Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 7

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 7

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

 ( Nguyễn Du, trích Truyện Kiều)

A-MỤC TIÊU :

 1- Kiến thức: HS hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du : khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người ; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Hs thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả :khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

 2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng phát hiện, phân tích chi tiết thơ để làm rõ tính cách nhân vật.

 3- Thái độ : Giáo dục HS căm phẫn bọn buôn thịt bán người.

B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn

 - HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết 30

C- KIỂM TRA: Đọc thuộc lòng đoạn thơ Cảnh ngày xuân. Phân tích tám câu thơ miêu tả khung cảnh lễ hội tiết thanh minh.

D. BÀI MỚI: Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du còn thể hiện miêu tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực. Khác với nhân vật chính diện bằng nghệ thuật ước lệ có phần lí tưởng hoá. Điều đó thể hiện qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7- tiết 31
Soạn : 20/ 09/2009
Dạy: 22/ 09/ 2009
	MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
 ( Nguyễn Du, trích Truyện Kiều)
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du : khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người ; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Hs thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả :khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
	2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng phát hiện, phân tích chi tiết thơ để làm rõ tính cách nhân vật. 
	3- Thái độ : Giáo dục HS căm phẫn bọn buôn thịt bán người.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết 30 
C- KIỂM TRA: Đọc thuộc lòng đoạn thơ Cảnh ngày xuân. Phân tích tám câu thơ miêu tả khung cảnh lễ hội tiết thanh minh.
D. BÀI MỚI: Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du còn thể hiện miêu tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực. Khác với nhân vật chính diện bằng nghệ thuật ước lệ có phần lí tưởng hoá. Điều đó thể hiện qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I. Tìm hiểu chung:
 1/ Vị trí đoạn trích:
 Đoạn thơ thuộc phần “Gia biễn và lưu lạc”, mở đầu kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương. Gồm 34 câu, từ câu 619-> 652)
 2/ Đọc: 
 3/ Từ khó:
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Nhân vật Mã Giám Sinh:
 - Aên nói cộc lốc, kém văn hoá, gian trá. Đã quá tuổi thanh xuân nhưng rất ăn diện, tỉa tót, cố tô vẽ cho trẻ, làm ra vẻ thư sinh, phong lưu, lịch sự. 
 - Đi đứng ồn ào , láo nháo, hỗn tạp. Hành động thô lỗ, có vẻ trịch thượng, hợm hĩnh.
 - Bản chất bất nhân , tính chất con buôn, vì tiền.
 2.Tâm trạng củaThuý Kiều:
 - Đau đớn, xót trước cảnh ngộ của gia đình và bản thân. Đồng thời thể hiện nỗi tủi nhục hổ thẹn khi chứng kiến những hành vi đê tiên bẩn thỉu của MGS.
 3. Tấm lòng của nhà thơ:
 - Khinh bỉ sâu sắc bọn buôn người bất nhân. , tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người.
 - Đau đớn, xót xa trước hình ảnh con người bị hạ thấp.
 4. Nghệ thuật:
 - Kể gãy gọn mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ.
 * Ghi nhớ : SGK/99
Hs dọc chú thích, tìm vị trí đoạn trích? -> GV tóm tắt, nhắc lại: (TK đính ước với KT -> KT về Lưu Dương chịu tang chú.Gia đình Kiều gặp tai biến, Vương ông và Vương Quan bị bọn sai nha bắt, đánh đập. TK quyết định bán mình cứu cha và em. Đ/ trích kể về việc MGS tìm đến ra mắt và xem xét mua Kiều)
HS đọc văn bản, chú ý giọng người kể chuyện, lời Mã Giám Sinh nói với ngữ điệu khác nhau.
GV giảng bình 2 câu thơ “ Hỏi tên  Lâm thanh cũng gần” tường thật trả lời của MGS. HS thấy được sự cộc lóc , kém văn hoá, gan trá của hắn. ( giả dối ngay lai lịch, giơi thiệu là khách phương xa mà lại xưng quê “cũng gần” đến tướng mạo, tính danh cũng giả dối. Lai lịch xuất thân mù mờ.)
? Diện mạo MGS được m/ tả ntn qua hai câu thơ tiếp theo? Thái độ của tg đối với hắn? (ND bộc lộ thái độ kín đáo qua m/tả và nhật xét “ mày râu nhẵn nhụi” )
? Em hiểu gì về việc đi lại “ Trước thầy sau tớ lao xao” của MGS? ( rất nhốn nháo hỗn tạp. Khác với KT “ Sau lưng theo một vài thằng con con” )
? Cử chỉ thái độ của hắn thể hiện qua chi tiết nào?“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” ) 
? “Ghề trên” là ghế dùng để làm gì? Phân tích để thấy rõ cử chỉ thái độ của MGS? (“Ghế trên” là ghế vị trí quan trọng, dành cho bậc cao niên, bậc huynh trưởng đáng kính: kẻ đi hỏi vợ là hàng con cái mà lại “ngồi tót” ( nhảy lên ngồi, sỗ sàng, thô lỗ có vẻ trịch thưọng, hợm hĩnh) thì thật chướng mắt, vô lễ. ) 
GV: Ngoài những điều trên, MGS còn là một tên mang tính bất nhân, tính chất con buôn vì tiền.
? Tìm những chi tiết mang tính bất nhân, tính chất con buôn vì tiền của hắn?( Bất nhân: bất nhân trong hành động đối xử với Kiều như một đồ vật đem bán, cân đong đo đếm cả nhan sắc và tài hoa. Bất nhân trong tâm lí lạnh lùng, vô cảm hiện rõ bản chất con buôn , bằng mọi cách , thủ đoạn ép buôïc để “cân” tài và sắc của Kiều. Bản chất vì tiền trong hành động keo kiệt, đê tiện , lợi dụng để bắt bí, dìm giá, trả với giá rẻ nhất. Nếu trước Mã vội vàng giành ghế trên “ ngồi tót “ thi lúc mua Kiều hắn chậm rải, tính toán chi li, hết “ đắn đo”, hết “ thử tài” lại “ cò kè”, “ thêm”, “ bớt”,)
? Bút pháp nghệ thuật phác hoạ MGS? ( Ngôn ngữ miêu tả? ( ngôn ngữ trực diện được miêu tả bằng nét bút hiện thực, hoàn chỉnh cả về diện mạo và tính cách. Nhân vật phản diện được khắc hoạ thật cụ thể, sinh động, đồng thời mang ý nghĩa khái quát về một loại người giả dối, vô học bất nhân. )
? Em thấy Kiều tội nghiệp điểm nào? (Vì nàng là một món hàng giữa chợ, càng tội nghiệp khi nàng ý thức được nhân phẩm. là một món hàng, Kiều buồn rầu tủi nhục, sượng sùng trong từng bước đi “ ngại ngùng” , ê chề trong cảm giác “ thẹn” trước hoa và “ mặt dày” trước gương. Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ đến tình duyên dang dở, uất bỡi nỗi nhà.)
? Vì sao bao hàm tâm trạng Kiều là sự đau đớn, tái tê?
(Vì ý thưc được nhân phẩm, Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tời “nỗi mình”tình duyên dang dở, uất bởi “nỗi nhà” bị vu oan giá hoạ . đau đớn tê tái: “ Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”. Kiều giống như người vô hồn, vô cảm bỡi vì uất nhục.)
? Em thấy gì ở tấm lòng nhà thơ? ( Sự khinh bỉ sâu sắc bọn buôn người bất nhân ( thể hiện qua cách miêu tả nhân vật phản diện Mã Giám Sinh), tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người ( thể hiện qua lời nhận xét “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”. - Nỗi đau xót trước hình ảnh con người bị hạ thấp. Nhà thơ như hoá thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn tủi hổ của Kiều.) 
→ Tấm lòng nhân đạo cao cả của Ndu.
? Nghệ thuật ? ( kể gãy gọn mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách qua dáng vẻ , cử chỉ)
HS đọc Ghi nhớ
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học : Đọc thuộc lòng đoạn thơ – nắm cách miêu tả chân dung MGS.
	2- Bài sắp học : Miêu tả trong văn bản tự sự
	- Đọc mục I sgk tr 91 và trả lời các câu hỏi.
	- Giải các bài tập 1, 2, 3 sgk tr 92.
Tuần 7- tiết 32,PĐ7
Soạn : 20/09/2009
Dạy: 23/09/2009
 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ	
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: Hs thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vạât và con người trong văn bản tự sự.
	2- Kỹ năng : Có kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
	3- Thái độ : HS có ý thức vạân dụng, kết hợp yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết 31.
C-KIỂM TRA: - Tóm tắt văn bản tự sự giúp người nghe, người đọc nắm được gì?
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài củaHS: Kt việc soạn bài của hs.
D.BÀI MỚI : Hôm nay, chúng ta tìm hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả trong bản tự sự .
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 B S
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả tong văn bản tự sự.
 * Ghi nhớ : sgk/92
II-Luyện tập :
 1. BT 1 : Một đoạn tả người, một đoạn tả cảnh.
 2. kể việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong chiều xuân.
3- Giới thiệu vẻ đẹp chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình.
HS đọc đoạn văn (Sgk)
? Đoạn trích kể về trận đánh nào? (Đoạn trích kể về trận đánh Ngọc Hồi. Vua Quang Trung là người trực tiếp chỉ huy trận đánh.)
? Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào? Để làm gì? ( Hình ảnh Quang Trung xuất hiện lẫm liệt, tổng chỉ huy chiến dịch: hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, cưỡi voi đi đốc thúc, thống lĩnh một mũi tiến công)
? Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
(Các chi tiết miêu tả : cách đánh của quân ta, người tham gia đánh, vị chỉ huy, sự kháng cự của quân Thanh, tình thế chiến trường, thế đánh cuối cùng của quân ta, quân Thanh thua trận, tướng Thanh tự vẫn.)
 Hs đọc câu hỏi c/91; → tóm tắt đoạn văn.
? Hãy nhận xét xem các sự việc chính bạn nêu đủ chưa? ( đầy đủ)
GV yêu cầu HS nối các câu văn ấy thành một đoạn văn.
? Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động k? Tại sao? ( không sinh sộng vì chỉ kể lại sự việc chứ chưa nêu được sự việc diễn ra như thế nào, tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì, chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào.)
? Hãy so sánh các sự việc chính với đoạn trích? 
? Vậy nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái iện lại một cách sinh động? ( nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được sự việc diễn ra, trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động, từ đó làm nổi bật hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.)
? Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
HS đọc Ghi nhớ /92
GV hướng dẫn hs luyện tập theo yêu cầu sgk. 
( Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều yếu tố miêu tả nhất là tả người. Nhằm tái hiện chân dung “ mỗi người một vẻ.. vẹn mười” của Thúy Kiều và Thúy Vân. Tg sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, một thủ pháp quen thuộc trong văn học cổ. Tg so sánh đối tượng miêu tả với thiên nhiên để làm nổi bật chân dung nhân vật.
-Trong đoạn trích” Cảnh mùa xuân”, tg sử dụng yếu tố miêu tả nhất là tả cảnh. Đối tượng miêu tả là thiên nhiên để làm nổi bật bức tranh mùa xuân.)
HS đọc yêu cầu của BT2/92? Xác định yêu cầu của BT?
 ( Hs viết đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong chiều ngày Thanh minh.( gvgợi ý: chú ý vận dụng yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân , thời gian chuyển sang buổi chiều nhưng đây không phải làhoàng hôn của cảnh vật, dường như con nguời cũng chìm trong một cảm giác bâng khuâng.)
HS đọc yêu cầu của BT3/92? Xác định yêu cầu của BT?
 (  ...  những từ mà mình dùng và vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kỹ năng diễn đạt.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I/ Bài học:
 1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
 Ví dụ:
 1.
 2.a- Thừa từ đẹp
 b- Dùng sai từ dự đoán
 c-Dùng saitừ đẩy mạnh 
 * Ghi nhớ sgk/100
 2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
 * Ghi nhớ : sgk/101
II- Luyện tập:
 1. Chọn cách giải thích đúng:
hậu quả : kết quả xấu
đoạt : chiếm lấy phần thắng
tinh tú : sao trên trời ( nói khái quát)
 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt:
 a- Tuyệt:
 -Dứt, không còn gì. Tuyệt chủng ( mất hẳn nòi giống), tuyệt giao ( cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự ( không người nói dõi), tuyệt thực ( không ăn- một hình thức đấu tranh)
 - Cực kỳ, nhất. Tuyệt đỉnh (điểm cao nhất), tuyệt mật( cần được giữ bí mật), tuyệt tác ( tác phẩm văn học hay đến mức coi như không có hơn), tuyệt trần ( nhất trên đời)
 b- Đồng :
 - Cùng nhau, giống nhau : đồng âm( có âm giống nhau), đồng bào( gnười cùng chung một giống nòi), đồng bộ ( phối hợp nhau), đồng chí( người cùng chung chí hướng), đồng dạng( cùng một dạng như nhau), đồng khởi( cùng nhau nổi dậy dùng bạo lực phá ách kìm kẹp), đồng niên ( cùng tuổi) đồng sự( cùng làm việc trong một cơ quan).
 - trẻ em: đồng ấu ( trẻ em khoảng 6,7 tuổi), đồng dao( bài hát dân gian của trẻ em), đồng thoại ( truyện viết cho trẻ em).
 - (chất ) đồng : trống đồng ( trống đúc bằng đồng))
 3. Lỗi dùng sai từ:
 a- im lặng -> Yên tĩnh, vắng lặng. 
 b- thành lập -> thiết lập.
 c- cảm xúc -> cảm động, cảm phục, cảm phục.
Hs đọc ý kiến của PVĐ, em hiểu tg muốn nói điều gì?
( - Tiếng việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng yêu cầu diễn đạt của người Việt. Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.)
Hs đọc ý 2 sgk tr 99, xác định lỗi của các câu( a- Thừa từ đẹp . b- nên dùng từ phỏng đoán hay ước đoán. c- nên dùng từ mở rộng: đẩy mạnh -> thúc đẩy cho phát triển nhanh lên; ở đây nói về quy mô thì có thể là mở rộng hoặc thu hẹp)
? Giải thích vì sao có những lỗi này, vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”?
( Dùng sai vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng mà mình sử dụng. )
? Như vậy để “biết cùng tiếng ta” cần phải làm gì? (phải nắm chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.)
HS đọc ghi nhớ / 99
 Hs đọc đoạn văn sgk tr 100 và cho biết ý kiến của Tô Hoài trình bày là gì? (- Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân. ( học hỏi để biết têm những từ mà mình chưa biết)
( - Trong phần trên: trau dồi vốn từ thông qua rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. 
 - Còn việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.)
HS đọc Ghi nhớ/ 101
GV hướng dẫn hs luyện tập theo yêu cầu sgk
BT 4/102
 Tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp. Điều đó thể hiện qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự giàu đẹp và trong sáng của TV phải học tập ngôn ngữ của họ.
BT 5/102, Để làm tăng vốn từ cần:
 - Chú ý quan sát, lắng nghe ý kiến của quầân chúng và các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình.
- Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
- Ghi chép những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. Gặp từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác nhất là thầy cô giáo.
- Tập sử dụng những từ ngữ mới trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
BT 6/102 : Chọn từ ngữ thíc ợp điền vào chỗ trống: 
( điền từ theo thứ tự : điểm yếu; mục đích cuối cùng ; đề đạt ; láu táu ; hoảng loạn)
BT 7/102: Phân biệt nghĩa của từ:
 a- Nhuận bút : tiền trả cho người viết một tác phẩm/ thù lao là trả công hoặc tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra ( đt) hoặc tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra ( dt). Thù lao nghĩa rộng hơn.
 b- Tay trắng: không có vốn liếng gì cả/ trắng tay: bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì nữa.
 c- Kiểm điểm :xem xét đánh giá lại từng cái để có được một nhận định chung/ kiểm kê là kiểm lại từng cái để xác định số lượng và chất lượng của chúng.
 d- Lược khảo :nghiên cứu một cách kái quát, không đi vào chi tiết / lược thuật là kể trình bày chi tiết.)
BT 8 sgk tr 104- : 5 từ ghép và 5 từ láy tương tự.
 - Từ ghép :bảo đảm- đảm bảo; ca ngợi- ngợi ca; dịu hiền– hiền dịu ; yêu thương – thương yêu ; màu nhiệm – nhiệm màu. 
 - Từ láy : hắt hiu – hiu hắt ; ngại ngần – ngần ngại ; tối tăm – tăm tối ; nhớ nhung – nhung nhớ, tơi tả – tả tơi)
 BT 9 sgk tr 104 - : hai từ ghép có yếu tố Hán Việt.
 - Bất ( không ,chẳng) ; bất biến, bất bình đẳng, bất chính.
 - Bí ( kín) : bí mật, bí danh, bí quyết
 - Đa ( nhiều) ; đa cảm, đa dạng, đa diện)
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :	
	- Bài vừa học : Nắm cách trau dồi vốn từ
	- Bài sắp học : Viết bài tập làm văn số 2 – văn tự sự.
	- Xem lại cách viết văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả.
Tuần 7- tiết 34, 35
Soạn :20/09/2009 
Dạy : 26/09/2009
	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ.
A- YÊU CẦU :
	1- Kiến thức: HS biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành một bài viết văn tự sự kết hơp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
	2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng viết văn tự sự kết hợp miêu tả. Kỹ năng diễn đạt gãy gọn, trong sáng, dùng từ chính xác.
	3- Thái độ : Giáo dục hs tính chân thật trong suy nghĩ.
B- CHUẨN BỊ : - GV : Đề bài đã được duyệt - HS: Giấy, bút chuẩn bị viết bài .
C-KIỂM TRA: 
 I- Đề : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hối ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy.
 II- Dàn ý :
 - Mở bài : Lý do trở lại thăm trường sau 20 năm xa cách
 - Thân bài : +Thời gian thăm trường, đi với ai, đến trường gặp lại ai?
 + Quang cảnh trường như thế nào, nhớ lại cảnh trường mình học ngày xưa ra sao, ngôi trường ngày nay có gì khác trước, những gì vẫn còn như ngày xưa.
 + Những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào?
 - Kết bài : Nêu cảm xúc của mình khi về lại trường xưa.
 III. Đáp án :
 1- Yêu cầu chung:
	 - Nắm phương pháp làm bài văn : hình thức viết : văn viết thư.
	 - Nội dung: kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau 20 năm xa cách bằng lối tưởng tượng.
 2 - Yêu cầu cụ thể :
	 - Hs đóng vai tưởng tượng mình đã trưởng thành có vị trí công việc ở một nơi này đó, nay trở lại thăm ngôi trường cũ.
	 - Đến trường gặp những em hs nhỏ tuổi, thầy cô giáo, đặc biệt là những thầy cô giáo cũ có người còn ,có người đã đi xa.
	 - Quang cảnh ngôi trường ngày nay so với cảnh trường ngày xưa mình học.
	 - Bao kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò trổi dậy, nhớ lại thầy xưabạn cũ.
	 - Niềm xúc động luyến tiếc lúc sắp phải xa ngôi trường cũ thân thương.
 IV. Biểu điểm :
 - Điểm 9, 10 : viết đúng yêu cầu nội dung từng phần, lời kể trôi chảy mạch lạc, có kết hợp kể với miêu tả, tưởng tượng phong phú, diễn đạt trong sáng, có sáng tạo, dùng từ ngữ chính xác .chữ viết sạch đẹp, chuẩn chính tả. 
 - Điểm 7, 14 : như nội dung trên nhưng có một vài thiếu sót nhỏ về ý
 - Điểm 5, 6 : Hiểu đề nhưng nội dung chưa đầy đủ, lời kể chưa trôi chảy, tưởng tượng còn nhiều hạn chế, còn mắc một số lỗi về câu chữ.
 - Điểm 3, 4 : Chưa nắm vững nội dung đề, diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi về câu chữ.
 - Điểm 1, 2 : Lạc đề, viết không có nội dung, viết sai thể loại.
E- Hướng dẫn tự học :
	- Bài vừa học : Tìm đọc một số bài văn tự sự có yếu tố miêu tả.
	- Bài sắp học : KiỊu ë lÇu Ng­ng BÝch . Đọc đoạn trích, tìm hiểu nghiã từ khó, xác định vị trí đoạn thơ. Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk/95, 96.
Tuần 7- tiết 34, 35
Soạnay22/09/2009 
Dạy : 26/09/2009
	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ. ( Lớp 9 )
 I- Đề : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hối ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy.
 II. Đáp án :
 1- Yêu cầu chung:
	 - Nắm phương pháp làm bài văn : hình thức viết : văn viết thư.
	 - Nội dung: kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau 20 năm xa cách bằng lối tưởng tượng.
 2 - Yêu cầu cụ thể :
	 - Hs đóng vai tưởng tượng mình đã trưởng thành có vị trí công việc ở một nơi này đó, nay trở lại thăm ngôi trường cũ.
	 - Đến trường gặp những em hs nhỏ tuổi, thầy cô giáo, đặc biệt là những thầy cô giáo cũ có người còn ,có người đã đi xa.
	 - Quang cảnh ngôi trường ngày nay so với cảnh trường ngày xưa mình học.
	 - Bao kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò trổi dậy, nhớ lại thầy xưabạn cũ.
	 - Niềm xúc động luyến tiếc lúc sắp phải xa ngôi trường cũ thân thương.
 III. Biểu điểm :
 - Điểm 9, 10 : viết đúng yêu cầu nội dung từng phần, lời kể trôi chảy mạch lạc, có kết hợp kể với miêu tả, tưởng tượng phong phú, diễn đạt trong sáng, có sáng tạo, dùng từ ngữ chính xác .chữ viết sạch đẹp, chuẩn chính tả. 
 - Điểm 7, 14 : như nội dung trên nhưng có một vài thiếu sót nhỏ về ý
 - Điểm 5, 6 : Hiểu đề nhưng nội dung chưa đầy đủ, lời kể chưa trôi chảy, tưởng tượng còn nhiều hạn chế, còn mắc một số lỗi về câu chữ.
 - Điểm 3, 4 : Chưa nắm vững nội dung đề, diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi về câu chữ.
 - Điểm 1, 2 : Lạc đề, viết không có nội dung, viết sai thể loại.
	La hai ngày 22 tháng 09 năm 2009
	Người ra đề
	 Nguyễn Thị Aùn Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7(1).doc