Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 2

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 2

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

 ( G. G. Mác- két )

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu ttranh cho một thế giới hoà bình.

- Thấy được nghệ thuật lập luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể cách so sánh rõ ràng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích và cảm thụ văn bản thuyết minh.

3. Thái độ: Giáo dục bồi dưỡng tình yêu hoà bình tự do, lòng nhân ái và ý thức đấu tranh vì một thế giới hoà bình.

B. ChuÈn bị : - GV : Bài sọan

 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cuèi tiÕt P§ 1.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 2- TiÕt 6,7
So¹n : 14/8/2009
D¹y : 17/08/2009
 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
 ( G. G. Mác- két )
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu ttranh cho một thế giới hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật lập luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể cách so sánh rõ ràng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích và cảm thụ văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Giáo dục bồi dưỡng tình yêu hoà bình tự do, lòng nhân ái và ý thức đấu tranh vì một thế giới hoà bình.
B. ChuÈn bị : - GV : Bài sọan
	 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cuèi tiÕt P§ 1.
C. Kiểm tra:
- Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của CT Hồ Chí Minh như thế nào?
- Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những nét đẹp nào? Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác?
D.Bài mới: 
 Chiến tranh và hoà bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại vì nó quan hệ đến cuộc sống và hàng triệu người và dân tộc. Trong TK XX, nhân loại đã trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều cuộc chiến tranh khác. Từ sau CTTG II, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tìm ẩn và đặc biệt vũ khí hạt nhân được phát triển mạnh đã trở thành hiểm hoạ khủng khiếp nhất, đe dọa toàn bộ loài người và tất cả sự sống trên trái đất. Đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này ( Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô ) nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe dọa lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể nhân loại. Xâm lược gần đây nhất là cuộc chiến tranh xâm lược Irắc của Mĩ và Anh, cuộc xung đột ở Trung Đông, công nghiệp khủng bố hoành hành ở nhiều nơi→ Mác- két ( Nhà văn Cô-lôm-bi-a ) trong cuộc họp mặt 6 nguyên thủ quốc gia bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân bảo vệ hoà bình thế giới đã trình bày bản tham luận kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảo bảo an ninh và hoà bình thế giới. Vb được tìm hiểu hôm nay được trích từ bài tham luận đó.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BS
 I / Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả, tác phẩm:
 2/ Đọc : tìm hiểu văn bản:
II/. Tìm hiểu văn bản:
 1. Luận điểm và hệ thống luận cứ:
- Bài viết nêu lên luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, chiến tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
- Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ khá toàn diện và xác thực.
 2. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
- Tác giả đưa ra số liệu cụ thể:
+ 50 000 đầu đạn hạt nhân.
+ Một người ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ.
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ huỷ hoại hành tinh của chúng ta mà còn san bằng cả 4 hành tinh quanh hệ mặt trời.
→ Sức tàn phá ghê gớm, sự huỷ diệt của chiến tranh hạt nhân.
Tiết 2
 3. Chiến tranh hạt nhân làm mất đi cuộc sống tốt đẹp của con người:
- So sánh trên nhiều lĩnh vực:
Đầu tư cho sự phát triển của con người
Chi phí cho chiến tranh hạt nhân
a. Xã hội:
- Giải quyết cuộc sống cho 5 triệu tre em nghèo khổ trên thế giới.
→ Chỉ là giấc mơ.
b. Y tế:
- Phòng bệnh cho hơn 1 tỉ người và cứu hơn 14 triệu tre em.
c. Tiếp tế thực phẩm:
- Đủ lượng calo cho 575 triệu người.
- Trả đủ tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.
d. Giáo dục:
- Đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.
- Chi phí cho 100 máy bay ném bom, 7000 tên lửa vượt đại châu.
→ Đã và đang thực hiện.
- Giá 10 chiếc tàu sân bay.
- 149 tên lửa MX
- 27 tên lửa MX
- Hai chiếc tàu ngầm.
- Với những ví dụ so sánh đã làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang. Cuộc chạy đua và chuẩn bị chiến tranh này cướp đi thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người.
3. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người, phản lại sự tiến hoá tự nhiên:
- Với những chứng cứ từ khoa học địa chất, cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất, cho thấy rằng: Sự sống trên trái đất và con người là kết quả quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên.
- Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ qúa trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên phản lại sự tiến hoá của tự nhiên.
→ Tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất.
4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình:
- Nhân loại cần phải giữ gìn kí ức, lên án những kẻ gây nên thảm họa cho loài người.
IV. Tổng kết:
 ( Ghi nhớ Sgk/ 21 )
HS đọc CT/ 17
? Em hiếu gì về tác giả G. G. Mác- két ?
( - Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo; là nhà văn yêu hoà bình. )
? Xuất xứ của văn bản? 
( Trích từ tham luận tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới. )
GV (hướng dẫn cách đọc vb): Đọc chính xác, làm rõ từng luận điểm.
GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp.
? Em hãy tìm luận điểm và hệ thống luận cứ của vb?
( - Hai luận điểm được triển khai bằng 4 luận cứ rõ ràng:
 + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
 + Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dụcvới những tri thức khổng lồ cho cuộc chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lí của việc đó.
 + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
 + Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. )
HS đọc đoạn 1
? Mở đầu vb, tác giả đưa ra con số,ngày tháng cụ thể và số liệu chính xác về dầu đạn hạt nhân có ý nghĩa gì?
( Để cho thấy tính hiện thực và khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. )
? Tìm những chi tiết tiêu biểu của thể hiện tính khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân?
( - Đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính đơn giản nói nôm na, có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ em, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. ) 
? Sức công phá của đầu đạn hạt nhân?
( Kho vũ khí ấy “Có thể tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời” )
? Em có nhận xét gì về cách ra đề trực tiếp và những chứng cứ rất xác thực được trình bày ở phần đầu bài viết?
( Thu hút người đọc, gây ấn tượng mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề chiến tranh hạt nhân. )
Tóm tắt nội dung phần một. Nhận xét cách vào đề của tác giả?
HS đọc phần hai
GV: Chiến tranh hạt nhân làm mất đi cuộc sống tốt đẹp của con người. Để làm rõ luận cứ này tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuộc lĩng vực nào?
( Xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm và giáo dục )
HS thảo luận: Vì sao tác giả lại đề cập những vấn đề này để nói đến cuộc sống tốt đẹp của con người?
( Đây là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt các nước nghèo, chưa phát triển )
? Sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?
( So sánh trên từng lĩnh vực với những số liệu cụ thể. )
? So sánh trên lĩnh vực xã hội và khả năng thực hiện mà tác giả đưa ra?
? Còn trên lĩnh vực y tế ? 
? Tiếp tế thực phẩm ?
? Cách lập luận của tác giả có gì đáng chú ý khiến cho chúng ta có nhận xét gì?
( Cách lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục cao bằng cách đưa ra những ví dụ so sánh trên nhiều lĩnh vực với những con số biết nối. Cuộc chiến tranh này cướp đicủa thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống con người.)
GV: Ngoài việc làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn thì chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người và phản lại sự tiến hoá của tự nhiên.
HS đọc phần 3
GV: Giải thích khái niệm: Lí trí tự nhiên
( Là quy luật của tự nhiên, logic tất yếu của tự nhiên. )
? Để làm rõ luận cứ này,tác giả đưa ra những chứng cứ về mặt nào?
( Chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. )
? Em có nhận xét gì về những chứng cứ trên, nó có ý nghĩa gì?
( Sự sống là kết quả của quà trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên. ) 
HS thảo luận: Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân “Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại tự nhiên nữa?
(Nếu nổ ra chiến tranh hạt nhân sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu tiêu huỷ mọi thành quả của sự tiến hoá sự sống trong tự nhiên dẫn đến đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. )
? Em có suy nghĩ gì về lời cảnh báo của Mác- két?
( Nhận thức sâu hơn về tính chất phản tự nhiên phản tiến hoá của chiến tranh hạt nhân. )
HS đọc đoạn cuối.
GV: Đây là luận cứ để khẳng định kết bài ( thông điệp của tác giả )
? Sau khi đã chỉ ra một cách hết sức rõ ràng về hiểm họa hạt nhân, tác giả đã dẫn người đọc đến sự nhận thức với thái độ ra sao?
( Không phải là sự lo âu bi quan về vận mệnh nhân loại mà hướng tới một thái độ , ngăn chặn: “Chúng ta đến đay.công bằng”. )
? Nhưng liệu những tiếng nói ấy có ngăn chặn được hiểm họa hạt nhân hay không và nếu như nó vẫn xảy ra?
( Tác giả cũng đã tính đến ý nghĩ như thế của ai đó để rồi khẳng định ý nghĩ của sự có mặt trong hàng ngũ những người ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. )
? Để kết thúc lới kêu gọi của mình, Mác- két đưa ra một lời đề nghị như thế nào?
( “Cần lập ra một nhà băng.vũ trụ này”)
? Qua lời đề nghị, Mác- két muốn nhấn mạnh điều gì?
( Nhân loại cần phải giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân. )
? Cảm nghĩ của em qua bài viết này, đặc biệt trong tình hình thời sự chiến tranh, xung đôột, chạy đua vũ trang trên thế giới hiện nay?
( - Chiến tranh hạt nhân luôn đe dọa sự sống loài người.
 - Thái độ, tiếng nói chung của nhân loại.)
HS đọc Ghi nhớ ( Sgk / 21 )
GV: Hướng dẫn HS luyện tập “Phát biểu cảm nghĩ của em khi học xong bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của nhà văn G.G. Mác –két.
D. Hướng dẫn tự học:
1. Bài vừa học:
- Kể, tóm tắt VB.
- Phân tích từng luận cứ để làm ró luận điểm của vb.
- Học thuộc lòng ghi nhớ; làm BT ( Viết đoạn văn )
2. Bài sắp học: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tt )
- Em hiểu gì về phương châm cách thức và lịch sự?
- Chuẩn bị BT
***************
TuÇn 2- TiÕt 8
So¹n : 16/08/2009
D¹y : 19/08/2009
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những phương châm trong giao tiếp.
3. Thái độ: Chính xác, chọn đúng vai trong hội thoại.
B. ChuÈn bị : - GV : Bài sọan
	 - HS : ChuÈn bÞ th ... có thể giúp người nghe hiểu đúng ý của người nói. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà người nghe không biết nên hiểu câu nói như thế nào?
? Ví vậy thay vì dùng câu trên, em phải nói như thế nào để người nghe không hiểu lầm? ( Cách nói như trên ) 
? Như vậy trong giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
(Không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách→ khiến cho người nói và người nghe không hiểu nhau gây trở ngại rất lớn cho quá trình giao tiếp. )
HS đọc Ghi nhớ ( Sgk/22 )
HS đọc truyện “Người ăn xin”/22
? Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
( Tuy cả hai người đều không có của cải tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận tình cảm mà người kia dành cho mình. Đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn cõ thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng quan tâm đến người khác. )
? Có thể rút ra bài học gì từ truyện này?(Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi chăng nữa thì cũng phải tôn trọng, không vì người đối thoại thấp kém hơn mà tỏ ra, dùng lời lẽ thiếu lịch sự. )
HS đọc Ghi nhớ/ 23
HS đọc BT 1/23, xác định yêu cầu của BT?
uoán caâu: uoán thaønh chieác löôõi caâuà nghóa caâu: khoâng ai duøng moät vaät quí( kim vaøng) ñeå laøm moät vieäc khoâng töông xöùng vôùi giaù trò cuûa noù ( uoán thaønh löôõi caâu)
Chim khôn dễ nghe
Vaøng thì thöû löûa, thöû than
 Chuoâng keâu thöû tieáng, ngöôøi ngoan thöû lôøi
Moät caâu nhòn chín caâu laønh
Moät lôøi noùi quan tieàn thuùng thoùc, moät lôøi noùi duøo ñuïc caúng tay.
HS đọc BT 2/23, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT
GV nhận xét, bổ sung thêm ví dụ:
- Chữ của bạn không được đẹp lắm;
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
- Thôi rồi Lượm ơi.
HS đọc BT 3/23, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT
GV nhận xét
HS đọc BT 4/24, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT
GV nhận xét
HS đọc BT 5/24, xác định yêu cầu của BT?
 (-Nói băm nói bổ: Nói bốp chát, thô bạo, xỉa xói→Thành ngữ này liên quan PH lịch sự.
 - Nói như đấm vào tai: Nói trái ý người khác, nói mạnh, nói khó tiếp thu→PC lịch sự
 - Điều nặng tiếng nhẹ: nói chì chiết, trách móc→PC lịch sự.
 - Nửa úp nửa mở: Nói chưa hết ý, nói ỡm ờ, nói mập mờ→PC cách thức.
 - Mồm loa mép giải: Đanh đá, lắm lời, nói át người khác→PC lịch sự.
- Đánh trống lảng: né tránh, nói lảng ra→PC quan hệ
 - Nói như dùi đục chấm mắm cay: nói khô cộc, nói không khéo, không tế nhị, không lịch sự→PC lịch sự
D. Hướng dẫn tự học:
1. Bài vừa học:
- Làm BT 6, 7/10 sách BT
- Học thuộc lòng Ghi nhớ
2. Bài sắp học: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả trong bài “Cây chuối”?
- Tác dụng yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh?
- Chuẩn bị BT
*******************
TuÇn 2- TiÕt 9
So¹n :18/08/2009
D¹y : 20/08/2009
 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ 
 TRONG VĂN BẢN THUYÊT MINH
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được VB thuyết minh có khi phải kết hợp với các yếu tố miêu tả thì VB mới hay.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt.
3. Thái độ: Chịu khó suy nghĩ và tưởng tượng.
B. ChuÈn bị : - GV : Bài sọan
	 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cuối tieát 8
C.Kiểm tra: Muốn cho VB thuyết minh hấp dẫn ta phải vận dụng gì? Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh có tác dụng gì?
D. Bài mới: Trong VB thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể như: Loài cây, các di tích, mái trường, bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm, chúng ta còn vận dụng biện pháp nào nữa để bài văn hấp dẫn hơn. Bài học hôm nay giúp các em giải đáp câu hỏi trên.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh:
 * Đọc - tìm hiểu văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
 a. Nhan đề:
 b. Các câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
 Đ1: “Đi khắp VNnúi rừng”
 Đ2: “Cây chuối là thức ăn, thức dụnghoa, quả!”
 Đ3: “Quả chuối là một món ăn ngon
 c. Những câu văn có yếu tố miêu tả:
 + “Thân mềmnhẵn bóng”.
 + “Không phảinhư vỏ trứng cuốc”
 + “Chuối xanh có ....món gỏi”
 + “Chuối xanhthay thế được”
 →Miêu tả làm cho cây chuối hiện ra cụ thể, nổi bật, gần gũi trong đời sống VN.
* Ghi nhớ ( Sgk/25 )
II. Luyện tập:
BT1. Bổ sung yếu tố miêu tả:
- Thẳng đứng tròn như những chiếc cột nhà sơn màu xanh.
- Như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió.
- Trong những ngày hè, đứng dưới những chiếc quạt ấy thật mát làm sao.
BT2:
- “Táchcó tai”.
- “Chén.có tai”
- “Khi mời uốngrất nóng”
BT3: Câu văn miêu tả:
- “Những con thuyềntrữ tình".
- “Lân được trang tríđẹp”
- “Những ngườibên đó thắng”.
HS đọc VB ( Sgk/24 ),
? Em hãy giải thích nhan đề?
 ( Sự gắn bó, gần gũi của cây chuối trong đời sống hằng ngày đối với người dân VN; Cây chuối có vai trò và tác dụng rất lớn đối với đ/s con người VN không phải ây chuối cụ thể )
? Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biếu của cây chuối?
? Giới thiệu quả chuối, tác giả đã giới thiệu như thế nào?
( Những quả chuối và các công dụng:
Chuối chín để ăn.
Chuối xanh để chế biến thức ắn.
Chuối để thờ cúng.
Mỗi loại lại chia ra những cách dùng, cách nấu món ăn, cách thờ cúng khác nhau. )
? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối?
( Tả thân cây chuối, tả loại trứng cốc, tả các cách ăn chuối xanh. )
? Theo yêu cầu chung của vb thuyết minh, bài này có thể bổ sung thêm đặc điểm gì của cây chuối?
( Miêu tả thân cây chuối, lá chuối, bắp chuối)
? Em hãy cho biết công dụng của thân, lá, nõn chuối? ( Thức ăn, gói bánh )
? Nếu như trong vb không sử dụng yếu tố miêu tả thì đối tượng thuyết minh có gây ấn tượng mạnh cho người đọc không? Vì sao?
( Không, chẳng hình dung được thân cây chuối có hình dạng như thế nào. )
? Thế nào là chuối trứng cuốc? Chuối có những công dụng ra sao?
? Vai trò, ý nghĩ của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh như thế nào?
HS đọc Ghi nhớ ( Sgk/25 )
HS đọc BT1/26, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT.
GV bổ sung
HS đọc BT2/26, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT.
GV bổ sung
HS đọc BT3/26,27, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT.
GV bổ sung: Câu văn miêu tả:
Qua sông Hồng, sông Đuống, ngược lên phía Bắc là đến vùng kinh Bắc cổ kính, quê hương của các làn điệu quan họ mượt mà.
Lân trang trí công phurất đẹp.
Múa lân rất sôi độngleo cột. Bên cạnhchạy quanh.
Kéo co thu hút nhiều ngườimối người.
Bàn cờ là sân bãi rộngkí hiệu quân cờ.
Hai tướngche lọng.
Sau hiệu lệnhđôi bờ sông.
D. Hướng dẫn tự học:
1. Bài vừa học:
- Nắm Ghi nhớ và BT 2.
- Viết bài văn thuyết minh có yếu tố miêu tả.
2. Bài sắp học:
- Vận dụng yếu tố miêu tả vào việc giới thiệu con Trâu ở làng quê VN?
- Viết đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả?
********************
TuÇn 2 - TiÕt 10,PĐ2
So¹n: 20/08/2009
D¹y : 22/08/2009
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ 
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu được vb thuyết minhcần sử dụng yếu tố miêu tả.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh.
- Thái độ: Sáng tạo, cẩn thận.
B. ChuÈn bị : - GV : Bài sọan
	 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cuèi tiÕt 9
C. Kiểm tra:
- Yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh có tác dụng như thế nào? ( Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. )
- Làm BT 3
D. Bài mới: Chúng ta biết rằng yếu tố miêu tả sẽ giúp đặc điểm sự vật nổi bật và gây hứng thú người đọc. Hôm nay chúng ta vận dụng vào tiết luyện tập.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Đề: Con Trâu ở làng quê Việt Nam.
 1. Tìm hiểu đề:
 - Đối tượng thuyết minh: Con Trâu
 - Đặc điểm: Vị trí, vai trò của con Trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người VN.
 2. Tìm ý:
 3. Lập dàn bài:
 a. Mở bài: Giới thiệu chung về con Trâu trên đồng ruộng VN.
 b. Thân bài:
 - Con Trâu trong nghề làm ruộng là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa.
 - Con Trâu trong lễ hội, đình đám.
 - Con Trâu cung cấp thức ăn cho con người.
 - Con Trâu làm ra các sản phẩm vật dụng cần thiết cho con người: Sừng Trâu, da Trâu
 - Con Trâu là tài sản lớn của người VN.
 - Con Trâu và trẻ chăn Trâu, việc chăn nuôi Trâu.
 - Mối quan hệ giữa Trâu và nhà nông.
 c. Kết bài: Con Trâu trong tình cảm của người nông dân.
 d. Viết bài:
 * Mở bài:
 * Thân bài: 
 - Giới thiệu con Trâu trong việc làm ruộng.
 - Giới thiệu con Trâu trong một số lễ hội: Chọi Trâu hay đâm Trâu.
 - Con Trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
 * Kết bài:
GV chép đề lên bảng
? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì? 
( Thuyết minh con Trâu ở làng quê VN)
? Đối tượng thuyết minh ở đây cần chú ý điều gì?“Cụm từ con Trâu ở làng quê VN” bao gồm những ý gì? Có thể hiểu đề bài muốn trình bày con Trâu trong đời sống làng quê VN không?
( Vị trí, vai trò của con Trâu trong đời sống của người nông dân VN. Cụm từ “Làng quê VN” đó là cuộc sống của người làm ruộng, con Trâu trong việc đồng áng, con Trâu trong cuộc sống làng quê. )
? Trâu có ích như thế nào đối với cuộc sống nhà nông?
? Trong lễ hội, đình đám, con Trâu có ý nghĩa như thế nào? Trâu trong giá trị lương thực, thực phẩm?
? Tại sao nói Trâu là tài sản lớn của nhà nông VN? Mối quan hệ giữa người và Trâu ra sao?
? Theo em đối với đề văn này cần trình bày những ý gì?
HS thảo luân, lập dàn bài theo bố cục 3 phần.
Mở bài
Thân bài
Kết bài
GV: Xây dựng đoạn mở bài vừa có nội dung thuyết minh vừa có yếu tố miêu tả con Trâu ở làng quê VN ( nội dung cần thuyết minh trong vb là gì? Yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì?
HS viết phần mở bài theo những cách sau:
( - Ở VN bất kì miền quê nào đều thấy hình bóng con Trâu trên đồng ruộng.
Nêu mấy câu tục ngữ, ca dao: Con Trâu là đầu cơ nghiệphay Trâu ơi ta bảo Trâu này
Tả cảnh trẻ em cho Trâu ăn, cho Trâu tắm, Trâu ăn cỏ.
→ Vị trí của con Trâu trong đời sống nông thôn VN. )
HS viết phần thân bài, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
- Tập viết phần giới thiệu con Trâu trong việc làm ruộng. Gợi ý:
+ Phải giới thiệu từng loại việc và có sự miêu tả con Trâu trong từng việc đó. Vận dụng tri thức về sức kéo, sức cày ở bài thuyết minh khoa học về con Trâu ở Sgk.
HS tiếp tục giới thiệu con Trâu trong lễ hội: Con Trâu với tuổi thơ ở nông thôn. )
? Hình ảnh con Trâu ở nông thôn gắn liền hình ảnh trẻ chăn Trâu. Em hãy miêu tả hình ảnh đó và hình ảnh đó mang đến cho em cảm xúc gì?
( Cuộc sống thanh bình ở làng quê VN )
? Kết thúc phần thuyết minh cần nêu ý gì? Cần miêu tả hình ảnh gì?
GV: Nhấn mạnh một số hình ảnh miêu tả và vai trò của yếu tố miêu tả.
E. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học:
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên dàn ý chi tiết. 
- Đọc bài Dừa sáp
 2. Bài sắp học: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Đọc và tìm hiểu bố cục.
- Bản “Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?
******************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2(4).doc