Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 11 đến tuần 13

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 11 đến tuần 13

Bài 11

Văn bản

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 (Huy Cận)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao đọng của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãmg mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị giáo án.

- Học sinh soạn bài.

C. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ :Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 11 đến tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 	 ‏۩۩۩۩۩۩	 NS: 1 - 11- 2009
Tiết 51,52 	 NG: 02- 11 - 2009
Bài 11
Văn bản
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 	(Huy Cận)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao đọng của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãmg mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị giáo án.
- Học sinh soạn bài.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ :Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. 
3. Bài mới:Giới thiệu bài 
(Tiết 1)
* Hoạt động 1: - Cho học sinh đọc chú thích về tác giả, tác phẩm trong sgk.
 Giáo viên nhấn mạnh thêm về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
+ Viết năm 1958 khi đất nước thắng lợi (chống Pháp), miền Bắc đi và xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới.
+ Không khí hào hứng, phấn chấn bao trùm trong đời sống, khắp nơi dấy lên phong trào sản xuất, xây dựng và phát triển đất nước.
Giáo viên lưu ý chú thích cho học sinh.
- Học sinh tìm bố cục của bài thơ.
 (Câu hỏi 1/sgk)
- Cảm hứng bao trùm của bài thơ là gì?
=> Cảm hứng về lao động và thiên nhiên, vũ trụ.
- Hãy nêu thời gian và không gian của bài thơ.
=> Tg: nhịp tuần hoàn của vũ trụ: hoàng hôn -> bình minh.
 Kg: rộng lớn, bao la cũng là không gian của cảnh lao động.
* Hoạt động2: HDHS phân tích bài thơ.
- Học sinh đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu.
- Hình dung của em về cảnh hoàng hôn xuống biển dựa theo liên tưởng, tưởng tượng của nhà thơ?
 - Hình ảnh so sánh: hòn lửa, hình ảnh ẩn dụ then sóng, cửa đêm gợi cho em ấn tượng gì?
- Từ “lại” trong câu thơ “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” hàm ý điều gì?
=> Hoạt động, công việc hàng ngày, thường xuyên.
-Em hiểu hình ảnh “câu hát căng buồm” như thế nào? Nội dung lời hát gợi mơ ước gì của người đánh cá?
=> Dường như câu hát đã làm căng cánh buồm.
 - Trong câu hát của người lao động còn mang thoe ước vọng gì ?
- E có nhận xét gì về nghệ thuật và thiên nhiên được tác giả miêu tả ở hai khổ thơ đầu ?
/ Giáo viên phân tích thêm nghệ thuật liên tưởng của nhà thơ: 
 Biển: Tấm lụa lớn mà đoàn thoi đang vun vút qua lại -> “đoàn thoi” cá dệt nên tấm lưới của người dân chài.
(Tiết 2)
- Học sinh đọc lại 4 khổ thơ.
- Cảnh đoàn thuyền đi trên biển và chuẩn bị đánh cá được tác giả miêu tả như thế nào?
 Giáo viên cần giảng: cảm hứng ãng mạn giúp cho tác giả phát hiện ra vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm trong niềm vui phơi phới của người lao động.
Con thuyền nhỏ bé -> lớn lao.
- Công việc của người đánh cá được tác giả miêu tả như thế nào?
=> Lưu ý: Sự tưởng tượng phong phú của tác giả không giống thực tế -> giàu cách nhìn cuộc sống, thể hiện niềm say sưa, hào hứng và những mơ ước bay bổng của con người: hoà hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên.
- Hình ảnh cá biển được tác giả miêu tả như thế nào?
=> Bức tranh sơn mài lung linh huyền ảo được sáng tạ bằng liên tưởng, tưởng tượng -> trí tưởng tượng đã nối dài, chấp cánh cho hiện thực -> kì ảo.
- Học sinh đọc lại khổ thơ.
 Học sinh phân tích khổ thơ.
=> Tuy nặng khoang cá nhưng con thuyền vẫn lướt đi phơi phới chạy đua cùng mặt trời.
=> Câu thơ khép lại bài thơ, khép lại chuyến đi.
=> Câu thơ “Mặt trời đội biển ...” miêu tả chính xác chuyển động của mặt trời, ánh sáng từ từ nhô lên, mặt trời ló dạng, mặt trời nhô lên kết thúc một đêm lao động, nó hô ứng với mặt trời xuống biển như hòn lửa.
* Hoạt động 3: HD học sinh luyện tập.
- Vì sao gọi đây là khúc tráng ca về những người lao động biển cả VN thế kỉ 20?
=> Âm điệu vang khoẻ, bay bổng, tràn đầy cảm hứng lãng mạn, màu sắc lung linh. Đây là bài ca ca ngợi con người lao động, ca ngợi lao động.
- Cho học sinh tìm cách gieo vần, cách ngắt nhịp của bài thơ.
* Hoạt động 5: Củng cố dặn dò 
 Học sinh đọc ghi nhớ. Dặn học sinh về nhà làm bài tập phần luyện tập.
I.Đọc hiểu văn bản:
 1 . Đọc 
- Tác giả :
- Tác phẩm :
- Giải nghĩa từ khó 
 2. Thể loại : 7 chữ 
 2. Bố cục: Chia làm 3 phần:
- 2 khổ thơ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng náo nứccủa người đi biển.
- 4 khổ thơ tiếp theo: Cảnh lao động của đoàn thuyền đánh cá.
- Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về.
II. Phân tích:
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển:
- Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng: 
+ Mặt trời lặn: như hòn lửa.
+ Vũ trụ là ngôi nhà lớn.
+ Màn đêm là tấm cửa khổng lồ.
+ Những lượn sóng là then cửa.
=> Đây là khoảng không gian rộng lớn bao la.
- Người lao động cất lên tiếng hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh con thuyền lướt sóng ra khơi 
Trong lần ra khơi sẽ thu được nhiều cá “đến dệt  đàn cá ơi”
=> Nghệ thuật miêu tả tương phản làm nổi bật niềm yêu đời, yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của con người làm chủ quê hương 
2. Cảnh đàn thuyền đánh cá trên biển:
- Con thuyền: lớn lao, kì vĩ:
 “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng”
=> Con thuyền tung hành và làm chủ biển khơi.
- Công việc đánh cá của người lao động vốn nặng nhọc -> công việc khoẻ khoắn, lãng mạn.
=> Con người và thiên nhiên đã hoà với nhau tạo ra khung cảnh lao động vui tươi thanh bình.
- Cảnh biển trong thơ Huy Cận đẹp lộng lẫy với hình ảnh đàn cá: có khi được miêu tả trong ánh trăng, có khi hiện lên trong ánh bình minh.
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc rạng đông:
Đoàn thuyền trở về trong ánh bình minh rực rỡ. Vẫn vang lên tiếng hát căng buồm những đây là tiếng hát chở niềm vui thắng lợi sau một đêm lao động vất vả 
- Sợ hăng say của con người lao động trong cuộc sống mới 
III. Tổng kết:
Bài thơ được xây dựng theo trình tự thời gian.
Bài thơ là khúc ca lao động hào hứng say mê.
Cách ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/5 tạo âm hưởng chắc nịch.
Cách gieo vần linh hoạt tạo âm điệu sôi nổi, phơi phới.
* Ghi nhớ: (sgk) 
Tuần 11 	 ‏۩۩۩۩۩۩	 NS: 2 – 11 – 2009 
Tiết 53 	 NG: 3 – 11 – 2009 
Bài 11
Tiếng việt
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh: nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 -> 9 (Từ tượng thanh và từ tượng hình, mọt số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ)
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị giáo án.
- Học sinh soạn bài.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1:
- Học sinh nhắc lại khái niệm.
 Học sinh lấy ví dụ.
- Học sinh làm bài tập, trình bày.
* Hoạt động 2:
- Học sinh thảo luận trả lời.
- Thế nào là so sánh?
 Cho ví dụ.Vế a- từ so sánh – vế b
Dòng sông trong sáng như gương 
- Thế nào là ẩn dụ?
 Cho ví dụ.các kiểu ẩn dụ :
+ Gọi sv a= tên sv b( ngày ngày mặt trời 
+ Gọi hiện tượng a= tên hiện tượng b(Gần mực )
- Thế nào là nhân hoá?
 Cho ví dụ.
- Thế nào là hoán dụ?
 Vd : “Bàn tay ta..” gọi Svbằng một bộ phận : “Áo chàm ”Dấu hiệu đặc trưng 
 “Ngày huế đổ máu” Vật chứa đựng 
- Thế nào là nói quá?
 Cho ví dụ.
- Thế nào là nói giảm, nói tránh?
 Cho ví dụ.
- Thế nào là điệp ngữ?
 Cho ví dụ. Điệp ngữ nối tiếp , Đngữ ngắt quãng , Đngữ vòng tròn :vd Cùng trông lại chẳng thấy , thấy xanh ngàn dâu , Ngàn dâu một màu 
- Thế nào là chơi chữ?
 Ch ví dụ.
- Học sinh thảo luận trả lời.
- Học sinh đọc ví dụ (a) -> trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc câu (b) -> trả lời.
- Học sinh đọc câu (c) -> trả lời.
- Học sinh đọc câu (d) -> trả lời.
- Học sinh đọc câu (e) -> trả lời.
- Học sinh thảo luận trả lời.
(uống rượu say = say đắm vì tình)
* Hoạt động 3: 
Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị tiết sau: tập làm thơ 8 chữ.
I. Từ tượng thanh, tượng hình:
1. Khái niện:
- Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh.
 VD: ào ào, choang choang ...
- Từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
 VD: lắc lư, ngật ngưỡng ...
2. Bài tập:
a. Loài vật: mèo, tu hú, tắc kè, bò, quốc ...
b. Xác định: 
Lốm đốm, lê thê,loáng thoáng, lồ lộ.
=> Miêu tả đám mây cụ thể sinh động.
II. Một số phép tu từ từ vựng:
1. Khái niệm:
a. So sánh:
Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Ẩn dụ:
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
c. Nhân hoá:
Gọi hoặc tả vật bằng những từ gọi hoặc tả người làm cho sự vật gần gũi với con người, biểu thị đượng những suy nghĩ, tình cảm của con người.
d. Hoán dụ:
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi với nó để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
e. Nói quá:
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
f. Nói giảm, nói tránh:
Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu tế nhị.
g. Điệp ngữ:
Là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
h. Chơi chữ:
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
2. Bài tập 2:
a. Hoa, cánh: Thuý Kiều và cuộc đời của nàng.
 Lá, cây: gia đình TK.
b. So sánh.
c. Nói quá:
 Nhân hoá: ghen, hờn
d. Nói quá: 
 => Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của TK – Thúc Sinh.
e. Chơi chữ:
 Tài – tai
3. Bài tập 3:
a. Điệp từ: còn
 Dùng từ đa nghĩa: say sưa
b. Nói quá: 
 Nhấn mạnh khí thế của nghĩa quân.
c. So sánh, điệp từ: 
đọc. Nhân hoá:
e. Ẩn dụ:
☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺☺
Tuần 11 	 ‏۩۩۩۩۩۩	NS: 03 – 11 – 2009
Tiết 54 	NG: 05 – 11 – 2009
Bài 11
Tiếng việt
TẬP LÀM THƠ 8 CHỮ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh: 
- Nắm được đặc điểm khả năng miêu tả, biểu hiện, phương pháp của thể thơ 8 chữ.
- Qua hoạt động tập àm thơ 8 chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị giáo án.
- Học sinh soạn bài.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
- Học sinh đọc các ví dụ.
- Học sinh nhận xét số chữ trong mỗi dòng.
- Tìm những chữ có khả năng gieo vần.
- Học sinh phân biệt vần liền vần cách.
 Học sinh tìm vần lưng, vần chân.
- Nhận xét về cách ngắt nhịp của mỗi đoạn.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2:
- Cho học sinh làm bài tập 1.
- Học sinh làm bài 2.
- Học sinh làm bài 3.
( Sai từ rộn rã vì câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ  ... ình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương đất nước, đây là một tình cảm mang tính cộng đồng. Thành coong của tác giả: diễn tả tính cách tâm lí chung ấy trên mọt con người cụ thể, tính cách chung nhưng lại mang màu sắc cá nhân.
+ Truyện thuộc loại cốt truyện có tâm lí, không xây dựng trên các biến cố, sự kiện bên ngoài mà chỉ chú trọng đến các tình huống bên trong.
Văn bản trích lược bỏ phần đầu.
* Hoạt động 2: 
- Cho học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm trong chú thích sao.
- Giáo viên đọc trước một đoạn.
 Học sinh đọc tiếp.
- Truyện có nội dung gì?
=> Diễn tả chân thực và sing động tình yêu làng quê ở ông Hai, một người nông dân rời làng đi tản cư trng thời kì kháng chiến chống Pháp.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên nhắc: Ông Hai phải rời làng chợ Dầu đi tản cư. Ông rất thích nói về cái làng của mình. Ông tự hào về nó.
- Cho học sinh trả lời câu hỏi 1/sgk.
 Đó là tình huống nào?
- Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc -> kết thúc truyện.
 Học sinh thảo luận trả lời.
- Vì sao ông lại thấy xấu hổ?
=> ông là người yêu nước, yêu làng quê và luôn tự hào về làng mình.
Giáo viên lấy thêm ví dụ: chả nhẽ cái bọn ở làng ...
 Mà thằng chánh Bệu ....
 Chao ôi! Cực nhục chưa.
 Không khí trong gia đình ông.
- Học sinh trả lời câu hỏi 3/sgk.
 Học sinh thảo luận trả lời.
- Sau khi có sự đấu tranh tư tưởng, ông Hai đã có quyết định như thế nào?
- Học sinh lấy dẫ chứng chứng minh.
 Hay là quay về làng.
 Về làng:làm nô lệ cho Tây, bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.
- Cho học sinh nắm lại đoạn văn ông tâm sự với con. Qua đó ta thấy ông là người như thế nào?
- Ông nói chuyện, tâm sự với con thực chất là ông đang bày tỏ lòng mình. Đúng hay sai?
- Tâm lí nhân vật thể hiện qua những phương diện nào?
- Ngôn ngữ trong chuyện rất đặc sắc, hãy tìm dẫn chứng chứng minh.
 Cụ Hồ trên đầu, trên cổ
 Dám đơn sai
 Nó thì rút ruột ra
 Ru rú ở xó nhà...
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
Giáo viên củng cố lại bài: nhấn mạnh nghệ thuật: cốt truyện tâm lí, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ nhân vật sinh động, cách kể qua con mắt của ông Hai, qua tâm lí của ông.
* Hoạt động 5:
 Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Học sinh chọn đoạn phân tích:
+ Tả ông Hai nghe tin làng theo giặc.
+ Đoạn ông Hai trò chuyện với con
- Bài văn, bài thơ:
Quê hương (Tế Hanh), (Giang Nam), (Đỗ Trung Quân)
Nhớ con người sông quê hương (Tế Hanh)
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
I. Đọc hiểu văn bản: 
1. Tác giả:
 (sgk) 
2. Tác phẩm:
 (sgk) 
II. Phân tích:
1. Tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai:
a. Tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai:
- Tình huống: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu quê ông theo giặc => rất gay gắt.
- Diến biến tâm trạng:
+ Nghe đọc báo: lòng ông náo nức.
+ Nghe tin làng theo giặc: ông sững sờ: cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, tưởng như không thở được.
+ Ông trấn tĩnh lại: cố chưa tin, hỏi lại giọng lạc hẳn đi.
+ Ông xấu hổ: lảng ra chỗ khác.
 => Nỗi ám ảnh trong lòng ông.
+ Về nhà: tâm trí ông diễn ra xung đột, ông cố thuyết phục mình không tin -> hoang mang -> suy sụp.
+ Ông không dám đi đâu, không dám trò chuyện với ai, chỉ quanh quẩn ở nhà.
=> Cái tin ấy làm ông đau đớn, xấu hổ.
+ Được cải chính: ông rất vui, phấn khởi, lại khoe cái làng của mình.
b. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai:
- Nghe tin làng theo giặc, tâm trí ông có sự xung đột, ông đã lựa chọn theo cách của ông: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
=> Ông vẫn rất yêu làng nhưng tình yêu nước lớn hơn tình yêu làng quê.
- Qua lời tâm sự với con, ta nhận thấy đây là lời tâm sự trong lòng ông Hai.
=> Ông vẫn một lòng yêu nước, yêu kháng chiến, yêu cụ Hồ.
2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật:
- Tâm lí nhân vật: miêu tả thông qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật.
=> làm nổi bật sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
- Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ ông Hai: mang đậm tính khẩu ngữ, mang nét chung của người nông dân.
III. Ghi nhớ:
 (sgk) 
Tuần 13
Tiết 63
NS: 19 – 11 – 2008 
NG: 23 – 11 – 2008 
Bài 13
Tiếng Việt
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị tiết dạy, học sinh soạn bài mới 
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 1
- Học sinh đọc văn bản mẫu.
- Học sinh thảo luận, trình bày kết quả.
- Học sinh thảo luận lên bảng trình bày.
- Học sinh thảo luận lên bảng trình bày.
* Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
Chú ý: Sầu riêng 	gọi chung cho 
 Chôm chôm	toàn quốc.
* Hoạt động 3:
 Học sinh trả lời.
* Hoạt động 4:
 Học sinh trả lời.
* Hoạt động 5:
Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
1. Bài tập 1:
a. Chỉ các sự vật hiện tượng ... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
VD:
Chẻo: một loại nước chấm
Nốc: chiếc thuyền
Nuộc chạc: mối dây
=> Nghệ Tĩnh.
- Mắc: đắt (Nam bộ)
- Sương: gánh	Huế
- Bộc: cái túi áo
b. Đồng nghĩa nhưng khác nhau về âm với các từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ tàn dân:
VD:
 Bắc	Trung	Nam
 Bố bọ tía
 mẹ mạ má
 vào vô vô
 bát đọi chén
 vừng mè mè
 giả vờ giả đò giả đò
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân:
VD:
Bắc Trung Nam
nón (cả mũ) (cả mũ)
hòm quan tài quan tài
trái (bên trái) trái (quả) trái (quả)
bắp (bắp chân) bắp (ngô) bắp
nỏ (cái nỏ) không, chưa.
2. Bài tập 2:
Vì: Có sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.
=> Có sự khác biệt vùng miền, điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán. Nhưng đó là sự khác biệt không lớn.
3. Bài tập 3:
Phương ngữ miền Bắc thường được lấy làm chuẩn của Tiếng Việt.
4. Bài tập 4:
Làm tăng sự sinh động cho văn bản, mang đậm màu sắc địa phương.
Tuần 13
Tiết 64
NS: 19 – 11 – 2008 
NG: 23 – 11 – 2008 
Bài 13
Tập làm văn
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh 
- Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như trong khi viết văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị tiết dạy, học sinh soạn bài mới 
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Học sinh đọc truyện ngắn Làng của Kim Lân => nhân vật ông Hai được tác giả khắc họa rõ nét.
- Học sinh học Truyện Kiều của Nguyễn Du => nhân vật Mã Giám Sinh cũng được tác giả khắc họa rất rõ nét.
- Để khắc hoạ nhân vật, nhà văn thường chú ý miêu tả những phương diện nào?
=> Ngoại hình, cử chỉ, lời nói ...
=> Ngôn ngữ: có hai hình thức: đối thoại, độc thoại.
* Hoạt động 2:
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn
- Học sinh đọc đoạn văn.
- Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trao đổi, trò chuyện qua lại?
 Học sinh tổ 1 thảo luận.
- Câu “Hà, nắng gớm, về nào.” Ông Hai nói với ai? Đây có phải là đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.
 Học sinh tổ 2 thảo luận.
- Những câu: “chúng nó cũng là ...” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm a và b?
 Học sinh tổ 3 thảo luận.
- Cho học sinh tổ 4 thảo luận câu hỏi (d) trong sgk.
* Hoạt động 3:
- Cho học sinh tổng hợp lại các ý kiến sau đó nhận xét.
- Học sinh đọc ghi nhớ trong sgk.
* Hoạt động 4:
Học sinh thảo luận trả lời bài 1.
* Hoạt động 5:
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập 2.
- Học sinh chuẩn bị tiết sau.
I Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ: (sgk) 
* Nhận xét: 
a. Trong ba câu đầu: có ít nhất hai người phụ nữ nói chuyện với nhau.
 Dấu hiệu nhận biết: Nội dung nói đều hướng tới người nói chuyện.
 Hình thức: có dấu gạch đầu dòng trước lời nói.
=> Đối thoại.
b. Câu này không phải là đối thoại.Nội dung không hướng tới người tiếp chuyện nào. Sau câu nói không có ai đáp lại.
=> Ông lão nói với chính mình.
=> Độc thoại.
c. Những câu trên là ông Hai hỏi chính mình, không phát ra thành tiếng mà chỉ diễn ra trong suy nghĩ của ông.
=> Tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông
=> Độc thoại nội tâm.
d. Tác dụng:
- Đối thoại: Tạo cho không khí của câu chuyện như cuộc sống thật, thể hiện thái độ của làng tản cư với Việt gian.
- Độc thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà văn khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai, làm cho câu chuyện sing động hơn.
2. Ghi nhớ: (sgk) 
II. Luyện tập:
1. Bài 1: 
- Có ba lượt trao (bà Hai)
 Có hai lượt đáp (ông Hai)
- Lời đáp của ông Hai cụt lủn,ngắn gọn.
=> Thể hiện tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong đêm nghe tin làng mình theo giặc.
Tuần 13
Tiết 65
NS: 19 – 11 – 2008 
NG: 23 – 11 – 2008 
Bài 13
Tập làm văn
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh hiểu cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị tiết dạy, học sinh soạn bài mới 
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
 Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Tác dụng của nó?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể đối với mỗi người.
- Dựa vào phần mục tiêu cần đạt giáo viên giới thiệu bài.
- Chia nhóm cho học sinh luyện nói trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận:
+ Không viết thành văn, chỉ nêu những ý chính sẽ nói.
+ Phải có mở đầu, có kết thúc.
+ Nói rõ ràng, mạch lạc, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe (không đọc trong giấy)
+ Bài phải có sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại.
* Hoạt động 2:
- Tổ chức cho học sinh chuẩn bị luyện nói.
- Học sinh trao đổi trong nhóm theo đề cương đã chuẩn bị -> thống nhất.
* Hoạt động 3:
- Tổ chức cho học sinh luyện nói trước lớp.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện
- Yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét. + Tác phong
+ Ngôn ngữ
+ Nội dung bài
* Hoạt động 4:
- Học sinh nhận xét ưu khuyết điểm.
- Giáo viên tổng kết lại, nhắc nhở lỗi cần tránh.
* Hoạt động 5:
Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11 den tuan 13.doc