- Hs lập bảng về các thể văn, thơ
- Hs xem lại bảng thống kê câu 1
- 1 hs đọc
- Suy nghĩ trả lời
- Hs thảo luận nhóm; đai diện nhóm phát biểu
Hs dựa vào sách nêu
- Suy nghĩ trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Trả lời dựa vào SGK 
- 1 hs đọc
- Hs nêu nét tiêu biểu
- Trả lời
- 1 em đọc
- Dựa vào sách nêu thể loại
Câu 3: Thống kê chi tiết các thể thơ, văn đã học
Câu 4: Phương thức biểu đạt chủ yếu của mỗi thể loại VHHĐ
A- Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
1- Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam
Hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết
a- Văn học dân gian
b- Văn học viết
2- Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
a- Từ thế kĩ X đến thế kĩ XIX
b- Từ đầu thế kĩ XX đến năm 1945
c- Từ năm 1945 đến nay
B- Sơ lược về một số thể loại văn học
* Ghi nhớ SGK/201
C- Luyện tập
Quy tắc niêm luật bài thơ đường
	III.3) Củng cố - Dặn dò:
	- Nắm vững nội dung tổng kết
- Ôn tốt cho tiết kiểm tra tổng hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet167-168.doc